Bài 2: Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Bài giảng Lịch sử Đảng: Bài 2 Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cung cấp cho người học các kiến thức: Mục tiêu và quan điểm cơ bản, Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Kết quả và nguyên nhân. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Mục tiêu và quan điểm cơ bản
1.1 Thể chế kinh tế và kinh tế thị trường
1.2 Mục tiêu hoàn thiện thể chế KT thị trường
1.3 Quan điểm về hoàn thiện thể chế kinh tế
2. Chủ trương hoàn thiện thể chế KT thị trường
2.1 Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu
2.2 Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường
2.3 Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế
1. Mục tiêu và quan điểm cơ bản
1.1 Thể chế kinh tế và thể chế kinh tế thị trường
Thể chế kinh tế là một bộ phận câu thành của hệ thống thể chế xã hội, tồn tại bên canh các bộ phận khác như thể chế chính trị, thể chế giáo dục... Thể chế kinh tế nói chung là một hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế. Nó bao gồm các yếu tố chủ yếu là các đạo luật, quy chế, quy tắc, chuẩn mực về kinh tê" gắn với các chế tài về xử lý vi phạm, các tổ chức kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, truyền thống văn hóa và văn minh kinh doanh, cơ chế vận hành nền kinh tế.
Thể chế kinh tế thị trường là một tổng thể bao gồm các bộ quy tắc, luật lệ và hệ thông các thực thể, tô chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh hoạt động giao dịch, trao đổi trên thị trường.
Thế chế kinh tế thị trường bao gồm:
Các quy tắc về hành vi kinh tế diễn ra trên thị trường - các bên tham gia thị trường với tư cách là các chủ thể thị trường. Cách thức thực hiện các quy tắc nhằm đạt được mục tiêu hay kết quả mà các bên tham gia thị trường mong muốn. Các thị trường - nơi hàng hóa được giao dịch, trao đổi trên cơ sở các yêu cầu, quy định của luật lệ (các thị trường quan trọng như hàng hóa và dịch vụ, vốn, lao động, công nghệ, bất động sản...).
Đại hội XI xác định: nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị hường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đây là một hình thái kinh tế thị hường vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Do đó, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là thể chế kinh tế thị hường, hong đó các thiết chế, công cụ và nguyên tắc vận hành được tự giác tạo lập và sử dung để phát hiển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, vì mục tiêu dân giàu, nước manh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nói cách khác, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là công cụ hướng dẫn cho các chủ thể hong nền kinh tế vận động theo đuổi mục tiêu kinh tế - xã hội tối đa, chứ không đơn thuần là mục tiêu lợi nhuận tối đa.
Xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là vấn đề mới và phức tạp, là một quá trình có nhiều giai đoạn. Trong 30 năm đổi mới, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã được hình thành trên những nét cơ bản.
1.2 Mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Mục tiêu cơ bản của hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là làm cho các thể chế phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường, thúc đẩy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, xây đựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu này yêu cầu phải hoàn thành cơ bản vào năm 2020. Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: "Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình cơ câu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, lả một trong ba đột phá chiến lược trong 10 năm tới".
Những năm trước mắt cần đạt các mục tiêu:
Một là, từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, bảo đảm cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển thuận lợi. Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đi đôi với phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. Hình thành một số tập đoàn kinh tế, các tổng công ty đa sở hữu, áp dụng mô hình quản trị hiện đại, có năng lực cạnh tranh quốc tế. Hai là, đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công. Ba là, phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước, tàng bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới. Bốn là, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Năm là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội.
1.3 Quan điểm về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế. Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tê, giữa các yếu tố thị trường và các loại thị trường; giữa thể chế kinh tế với thể chế chính trị, xã hội; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội. Gắn kết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá và bảo vệ môi trường. Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở nước ta, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Chủ động, tích cực giải quyết các vân đề lý luận và thực tiễn quan trọng, bức xúc, đồng thời phải có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thông chính trị trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
2.1 Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phẩn kinh tế, các loại hình doanh nghiệp
Thể chế hóa quyền tài sản (bao gồm quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt và hưởng lợi từ sử dụng tài sản) của Nhà nước, tố chức và cá nhân đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Bảo đảm công khai, minh bạch về nghĩa vụ và trách nhiệm trong thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ công để quyền tài sản được giao dịch thông suốt. Bảo đảm quyền quản lý, thu lợi của Nhà nước đối với tài sản công và quyền bình đảng trong việc tiếp cận, sử dụng tài sản công của mọi chủ thể trong nền kinh tế. Nâng cao năng lực của các thiết chế và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp dân sự, tranh chấp kinh tế trong bảo vệ quyền tài sản. Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chê thị trường, bình đẳng vả canh tranh theo pháp luật. Khuyến khích đẩy mạnh quá trình khởi nghiệp kinh doanh. Có chính sách thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp Việt Nam cả về số lượng và chất lượng, thật sự trở thành lực lượng nòng cốt, di đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bảo đảm quyền tư đo kinh doanh các lĩnh vực mà luật pháp không cấm; xây dựng, thực thi đồng bộ, hiệu quả cơ chê hậu kiêm, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh, tăng cường tính minh bạch đối với độc quyền nhà nước và độc quyền doanh nghiệp, kiểm soát độc quyền kinh doanh. Hoàn thiện thể chế bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu và quyền tài sản. Hoàn thiện pháp luật phá sản doanh nghiệp theo cơ chê thị trường. Tiếp tục đẩy manh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng: doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Đẩy mạnh cô phần hóa, bán vốn tại những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữ cổ phần chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả. Hoàn thiện thê chế định giá đất đai, tài sản hữu hình và tài sản vô hình (tài sản trí tuệ, thương hiệu,...) trong cổ phần hóa theo nguyên tắc thị trường. Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ chính trị, công ích. Tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quản lý nhà nước, chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; sớm xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước cua các bộ, Ủy ban nhân dân đồi với vốn, tài sán nhà nước tại các doanh nghiệp. Thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp nhà nước phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát bảo đảm công khai, minh bạch về đầu tư, tài chính và các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công theo hướng nâng cao chê độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sư và tài chính; xã hội hóa lĩnh vực dịch vụ công, thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực này. Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã; đẩy manh liên kết và hợp tác dựa hên quan hệ lợi ích, áp dung phương thức quản lý tiên tiến, phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ về tiếp cận nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, hỗ trợ phát triển thị trường, tạo điều kiện phát triển kinhtế hợp tác xã trên cơ sở phát triển và phát huy vai trò của kinh tế hộ. Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp, nhất là các doanh nghiệp cổ phần. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước. Nâng cao hiệu quả thu hút đẩu tư trực tiếp của nước ngoài, chú trọng chuyên giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và thị trường tiêu thụ sản phẩm; chủ động lựa chọn và có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư nước ngoài có trình độ quản lý và công nghệ hiện đại, có vị trí hiệu quả trong chuỗi giá trị toàn cầu, có liên kết với doanh nghiệp trong nước. Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, gắn với các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Trong quản lý và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cần phát huy mặt tích cực có lợi cho đất nước, đồng thời kiểm tra, giám sát, kiểm soát, thực hiện công khai, minh bạch, ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực.
2.2 Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường
Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường; bảo đảm tính đúng, tính đủ và công khai, minh bạch các yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ cồng thiết yếu; đồng thời có chính sách hỗ trợ phù hợp cho đối tượng chính sách, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số’. Không lồng ghép các chính sách xã hội trong giá. Hoàn thiện pháp luật về phí, lệ phí; rà soát, chuyển đổi chính sách phí, lệ phí đối với một số dịch vụ công sang áp dụng chế độ giá dịch vụ. MỞ rộng cơ chế đấu thầu, đấu giá, thẩm định giá. Xây dựng và thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và đối với môi trường. Đây mạnh hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, kiên quyết đâu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; phát huy đầy đủ, đúng đắn vai trò của người tiêu dùng, các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế. Tiếp tục phát triển đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường. Thực hiện đa dạng hóa thị trường hàng hóa, dịch vụ theo hướng hiện đại, chú trọng hình thành khung pháp lý, phát triển hệ thông phân phối thông suốt và hiệu quả. Cơ câu lại thị trường tài chính, bảo đảm lành mạnh hóa và ôn định vững chắc kinh tế vĩ mô, loại bỏ nguy cơ mất an toàn hệ thống, phục vụ có hiệu quả phát triển sản xuất kinh doanh; bảo đảm nguyên tắc thị trường đối với thị trường tài chính gắn với tăng cường quản lý, kiểm tra, kiêm soát của Nhà nước và giám sát của xã hội; phát triển thị trường mua bán nỢ, thị trường các công cụ phái sinh, cho thuê tài sản. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để thị trường bất động sản vận hành thông suốt, phù hợp quy luật cung - cầu nhằm khai thác, sử dung tiết kiệm, có hiệu quả nguồn lực từ đất đai và tài sản, kết cấu hạ tầng trên đất; ngăn ngừa đầu cơ, lãng phí. Hoàn thiện cơ chế, chính sách dê phát triển đồng bộ, liên thông thị trường lao động cả về quy mô, chất lượng lao động và cơ câu ngành nghề. Tiếp tục đổi mới, phát triển manh mẽ và đồng bộ thị trường khoa học - công nghệ, thực hiện cơ chế thị trường và có chính sách hỗ trợ để khuyến khích các tô chức, cá nhân, nhất là doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất kinh doanh.
2.3 Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế
Tiếp tục nghiên cứu, dàm phán, ký kết, chuẩn bị kỹ các điều kiện thực hiện các hiệp định thương mại tự do thê hệ mới, tham gia các điều ước quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư,... Chủ động, tích cực hội nhập kinh tê quốc tế; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác cụ thể; kết hợp hiệu quả ngoại lực và nội lực, gắn hội nhập kinh tế quốc tế với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chê, chính sách nhằm thực thi có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết. Hoàn thiện thể chế để tận dụng cơ hội và phòng ngừa, giảm thiểu các thách thức do tranh chấp quốc tế, nhất là tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế. Hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư pháp phù hợp với pháp luật quốc tế.
2.4 Nâng cao năng lực lãnh dạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước về kinh tế - xã hội và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội
Nâng cao năng lực hoạch định đường lối, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng; tăng cường lãnh đạo việc thể chế hóa và việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế - xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng; lãnh đạo việc bố trí cán bộ và lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện của đội ngũ cán bộ hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác tham mưu về kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành. Nhà nước thể chế hóa nghị quyết của Đảng, xây dựng, tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, bảo đảm các loại thị trường ngày càng hoàn thiện và vận hành thông suốt, cạnh hanh công bằng, bình đăng và kiểm soát độc quyền kinh doanh; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Đổi mới, hoán thiện cơ chế, chính sách để phát huy vai trò làm chủ của nhân dân; bảo đảm quyền tự do, dân chủ trong hoạt động kinh tế của người dân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và sự tham gia có hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng và giám sát việc thực hiện thể chế kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội.
3. Kết quả và nguyên nhân
3.1 Kết quả
Thành tựu:
Tư tưởng, đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã từng bước được thể chế hóa thành pháp luật, cơ chế, chính sách. Trong 30 năm đổi mới, Quốc hội đã ba lần sửa đổi và ban hành Hiến pháp, sửa đổi và ban hành trên 150 bộ luật và luật; ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành trên 70 pháp lệnh, tạo cơ sở pháp lý cho sự chuyển đổi và vận hành của nền kinh tế thị hường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các hình thức sở hữu, thành phần kinh tế và chế độ phân phối đã phát triển đa dạng, từng bước tuân thủ các quy luật của kinh tế thị trường và phù hợp với điều kiện của đất nước. Các chủ thê kinh tế tự đo kinh doanh và cạnh tranh theo quy định của pháp luật, ngày càng phát huy vai trò tích cực trong nền kinh tế quốc dân. Kinh tế nhà nước từng bước phát huy vai trò chủ đạo; hệ thống doanh nghiệp nhà nước được cơ cấu lại, cổ phần hóa theo Luật doanh nghiệp và đang giảm mạnh về số lượng. Kinh tế tập thể bước đầu được đổi mới, các hình thức hợp tác kiểu mới được hình thành phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh, giải quyết việc làm, đóng góp ngày càng lớn vào GDP. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyên khích phát triển, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có những đóng góp quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và xuất khẩu. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường đang hình thành, phát triển, cơ bản đã có sự liên thông, gắn kết thị trường trong nước với thị trường khu vực và thị trường quốc tế. Thị trường hàng hóa, dịch vụ tăng về số lượng, chủng loại, chất lượng; đã có bước phát triển và hoàn thiện về quy mô, cơ câu, kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ, cơ chế quản lý, năng lực canh tranh. Giá cả hầu hết các loại hàng hóa, dịch vu đã vận hành theo giá thị trường, được xác định theo quan hệ cung cầu trên thị trường. Thị trường lao động đã được hình thành với nguồn cung lao động khá dồi dào trên phạm vi cả nước, bước đầu đã tham gia thị trường quốc tế. Thị trường tài chính - tiền tệ phát triển khá sôi động. Thi trường bất động sản phát triển manh, thị trường khoa học - công nghệ đang hình thành và có bước phát triển nhất định. Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng theo nguyên tắc vả chuẩn mực của thị trường thế giới; đã tiến hành nhiều cải cách thể chế theo hướng minh bạch, tự do hóa và có tính giải trình; gia nhập và tích cực xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN; từng bước hoàn thiện thị trường đầy đủ theo quy định của WTO; tham gia có hiệu quả các liên kết kinh tế khu vực và quốc tê trên nhiều cấp độ, nhất là trong xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược về kinh tế. Đảng đã ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều nghị quyết, chủ trương về kinh tế; kịp thời điều chỉnh những chủ trương, giải pháp phù hợp với sự thay đổi của tình hình, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh... Sự quản lý, điều hành của Nhà nước đối với kinh tế thị trường sát thực và hiệu quả hơn. Việc sử dụng các công cụ quản lý kinh tế, điều tiết nền kinh tế có tiến bộ. Phát huy dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò làm chủ về kinh tế của nhân dân. Sau 30 năm đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã từng bước hình thành và phát triển; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được quan tâm xây dựng và từng bước hoàn thiện. Thực lực của nền kinh tế tăng lên; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng kinh tế được duy trì hợp lý và được đánh giá là thuộc nhóm nước có mức tăng trưởng khá cao trên thế giới. Đại hội XI đã khẳng định, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Môi trường đầu tư được cải thiện, đa dạng hóa được nhiều nguồn vốn đầu tư cho phát triển.
Hạn chế:
Kinh tế chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chậm chuyên sang phát triển theo chiều sâu; thiếu bền vững. Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, chất lượng chưa cao, tiến độ ban hành còn chậm; việc tuyên truyền, phô biến, thực thi pháp luật và bảo đảm kỷ cương, pháp luật còn nhiều hạn chế. Cơ câu kinh tế chuyển dịch chậm. Quyền tự do kinh doanh chưa được tôn trọng đầy đủ, môi trường kinh doanh chưa thật sự bảo đảm cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Doanh nghiệp gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường còn gặp nhiều vướng mắc. Giá cả một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chưa thật sự tuân thủ theo nguyên tắc và quy luật kinh tế thị trường. Quản trị doanh nghiệp còn yếu kém, chưa theo kịp các tiêu chuẩn quốc tế và chưa đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường. Doanh nghiệp nhà nước, trong đó có nhiều tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, chưa thể hiện được đầy đủ vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước; hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả thấp, để xảy ra lãng phí, thất thoát. Kinh tế tập thể còn nhiều mặt yếu kém kéo dài. Doanh nghiệp tư nhân phổ biến là quy mô nhổ. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn, và trình độ quản lý tiên tiến; phần đông vẫn hoạt động trong các ngành sử dụng nhiều lao động, khai thác tài nguyên; nhiều doanh nghiệp chỉ hướng vào thị trường trong nước, sử dụng vốn vay ODA, dầu tư công hiệu quả chưa cao. Một số yếu tố thị trường phát triển chưa đồng bộ, quy mô, cơ cấu và trình độ các loại thị trường còn hạn chế, bất cập; kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc; tính dộc lập, tự chủ của nền kinh tế chưa cao, còn lệ thuộc nhiều vào một vài thị trường bên ngoài. Trong 10 năm gần đây (2006-2016), nền kinh tế nước ta đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô ôn định chưa vững chắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, chậm phục hồi; nợ xâu giảm dần nhưng còn cao, nợ công tăng nhanh; thị trường tài chính, thị trường bất động sản phát triển thiếu lành mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro. sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Việc thực hiện các giải pháp đột phá theo chủ trương của Đại hội XI về đổi mới mô hĩnh táng trưởng, cơ câu lại nền kinh tế còn chậm. Chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp. Mức độ tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu còn rất hạn chế. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chất lượng nguồn nhân lực, kết câu hạ tầng chưa đồng bộ, chậm được hoàn thiện; tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp; nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tê, ngày càng bộc lộ rõ. Luật pháp, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế còn không ít những chồng chéo và mâu thuẫn; cơ chế phân phối còn nhiều bất hợp lý; phân bổ các nguồn lực dàn trải, có biểu hiện bị chi phối bởi cơ chế “xin - cho”, “lợi ích nhóm”. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước chậm được đổi mới. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế chưa đáp ứng vêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chưa phát huy đầy đủ những mặt tích cực và hạn chế tính tự phát, tiêu cực, khuyết tật của kinh tế thị trường; chưa tách biệt rỏ chức năng chủ sở hữu với chức năng quản lý của Nhà nước, chức năng quản lý nhà nước với chức năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Hoạt động kiểm toán, kiểm tra, giám sát còn trùng lắp, hiệu lực và hiệu quả chưa cao. Tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình còn thấp, chưa thiết lập được cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước theo kết quả đầu ra. Sư tham gia giám sát của các cơ quan dân cử, của các tô chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và nhân dân trong nền kinh tê và trong hoạt động quản lý nhà nước còn hạn chế, bất cập.
3.2 Nguyên nhân
Đạt được những thành tựu nêu trên là nhờ có nhận thức đúng đắn của Đảng về tính tất yếu của phát triển kinh tế thị trường; quyết định chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, kiên trì lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quyết sách về kinh tế, được nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia thực hiện. Những hạn chế yếu kém của nền kinh tế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan:
Nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta được xây dựng trong diều kiện chuyển đôi thể chế kinh tế với xuất phát điểm thấp, kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, thường xuyên chịu thiên tai, dịch bệnh; kinh tế thế giới có nhiều biến động, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã có những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế của nước ta. Nhận thức của Đảng về một số vấn đề trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất lả nhận thức lý luận về sở hữu và thành phẩn kinh tế, về mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, về vai trò của kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài,... còn chưa đầy đủ, chậm đổi mới. Việc thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, chủ trương phát triển kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa còn chậm và chưa dồng bộ. Phương thức lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế, nhận thức vị trí, vai trò của Nhà nước trong nền kinh tố thị trường chậm dược dổi mới, cu thê hóa. Trên nhiều mặt, còn bị ảnh hưởng bởi cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp; phân công, phân cấp quản lý kinh tế chưa hợp lý; chưa chú trọng dúng mức việc tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp khi tập trung thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Năng lực dự báo hạn chế, dẫn đến một số chủ trương, chính sách, giải pháp đề ra chưa phù hợp. Tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế, yếu kém, chưa quyết liệt, hiệu lực và hiệu quả chưa cao; kiểm tra, kiểm soát thiếu chặt chẽ; chưa thật sự phát huy đầy đủ quyền làm chủ, quyền tự do kinh doanh của người dân theo quv định của Hiến pháp và pháp luật.
Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo, eLib đã tổng hợp nội dung bài giảng Bài 2: Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta và chia sẽ đến các bạn trên đây. Hy vọng tư liệu này giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.
Tham khảo thêm
- doc Bài 1: Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường