Lịch sử văn minh Thế Giới
Mục lục nội dung
1. Khái niệm
Khái niệm lịch sử thế giới là sự kế thừa của "các nền văn minh" là một hoàn toàn hiện đại. Trong kỷ nguyên khám phá châu Âu, tính hiện đại mới nổi đã được đặt hoàn toàn trái ngược với giai đoạn thời đại đồ đá mới và thời đại đồ đá của các nền văn hóa của thế giới mới, cho thấy rằng các quốc gia phức tạp đã xuất hiện vào thời tiền sử.[35] Thuật ngữ "văn minh" như ngày nay được hiểu phổ biến nhất, một trạng thái phức tạp với tập trung hóa, phân tầng xã hội và chuyên môn hóa lao động, tương ứng với các đế chế đầu tiên phát sinh trong Lưỡi liềm màu mỡ trong thời đại đồ đồng sớm, khoảng 3000 năm trước Công nguyên. Gordon Childe định nghĩa sự xuất hiện của nền văn minh là kết quả của hai cuộc cách mạng liên tiếp: Cách mạng thời đại đồ đá mới, kích hoạt sự phát triển của các cộng đồng định cư và Cách mạng đô thị.
Văn minh là một loại xã hội phức tạp được đặc trưng bởi sự phát triển đô thị, sự phân tầng xã hội, một hình thức của chính phủ và các hệ thống giao tiếp mang tính biểu tượng như chữ viết.
Các nền văn minh có mối liên hệ mật thiết với và thường được xác định rõ hơn bởi các đặc điểm kinh tế chính trị - xã hội khác, bao gồm tập trung hóa, thuần hóa cả con người và các sinh vật khác, chuyên môn hóa lao động, các hệ tư tưởng về tiến bộ và siêu quyền lực được nhúng sâu vào văn hóa, các kiến trúc di tích, đánh thuế, sự phụ thuộc của xã hội vào canh tác và bành trướng lãnh thổ.
2. Văn hóa và văn minh
Có 13 nền văn hóa khác đạt đƣợc một số trình độ văn minh nhất định và phân bố không đồng đều về không gian và thời gian có sự khác biệt giữa văn hóa và văn minh. - Văn hóa là một hệ thống, có nghĩa là những yếu tố tác động qua lại với nhau, đồng thời khi nói đến hệ thống tức là cũng nói đến các hệ thống con nằm trong hệ thống lớn. Các nền văn hóa có đặc điểm giống nhau về đại thể và có những mặt phân biệt khác nhau. - Khi nói đến hệ thống có thể so sánh văn hóa với nhà nƣớc (nhà nƣớc với tƣ cách là một thành tố văn hóa nổi bật nhất). - Giữa văn hóa và nhà nƣớc có một sự tƣơng đồng nhất định về sự bình đẳng của các nền văn hóa, vấn đề đặt ra trong tính giá trị chỉ là ở chỗ bồi bổ nó chứ không so sánh nền văn hóa này với nền văn hóa khác (bảo tồn và phát huy trong bản sắc nền văn hóa dân tộc). - Văn hóa gồm hai bộ phận: văn hóa thuộc về lĩnh vực vật chất và văn hóa thuộc về lĩnh vực tinh thần (tín ngưỡng).
3. Những hiểu biết căn bản về các nền văn minh lớn trên thế giới
Loài người ra đời cách đây hàng triệu năm, và từ đó loài ngƣời đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần. Những mãi đến thế kỉ IV TCN, xã hội nguyên thủy bắt đầu tan rã ở Ai Cập, nhà nƣớc bắt đầu ra đời, từ đó loài người mới bắt đầu bƣớc vào thời kì văn minh. Trong thời cổ đại (cuối TNK IV - đầu TNK III TCN) đến những thế kỷ SCN, ở phƣơng Đông tức là châu Á và ở Đông Bắc châu Phi có 4 trung tâm văn minh lớn, đó là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc. Điểm chung nổi bật là cả 4 trung tâm văn minh này đều nằm trên vùng chảy qua của một con sông lớn. Đó là sông Nile ở Ai Cập, sông Ơ-phrat và Tiprơ ở Tây Á (Indu) và sông Hằng (Gauge) ở Ấn Độ, Hoàng Hà và Trƣờng Giang ở Trung Quốc. Chính nhờ sự bồi đắp của những dòng sông lớn này nên đất đai ở những nơi này trở nên màu mỡ, nông nghiệp có điều kiện phát triển trong hoàn cảnh nông cụ đang còn thô sơ, dẫn đến sự xuất hiện sớm của nhà nƣớc, do đó, cƣ dân ở đây sớm bƣớc vào xã hội văn minh và hơn thế nữa sáng tạo nên những văn minh vô cùng rực rỡ. Muộn hơn một ít, ở phƣơng Tây đã xuất hiện nền văn minh của Hy Lạp cổ đại. Nền văn minh Hy Lạp có cơ sở đầu tiên từ thiên kỷ III TCN, nhƣng tiêu biểu cho nền văn minh Hy Lạp là những thành tựu từ khoảng thế kỉ VII TCN trở về sau. Đến thế kỷ V TCN, nhà nƣớc La Mã bắt đầu đƣợc thành lập, kế thừa và phát triển nền văn minh Hy Lạp, La Mã chinh phục Hy Lạp và tiếp đó chinh phục các nƣớc ảnh hƣởng văn hóa Hy Lạp ở phƣơng Đông, trở thành đế quốc rộng lớn hùng mạnh, duy nhất ở phƣơng Tây, văn minh La Mã vốn chịu ảnh hƣởng của văn min Hy Lạp, vốn có cùng một phong cách, giờ đây lại hòa đồng làm một, nên hai nền văn minh này đƣợc gọi chung là văn minh Hy-La. Văn minh Hy-La vô cùng sán lạn, là cơ sở của văn minh châu Âu sau này. Nhƣng sau khi đế quốc La Mã diệt vong, nền văn minh đó bị lụi tàn, mãi đến thế kỉ VI, văn minh phƣơng Tây mới bắt đầu đƣợc phục hƣng và từ đó mới phát triển mạnh mẽ và liên tục cho đến ngày nay. Như vậy, trên thế giới có hai khu vực văn minh lớn: phƣơng Đông và phƣơng Tây. - Ở phƣơng Đông: Thời cổ đại, phương Đông có 4 trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lƣỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa. Thời trung đại cả Tây Á và Ai Cập đều nằm trong bản đồ đế 3 quốc Ả Rập nên phƣơng Đông chỉ còn lại 3 trung tâm văn minh lớn là Ả Rập, Ấn Độ và Trung Hoa. Trong các nền văn minh ấy, văn minh Ấn Độ và Trung Quốc được phát triển liên tục trong tiến trình lịch sử. Ngoài những trung tâm văn minh lớn còn có những nền văn minh của các quốc gia nhỏ và cũng từng thời kì lịch sử nhƣ văn minh sông Hồng, nền văn minh Đại Việt… - Ở phƣơng Tây, thời cổ đại chỉ có nền văn minh Hy-La, đến thời trung đại cũng chỉ có một trung tâm văn minh chủ yếu là Tây Âu. Ngoài những nền văn minh lục địa Á, Âu, Phi, ở châu Mĩ trƣớc khi bị ngƣời da trắng chinh phục, tại Mehico và Peru ngày nay đã từng tồn tại nền văn minh của ngƣời Tontec (Tolteque), Adơtec (Arteque), Inca (Incas) và Maya (Mayas). Đến thời cận đại, dó sự tiến bộ nhanh chóng về KH-KT, các nƣớc phương Tây đã trở thành những quốc gia phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự. Dựa vào các xu thế đó, các nƣớc này đua nhau chinh phục thế giới. Cùng với việc biến các nước ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ La tinh thành thuộc địa của các cƣờng quốc châu Âu, văn minh phương Tây đã truyền bá khắp thế giới. Tuy trong lịch sử thế giới đã tồn tại những nền văn minh nhƣ vậy, nhƣng những nền văn minh ấy không phải hoàn toàn biệt lập với nhau. Thông qua các hoạt động như chiến tranh, buôn bán, truyền giáo… các nền văn minh ấy đã đƣợc tiếp xúc với nhau, do đó đã học tập lẫn nhau
4. Tư liệu ôn tập
4.1 Câu hỏi trắc nghiệm
- Theo định nghĩa về văn minh, điểm nào sau đây của văn minh khác biệt so với văn hóa?
- Văn minh chỉ giá trị kỹ thuật, giá trị tinh thần
- VM chỉ giá trị vật chất và tinh thần ở trình độ cao
- Văn minh chỉ thái độ hành xử văn minh lịch sự
- Văn minh chỉ sự thụ hưởng giá trị tinh thần ở trình độ cao
- Nhận định nào sau đây về văn minh là đúng
- VM có bề dày lịch sử từ khi con người xuất hiện
- Văn minh chỉ xuất hiện ở giai đoạn phát triển cao của văn hóa
- VN xuất hiện khi xã hội có phân hóa giàu nghèo
- Khái niệm văn minh và văn hóa không có sự khác biệt
- Mục đích xây dựng Kim tự tháp của người Maya là:
- Làm lăng mộ
- Làm công trình quân sự
- Làm nơi ở cho hoàng tộc
- Làm nơi tiến hành các nghi lễ tế thần
- Trong cuộc đời của mình, các Pharaon tiến hành xây dựng Kim tự tháp từ khi nào?
- Khi họ sinh ra
- Khi họ lập gia đình
- Khi họ lên ngôi
- Sau khi họ chết, người con kế vị xây cho
- Bốn trung tâm văn minh lớn của phương Đông cổ đại là
- Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á
- Trung Quốc, Lưỡng Hà, Nhật Bản, Ai Cập
- Trung Quốc, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Ai Cập
- Nhật Bản, Lưỡng Hà, Đông Nam Á, Ấn Độ
- Văn minh Lưỡng Hà nằm ở khu vực nào sau đây?
- Viễn Đông
- Trung Đông
- Nam Á
- Trung Á
- Văn minh Ả Rập xuất hiện từ thời kỳ:
- Cổ đại
- Trung đại
- Cận đại
- Hiện đại
- Chữ viết ACập cổ đại buổi ban đầu là dạng chữ:
- Tượng thanh
- Tượng ý
- Tượng hình
- Hình đinh
4.2 Câu hỏi tự luận
Câu 1. Sự ra đời các thành thị
Vào thế kỷ X và XI kinh tế Tây Âu đã có những bước phát triển, các thành thị Tây Âu đã bắt đầu xuất hiện nhờ những bước tiến quan trọng của nông nghiệp và thủ công nghiệp. Những thành thị đầu tiên hình thành trên các thành phố cổ thời La Mã, hoặc là những tụ điểm thuận lợi về giao thông như các bến đò, đầu cầu, ngã ba sông, các trung tâm tôn giáo… về sau do nhu cầu phát triển thành thị đã có phố xá, cửa hiệu, chợ, nhà thờ … rất sầm uất.
Sự ra đời của thành thị đánh dấu sự phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu. Son, thành thị với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế hàng hóa đã trở thành yếu tố phá hoại ngay trong lòng chế độ phong kiến. Nền kinh tế hàng hóa phát triển làm tan rã nhanh chóng nền kinh tế tự nhiên và chế độ nông nô. Kinh tế hàng hóa cũng làm cho mối liên hệ giữa địa phương thêm chặt chẽ, tạo điều kiện hình thành các quốc gia thống nhất.
Câu 2: Thành tựu khoa học tự nhiên của La Mã
Người La Mã được thừa hưởng, tiếp thu có chỉnh lý, bổ sung tổng kết những thành tựu khoa học tự nhiên của người Hy Lạp, nhưng trong lĩnh vực này, người La Mã mang tính thực dụng cao, vận dụng nhanh chóng vào sản xuất, xây dựng và nghệ thuật. Những tên tuổi tiêu biểu:
- Pline: là tác giải của tác phẩm Vạn vật, được xem là bộ bách khoa toàn thư, tổng kết những thành tựu khoa học kỹ thuật thời cổ đại về các lĩnh vực địa lý, sinh học, nông học, y dược, kiến trúc, hội họa..
- Ptolemée: là tác giả của tác phẩm Hệ thống vũ trụ, ông chỉ ra rằng trái đất hình tròn nhưng lại sai lầm khi cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ. Ông cũng vẽ ra được bản đồ thế giới nhưng chỉ gồm ba châu Á, Âu, Phi và lấy Địa Trung Hải làm trung tâm. Đến nay, bản đồ này không còn giá trị khoa học nhưng được xem là chính xác nhất lúc đó.
- Y học: tiêu biểu là Gallene ông đã tổng kết tri thức y học từ thời Hypocrates trở đi, viết nên nhiều luận văn về y dược và giải phẩu, đề xuất phương pháp thực nghiệm qua và tiến hành giải phẩu nhiều động vật.
Câu 3: Tư tưởng trùng phái pháp gia (trị nước) đường lối xây dựng đất nước
Pháp gia xuất hiện từ thời Xuân Thu, là trường phái chủ trương dùng pháp luật để trị nước. Người khởi xưởng tư tưởng này là Quản Trọng, người nước Tề sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ VII TCN. Kế thừa ông có nhiều pháp gia sau đó, đặc biệt là Hàn Phi, người đã tập hợp tư tưởng của các nhà pháp gia trước đó và viết thành sách Hàn Phi Tử, Hàn Phi đã đề xuất một hệ thống chính trị lấy Pháp, Thế và Thuật làm nội dung cơ bản:
- Pháp: là pháp lệnh thành văn của quốc gia, được xem là tiêu chuẩn, căn cứ khách quan để định rõ danh phận, tỏ rõ thị phi, phân rõ tốt xấu, để mọi người biết bổn phận, trách nhiệm của mình, biét điều phải làm và điều không được làm. Pháp phải được ban hành công khai và thi hành nghiêm minh.
- Thế: Người đầu tiên đề cập là Thận Đáo. Thế tức là quyền thế, địa vị, thể lực, quyền uy của người đứng đầu. Địa vị của người trị vì là độc tôn, mọi người buộc phải tuân theo.Vua có quyền lực tối cao. Trong việc trị dân, địa vị quyền thế của vua mới là trọng yếu, còn đức không quan trọng.
- Thuật: là phương pháp, thủ thuật, cách thức mưu lược điều khiển công việc và dùng người, khiến người triệt để tận tâm thực hiện pháp lệnh của vua mà không hiểu vua dùng họ như thế nào. Nếu Pháp phải bằng mọi cách công bố, công khai thì Thuật là cơ trí ngầm, là thủ đoạn, mưu lược của vua. Thuật bao gồm ba nội dung chính là bổ nhiệm, khảo hạch và thưởng phạt.
* Đường lối xây dựng đất nước:
Chủ trương tập trung sản xuất nông nghiệp và chiến đấu. Còn văn hóa giáo dục thì không cần thiết, không đem lại lợi ích thiết thực mà thậm chí còn có hại cho xã hội. Hàn phi nói “Người làm việc bằng trí óc nhiều thì pháp luật rối loạn, người lao động bằng sức lực ít thì nước nghèo, ngày nay loạn lạc chính là vì như thế. Bởi vậy, nước của vị vua sáng suốt không cần sách vở, lấy pháp luật để dạy, không cần lời nói của các vua đời trước, dùng quan lại làm thấy giáo”.
Áp dụng đường lối Pháp gia, nhà Tần đã cũng cố đất nước, phát triển thành một chư hầu giàu mạnh thời Chiến quốc và sau đó thống nhất Trung Hoa. Thế nhưng, trường phái này quá nhấn mạnh hình pháp, phủ nhận đạo đức, tình cảm, thủ tiêu văn hóa giáo dục. Ngược lại, sự phát triển của văn minh làm cho mâu thuẫn xã hội phát triển. Và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho nhà Tần sụp đổ nhanh chóng.
Trên đây là một số thông tin về môn Lịch sử văn minh thế giới mà eLib chia sẻ đến các bạn sinh viên. Ngoài ra, eLib còn đưa ra các dạng bài tập khác nhau như câu hỏi tự luận, câu hỏi ôn tập nhằm hỗ trợ cho quá trình học tập và ôn thi của bạn trở nên dễ dàng hơn, mời các bạn cùng tham khảo trên eLib.VN nhé!
Để giúp có thể nắm vững các kiến thức lý thuyết đối với môn học "Lịch sử văn minh thế giới ", eLib.VN xin mời bạn làm bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử văn minh thế giới tại đây
Tham khảo thêm
- doc
Bài 1: Văn minh Ai Cập cổ đại
- doc
Bài 2: Văn minh Lưỡng Hà cổ đại
- doc
Bài 3: Văn minh Arập
- doc
Bài 1: Tổng quan về Ấn Độ cổ trung đại
- doc
Bài 2: Nghệ thuật , khoa học tự nhiên, tôn giáo
- doc
Bài 1: Tổng quan về Trung Hoa Cổ trung đại
- doc
Bài 2: Những thành tựu chính của văn minh Trung Hoa
- doc
Bài 3: Tư tưởng, tôn giáo và nền giáo dục văn minh của Trung Hoa
- doc
Bài 1: Điều kiện tự nhiên, cơ sở hình thành nền văn minh khu vưc Đông Nam Á
- doc
Bài 2: Một số thành tựu văn hóa