Ngay từ khi xuất hiện, vắcxin đã được coi là một tiến bộ y học quan trọng nhất của thế kỷ XX. Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ sinh học, con người đã tìm ra được các biện pháp bảo vệ chính mình với số lượng nhiều, an toàn và nhanh chóng. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, các em hãy cùng tìm hiểu Bài 38: Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vắcxin và thuốc kháng sinh.
Qua nội dung Bài 37: Một số vắc xin và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi, giúp các em học sinh phân biệt được vai trò của thuốc kháng sinh và vắcxin trong việc phòng chống bệnh cho vật nuôi, từ đó hiểu được đặc điểm quan trọng của vắcxin và thuốc kháng sinh có liên quan đến việc giúp vật nuôi phòng chống một số bệnh trong thực tế.
Nội dung của Bài 36: Thực hành quan sát triệu chứng, bệnh tích của gà mắc bệnh Niu cát xơn và cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do vi rút nhằm giúp các em biết được các nguyên nhân gây bệnh? Phương thức lây truyền bệnh như thế nào? Triệu chứng bệnh được thể hiện qua những đặc điểm nào? Cách phòng chống bệnh Niu-catxon ở gà và bệnh xuất huyết do vi rút gây ra ở cá trắm cỏ là gì?
Nội dung của Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi nhằm giúp các em biết được các loại bệnh ở vật nuôi là gì? Thế nào là mầm bệnh? Để các loại bệnh sinh trưởng và phát triển thì giữa chúng có mối liên hệ như thế nào với điều kiện bên ngoài? Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học dưới đây để tìm hiểu chi tiết.
Vấn đề đặt ra đầu tiên trong quá trình chăn nuôi thủy sản ngoài yêu cầu về giống, dinh dưỡng thì điều kiện để tạo một môi trường sống tốt cho vật nuôi và thủy sản cũng rất quan trọng. Vậy những điều kiện cần cho một môi trường vật nuôi và thủy sản thuận lợi là gì? Qua nội dung Bài 34: Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản, các em sẽ được tìm hiểu nắm bắt rõ ràng từng điều kiện cần thiết về môi trường sống của vật nuôi và thủy sản.
Ở các bài học trước, các em đã được làm quen với các khái niệm về sản xuất thức ăn cho chăn nuôi và thủy sản ở gia đình và địa phương. Nội dung Bài 33: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi dưới đây sẽ giúp các em vận dụng các kiến thức được học vào chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi như chế biến bột sắn nghèo Pr thành bột sắn giàu Pr, ủ men thức ăn tinh.... Vậy ứng dụng công nghệ vi sinh vật là gì và nó có ý nghĩa như thế nào?
Thức ăn là một điều kiện quan trọng đối với vật nuôi. Bài 32: Thực hành sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá, giúp các em tìm hiểu và tham gia thực hành quá trình chế biến thức ăn cho cá, để các em hiểu rõ cần chọn công thức thức ăn cho phù hợp với giống vật nuôi, thủy sản và giai đoạn sản xuất của con vật. Đồng thời làm thế nào để áp dụng tốt được quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp vào thực tế.
Qua nội dung Bài 31: Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản, giúp các em hiểu rõ vai trò quan trọng của thức ăn trong công tác nuôi trồng thuỷ sản, nó quyết định ảnh hưởng tới năng suất và hiệu quả kinh tế. Biện pháp bảo vệ và phát triển thức ăn thủy sản.
Qua nội dung Bài 30: Thực hành phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi nhằm giúp các em học sinh biết cách phối hợp một khẩu phần ăn cho vật nuôi, qua đó, giúp cho các em có được sự tích cực trong việc tạo khẩu phần ăn cho vật nuôi để áp dụng vào trong thực tế.
Thức ăn và dinh dưỡng là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến vật nuôi. Dựa trên hiểu biết về đặc điểm sinh hoạt và nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, người ta đã xác định được tiêu chuẩn khẩu phần ăn cho từng loại vật nuôi và sản xuất ra các loại thức ăn khác nhau để cung cấp cho từng loại vật nuôi cụ thể. Vậy có những loại thức ăn nào, quy trình sản xuất như thế nào? Mời các em cùng theo dõi nội dung Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
Thức ăn là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng của vật nuôi. Muốn vật nuôi sinh trưởng tốt và tạo ra được nhiều sản phẩm, ta cần phải đáp ứng những nhu cầu về dinh dưỡng cho chúng. Vậy nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi là gì ? Nhu cầu từng chất dinh dưỡng có giống nhau với các loại vật nuôi không? Để trả lời cho những câu hỏi trên, mời các em cùng tìm hiểu nội dung của Bài 28: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
Hiện nay khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh và có nhiều ứng dụng nhiều vào các ngành công nghệ, trồng trọt, tạo ra nhiều giống vật nuôi có năng suất và phẩm chất cao . Một trong nhứng ứng dụng tiêu biểu là công nghệ tế bào trong công tác giống, được sử dụng trong chăn nuôi để phát nhanh số lượng đàn gia súc và chất lượng con giống. Vậy công nghệ này được tiến hành như thế nào? Chúng ta hãy cùng nghiên cứu nội dung bài học ngày hôm nay để tìm ra câu trả lời nhé.
Qua nội dung Bài 26: Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản. Giúp các em tìm hiểu làm thế nào để số lượng đàn giống tăng lên nhanh chóng và phát triển vượt trội. Đáp án chính là nhờ vào các khâu kỹ thuật sản xuất con giống trong chăn nuôi gia súc và thủy sản.
Làm thế nào để có đàn vật nuôi và thuỷ sản đảm bảo về số lượng và năng suất cao?
Để đạt được kết quả tốt, chăn nuôi phát triển thì người chăn nuôi phải làm gì?
Để trả lời cho các câu hỏi trên, mời các em cùng tìm hiểu nội dung Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản. Nội dung bài giảng sẽ giúp các em vận dụng các phương pháp lai để tạo ra các giống vật nuôi và thuỷ sản có năng suất chất lượng tốt cho gia đình, địa phương. Mời các em cùng theo dõi.
Qua nội dung Bài 24: Thực hành quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi sẽ giúp các em biết quan sát, so sánh đặc điểm ngoại hình của các giống vật nuôi có hướng sản xuất khác nhau, đồng thời biết cách nhận dạng được một số giống vật nuôi phổ biến trong nước và hướng sản xuất của chúng.
Qua nội dung Bài 23: Chọn giống vật nuôi dưới đây sẽ giúp các em biết được các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi, tìm hiểu về một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được sử dụng phổ biến ở nước ta hiện nay. Để biết rõ hơn về các điều kiện này , mời các em theo dõi bài học ! Chúc các em học tốt.
Việc phát triển nông nghiệp không chỉ dựa vào trồng trọt mà việc nuôi trồng cũng đóng góp một vai trò rất quan trọng. Vì thế phát triển chăn nuôi, thuỷ sản cũng đang là hướng phát triển tích cực được nhà nước đầu tư, người dân chú ý. Vậy, làm thế nào để vật nuôi có thể phát triển tốt? Trước hết ta phải nắm được quy luật phát triển của vật nuôi, tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến qua trình sinh trưởng, phát dục của chúng. Đó cũng chính là nội dung cần nắm được trong bài học hôm nay. Mời các em cùng theo dõi nội dung Bài 22: Quy luật sinh trưởng phát dục của vật nuôi
Qua bài 21: Ôn tập chương 1 dưới dây sẽ giúp các em nắm vững một số kiến thức cơ bản nhất về giống cây trồng, đất, phân bón và bảo vệ cây trồng nông, lâm nghiệp; biết được cơ sở khoa học và quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn, virut và nấm trừ sâu;.... từ đó, chuẩn bị tốt cho kì thi kiểm tra học kì 1 sắp tới. Mời các em cùng theo dõi bài ôn tập.
Bài 20: Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật, giới thiệu các em khái niệm chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật, chế phẩm vi khuẩn trừ sâu, chế phẩm virut trừ sâu, chế phẩm nấm trừ sâu. Cách sản xuất, quy trình sản xuất. vai trò, ý nghĩa của công nghệ vi sinh trong sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật
Bên cạnh vai trò, ý nghĩa tích cực của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đối với đời sống sản xuất. Thuốc bảo vệ thực vật còn gây ra nhiều hạn chế tác hại ảnh hưởng đến đời sống sinh vật và môi trường. Để nắm rõ nguyên nhân ảnh hưởng và biện pháp giảm tác hại của thuốc bảo vệ thực vật. Mời các em tìm hiểu bài học trên đây.