Bài 5: Mẫu ngẫu nhiên hai chiều

Mời các bạn cùng eLib tham khảo nội dung bài giảng Bài 5: Mẫu ngẫu nhiên hai chiều sau đây để tìm hiểu về khái niệm, phương pháp mô tả mẫu ngẫu nhiên hai chiều, các tham số đặc trưng của mẫu ngẫu nhiên hai chiều.

Bài 5: Mẫu ngẫu nhiên hai chiều

1. Khái niệm

Giả sử trên cùng một tổng thể ta cần phải nghiên cứu đồng thời hai dấu hiệu (định tính hoặc đinh lượng), trong đó dấu hiệu thứ nhất có thể xem như đại lượng ngẫu nhiên X, dấu hiệu thứ hai có thể xem như đại lượng ngẫu nhiên Y. Khi đó việc nghiên cứu đồng thời hai dấu hiệu được xem như nghiên cứu một đại lượng ngẫu nhiên hai chiều.

Từ tổng thể lấy một mẫu kích thước n, tức thực hiện n phép thử đối với đại lượng ngẫu nhiên (X, Y). Gọi (Xi, Yi) (i = 1, 2,..., n) là các giá trị của đại lượng ngẫu nhiên hai chiều (X, Y) thu thập được trên phần tử thứ i được chọn vào mẫu \(\left( {i = \overline {1,n} } \right)\). Khi đó ta có n đại lượng ngẫu nhiên hai chiều độc lập. Từ đó ta có định nghĩa mẫu ngẫu nhiên hai chiều như sau:

Mẫu ngẫu nhiên hai chiều kích thước n là tập hợp n đại lượng ngẫu nhiên độc lập: (X1, Y1), (X2, Y2),...., (Xn , Yn) được thành lập từ đại lượng ngẫu nhiên hai chiều (X, Y) và có cùng qui luật phân phối xác suất với (X,Y)

Mầu ngẫu nhiên hai chiều được ký hiệu là:

WXY =[(X1,Y1),(X2,Y2).......... (Xn,Yn)]

Thực hiện một phép thử đối với mẫu ngẫu nhiên WXY, tức thực hiện một phép thử đối với mỗi thành phần của mẫu. Giả sử (Xi, Yi) nhận giá trị \((x_i,y_i)\left( {i = \overline {1,n} } \right)\), khi đó ta sẽ thu được một mẫu cụ thể:

Wxy = [(x1,y1),(x2,y2).......... ,(xn,yn)]

2. Phương pháp mô tả mẫu ngẫu nhiên hai chiều

Giả sử từ tổng thể chọn ra một mẫu ngẫu nhiên hai chiều kích thước n. Trong đó thành phần X nhận các giá trị: x1, x2,... , xk và thành phần Y nhận các giá trị: y1, y2,..., yh.Trong đó giá trị (xi, yi) xuất hiện với tần số \({n_{{\rm{ij}}}}(i = \overline {1,k} ;j = \overline {1,h} ).\). Sau khi các giá trị xi và yi được sắp xếp theo thứ tự tăng dần thì mẫu cụ thể Wxy có thể được mô tả bằng bảng phân phối tần số thực nghiệm sau:

Bảng 6.35

Trong đó:

\({n_i} = \sum\limits_{j = 1}^h {{n_{{\rm{ij}}}}\,\,tần \, số\,của\,{x_i}} \,\left( {i = \overline {1.k} } \right)\)

\({m_i} = \sum\limits_{i = 1}^k {{n_{{\rm{ij}}}}\,\,tần \, số\,của\,{x_i}} \,\left( {j = \overline {1.h} } \right)\)

3. Các tham số đặc trưng của mẫu ngẫu nhiên hai chiều

Từ bảng phân phối thực nghiệm của mẫu ngẫu nhiên hai chiều ta có thể rút ra:

Bảng phân phối thực nghiệm của thành phần X

Từ bảng này ta sẽ tính được các tham số đặc trưng mẫu đối với X.

Bảng phân phối thực nghiệm của thành phần Y

Từ bảng này ta sẽ tính được các tham số đặc trưng mẫu đối với Y.

Bảng phân phôi có điều kiện thực nghiệm của Y khi X = xi

Trong đó: \(\sum\limits_{j = 1}^h {{n_{{\rm{ij}}}} = {n_i}} \)

Từ bảng này ta sẽ tính được trung bình có điều kiện của Y (điều kiện X = xi).

\(\overline {{y_{xi}}} = \frac{1}{{{n_i}}}\sum\limits_{j = 1}^h {{n_{{\rm{ij}}}}{y_i}} \)

Bảng phân phối có điều kiện thực nghiệm của X khi Y=yj

Trong đó: \(\sum\limits_{i = 1}^k {{n_{{\rm{ij}}}} = {m_i}} \)

Từ bảng này ta sẽ tính được trung bình có điều kiện của X (điều kiện Y = yj).

\(\overline {{x_{yi}}} = \frac{1}{{{m_j}}}\sum\limits_{i = 1}^k {{n_{{\rm{ij}}}}{x_i}} \)

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 5: Mẫu ngẫu nhiên hai chiều mà eLib.VN muốn chia sẻ đến các bạn sinh viên. Hy vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp các bạn nắm được nội dung bài học tốt hơn. Chúc các bạn học tốt.

Ngày:23/11/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM