Sinh học 8 Bài 45: Dây thần kinh tuỷ

Bài trước chúng ta đã tìm hiểu về chức năng tủy sống biết rằng chất trắng có thể dẫn truyền các xung thần kinh từ trung khu xử lý đến các cơ quan và ngược lại. Dẫn truyền được như thế là thông qua dây thần kinh tủy. Vậy dây thần kinh tủy có cấu tạo và chức năng ra sao? Mời các em cùng tìm hiểu Bài 45: Dây thần kinh tuỷ

Sinh học 8 Bài 45: Dây thần kinh tuỷ

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu tạo của dây thần kinh tủy

- Từ tuỷ sống phát đi 31 đôi dây thần kinh tuỷ.

- Các dây thần kinh tuỷ liên hê với tuỷ sống qua rễ truớc và rễ sau ưong đó bao gồm các bó sợi hướng tâm (nối với tuỷ sống qua rễ sau) và các bó sợi li tâm (nối với tuỷ qua rề trước).

- Rễ trước dẫn ưuyền xung vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng (cơ chi)

- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương.

1.2. Chức năng của dây thần kinh tủy

- Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng

- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương

- Dây thần kinh tủy là dây pha

Bảng kết quả thí nghiệm tìm hiểu chức năng của các rễ tủy

2. Bài tập minh họa

Hãy nêu dự kiến các bước tiến hành trong thí nghiệm để phát hiện các rể tuỷ liên quan đến dây thẩn kinh tuỷ đi tới các chi sau ếch xem rễ nào còn, các rễ nào đã bị đút khi em Quân mở các cung đốt sống để tìm các rễ tuỷ chuẩn bị cho thầy, cô tiến hành thí nghiệm "tìm hiểu vể chúc năng của dây thẩn kinh tủy"?

Hướng dẫn giải:

Điều đã biết qua bài học:

Chức năng của chất trắng trong tuỷ sống là liên hệ giữa các căn cứ điều khiển các chi dưới với trên và ngược lại.
Rễ sau là rễ cảm giác, dẫn truyền xung hướng tâm và rề trước là rễ vận độn: dẫn truyền xung li tâm.
Dựa trên những hiểu biết đó, ta có thể đề ra các phương án dự kiến thí nghiệm để tìm xem rễ nào còn, rễ nào mất giúp Quân trước khi đưa lên lớp để thấy minh hoạ cho bài dạy.
Phương án 1: Kích thích các chi sau, có thể xảy rạ các trường hợp sau:

a) Kích thích chi sau bên phải

Không chi nào co cả —> kết luận: rễ sau chi sau bên phải đứt.
Chi sau bên phải và trái đều co: rễ sau bên phải, cả rễ trước đi tới hai chi đó đều còn.
Chỉ có chi sau bên phải hoặc bên trái co: rễ sau bên phải còn và chi bên nào co chứng tỏ chi bên đó còn rễ trước, nhưng chưa biết rễ sau chi bên trái còn không?

b) Phải tiếp tục kích thích chi sau bên trái: Nếu còn thấy một trong các chi nào đó co chứng tỏ rễ sau bên trái chưa đứt.

c) Nếu kích thích cả hai chi sau đều không thấy chi nào co thì chỉ có thể kết luận các rễ sau đã bị đứt hết; vậy các rễ trước còn hay đứt? Muốn biết rõ phải tiếp tục bước d.

d) Kích thích mạnh chi trước, xung sẽ truyền theo chất trắng xuống các căn cứ điều khiển chi sau, nếu rễ vận động bên nào còn thì chi bên đó sẽ co.

Phương án 2: Đơn giản hơn nhiều, chỉ cần:

a) Kích thích ngay chi trước thật mạnh, chi sau bên nào co chứng tỏ rễ vận động tương ứng với chi bên đó vẫn còn, chưa bị đứt.

b) Tiếp đó lần lượt kích thích mạnh các chi sau để xem rễ sau bên nào còn, bên nào đứt? Nếu còn, ếch sẽ phản ứng, nếu đã bị đứt, sẽ không gây phản ứng ở ếch. 

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha.

Câu 2: Trên một ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, em Quang đã vô ý thúc mũi kéo làm đứt một số rễ. Bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào mất?

Câu 3: Câu nào đúng ghi Đ và câu nào sai ghi S vào ô trống:

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Tại sao thoát vị đĩa đệm lại có triệu chứng đau?

A. Đầu xương va chạm vào nhau

B. Dây thần kinh bị chèn ép

C. Bao dịch khớp bị dò

D. Dây thần kinh bị xoắn lại

Câu 2: Dây thần kinh được cấu tạo từ thành phần nào?

A. Rễ cảm giác

B. Rễ vận động

C. Bó sợi thần kinh cảm giác

D. Bó sợi hướng tâm và bó sợi li tâm

Câu 3: Sợi thần kinh hướng tâm dẫn xung thần kinh đến đâu?

A. Trung khu xử lý thông tin

B. Cơ quan thụ cảm

C. Cơ quan trả lời kích thích

D. Dây thần kinh li tâm

Câu 4: Sợi thần kinh cảm giác nổi với tủy bằng bộ phận nào?

A. Rễ trước

B. Rễ sau

C. Hạch thần kinh

D. Bộ phận đặc trưng

Câu 5: Dây thần kinh tủy thực hiện chức năng nào?

A. Dẫn truyền xung thần kinh

B. Cảm giác

C. Vận động

D. Xử lí thông tin

4. Kết luận

- Sau khi học xong HS nắm được:

  • Cấu tạo dây thần kinh tủy, chức năng dây thần kinh tủy.
  • Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích tranh.
  • Rèn luyện cho HS kĩ năng hoạt động nhóm.
Ngày:24/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM