Để động cơ hoạt đông được ta phải khởi động động cơ. Có nhiều cách để khởi động động cơ. Hiện nay , hệ thống khởi động dùng động cơ điện để khởi động động cơ được sử dụng rộng rãi nhất vì nó có nhiều ưu điểm. Để tìm hiểu hệ thống này , mời các em cùng theo dõi nội dung Bài 30: Hệ thống khởi động.
Như chúng ta đã biết, quá trình cháy ở động cơ điêzen thì nhiên liệu tự bốc cháy ở cuối kì nén do áp suất và nhiệt độ tăng cao. Còn quá trình cháy ở động cơ xăng diễn ra do bugi bật tia lửa điện để đốt cháy hoà khí ở cuối kì nén. Vậy làm thế nào mà bugi bật tia lửa điện ở cuối kì nén có thể đốt cháy hoà khí ở động cơ xăng. Để hiểu được vấn đề trên, mời các em cùng tìm hiểu nội dung Bài 29: Hệ thống đánh lửa.
Qua nội dung Bài 28: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen. Giúp các em tìm hiểu cách thức hoạt động, nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ điêzen.
Ở động cơ xăng, muốn động cơ hoạt động được thì ta cần phải cung cấp xăng cho động cơ. Để cung cấp xăng cho động cơ cần phải có một hệ thống cung cấp xăng và không khí. Vậy hệ thống cung cấp xăng và không khí ở động cơ xăng có nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc như thế nào?
Trong ĐCĐT, mỗi cơ cấu và hệ thống đều đóng vai trò rất quan trọng để động cơ hoạt động được. Trong đó, hệ thống làm mát có nhiệm vụ rất quan trọng , nhiệm vụ của nó chính là làm mát các chi tiết xung quanh buồng cháy để đảm bảo động cơ làm việc bình thường, tăng tuổi thọ cho động cơ. Vậy cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống làm mát xảy ra như thế nào? Chúng ta hãy cùng theo dõi nôi dung Bài 26: Hệ thống làm mát để nắm rõ hơn kiến thức phần này nhé.
Khi động cơ làm việc thì giữa các chi tiết sẽ có sự chuyển động tương đối với nhau, như các bề mặt ma sát: Pit-tông, xecmăng, Xilanh, chốt pit-tông, chốt khuỷu, đầu to và đầu nhỏ thanh truyền và các bề mặt ma sát khác… Các bề mặt ma sát sẽ bị nóng và mài mòn, để khắc phục, người ta cần phải dùng dầu bôi trơn, cần phải có một hệ thống bôi trơn để bôi trơn các bề mặt ma sát này. Vậy cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn hoạt động như thế nào. Chúng ta cùng theo dõi nội dung Bài 25: Hệ thống bôi trơn để có được câu trả lời nhé.
Ở Bài 21, các em đã biết được Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong. Vậy, trong một chu trình làm việc của động cơ, để thực hiện được bốn kì : nạp, nén, nổ, xả thì các cửa nạp và cửa thải phải đóng mở như thế nào? Để giải quyết được câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu Bài 24: Cơ cấu phân phối khí. Mời các em cùng theo dõi nội dung bài giảng
Ở Bài 20: Khái quát về động cơ đốt trong , chúng ta đã biết cấu tạo chung của ĐCĐT gồm 2 cơ cấu và 4 hệ thống chính. Hôm nay chúng ta tìm hiểu một trong hai cơ cấu trên, đó là cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. Mời các em cùng nghiên cứu nội dung Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền để có thể nắm vững kiến thức phần này nhé.
Trong động cơ đốt trong có rất nhiều chi tiết. Trong đó có hai chi tiết cố định khi động cơ hoạt động và cũng là nơi để lắp ráp các chi tiết khác của động cơ. Đó là thân máy và nắp máy. Để tìm hiểu rõ hơn về hai chi tiết này , chúng ta sẽ tiến hành nghiên cứu nội dung Bài 22: Thân máy và nắp máy. Mời các em cùng theo dõi.
Động cơ đốt trong bao gồm nhiều chi tiết được lắp ghép lại với nhau, phần lớn đều thuộc 2 cơ cấu và 4 hệ thống chính. Vậy khi động cơ hoạt động, trạng thái của các chi tiết như thế nào? Tại sao có tiếng nổ phát ra khi động cơ hoạt động? Nhiên liệu được tiêu thụ như thế nào?... Mời các em cùng tìm hiểu Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong
Qua nội dung bài 20: Khái quát về động cơ đốt trong, giúp các em tìm hiểu làm thế nào xăng dầu có thể trở thành công cơ học, để khiến chiếc xe máy chuyến động được trên đường. Nghiên cứu về một loại máy thực hiện chức năng này.
Ngày nay với sự hỗ trợ của khoa học kĩ thuật và các loại máy móc tự động đã tạo ra sản phẩm cơ khí có độ chính xác cao. Làm thế nào để tạo ra năng suất và sản phẩm cơ khí có chất lượng cao, cũng như hiểu rõ hơn về tự động hóa trong sản suất cơ khí , chúng ta hãy tìm hiểu ở nội dung bài học mới nhé. Mời các em cùng theo dõi Bài 19: Tự động hóa trong chế tạo cơ khí
Qua nội dung Bài 18: Thực hành Lập quy trình công nghệ chế tạo một chi tiết đơn giản trên máy tiện nhằm giúp các em có kỹ năng lập quy trình công nghệ chế tạo một sản phẩm cơ khí đơn giản, ghi được kích thước của vật thể, cách chọn vật liệu đảm bảo độ bền theo yêu cầu sử dụng, ôn lại các kiến thức về tiện mặt đầu, tiện trụ, đảo đầu, vát mép...
Trong bài học trước - Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi, các em đã biết đến các phương pháp gia công chế tạo phôi. Tuy nhiên các phương pháp gia công trên tạo ra các sản phẩm không có độ chính sác cao, tính công nghệ kém chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành chế tạo máy...Vì vậy cần phải có những phương pháp gia công khác, sử dụng máy móc có nhiều tính năng hiện đại để đáp ứng các nhu cầu trong thực tế sản xuất. Mời các em cùng tìm hiểu phương pháp gia công mới Bài: Công nghệ cắt gọt kim loại.
Qua nội dung bài Công nghệ chế tạo phôi các em học sinh được tìm hiểu trong cơ khí để giảm thời gian gia công các chi tiết, nâng cao năng suất lao động cần phải có phôi. Vậy chi tiết là gì ? phôi là gì? Phôi được tạo ra như thế nào? Mời các em cùng tìm hiểu kiến thức bài 16 để giải đáp các thắc mắc trên.
Trong chương trình môn Công Nghệ 8, các em đã được biết về một số loại vật liệu cơ khí, vật liệu phi kim và các tính chất của chúng. Để hiểu rõ hơn về tính chất của các loại vật liệu cơ khí, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nội dung Bài 15: Vật liệu cơ khí.
Nội dung của Bài 14: Ôn tập phần vẽ kỹ thuật dưới dây sẽ giúp các em củng cố lại nội dung chính của phần Vẽ kĩ thuật đã học, rèn luyện và vận dụng kiến thức để giải một số bài tập liên quan.....từ đó, có thể ôn tập tốt cho bài kiểm tra sắp tới.
Hiện nay, ứng dụng của công nghệ thông tin trong các lĩnh vực có rất nhiều tầm quan trọng, hiệu quả của công nghệ thông tin đem lại rất to lớn. Trong vẽ kĩ thuật, người ta có thể dùng máy tính để vẽ, lưu trữ, sữa chữa các bản vẽ kĩ thuật, nhằm giúp cho người vẽ thoát khỏi công việc nặng nhọc, góp phần tăng năng suất lao động.
Qua nội dung Bài 12: Thực hành: Bản vẽ xây dựng sẽ giúp các em ôn lại nội dung của bản vẽ mặt bằng tổng thể, đồng thời hướng dẫn các em cách đọc, hiểu được các bản vẽ mặt bằng tổng thể đơn giản, bản vẽ của một ngôi nhà đơn giản, cách tính toán và ghi kích thước trên bản vẽ.
Bản vẽ kĩ thuật có hai loại là bản vẽ xây dựng và bản vẽ cơ khí , đây là 2 loại bản vẽ quan trọng nhất. Chẳng hạn, để xây dựng được các công trình như nhà cao tầng, đường, ... thì không thể thiếu đi bản vẽ xây dựng , nó được coi là “Ngôn Ngữ” của giới kĩ thuật. Đó cũng chính là nội dung của bài học hôm nay, mời các em cùng tìm hiểu bài nhé Bài 11: Bản vẽ xây dựng