Xã hội học đại cương
Mục lục nội dung
1. Xã hội học đại cương là gì?
Xã hội học (XHH) là một môn khoa học thuộc các khoa học xã hội, nghiên cứu các tương tác xã hội, đặc biệt đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống sự phát triển, cấu trúc, mối tương quan xã hội và các hành vi hoạt động của con người trong các tổ chức, nhóm xã hội.
Theo các nhà Xã hội học Xô viết trước đây thì XHH macxit là khoa học về các quy luật phổ biến và đặc thù của sự vận động và phát triển của các hệ thống xã hội xác định; là khoa học về cácc cơ chế hoạt động và các hình thức biểu hiện của quy luật đó trong hoạt động của các cá nhân, tập đoàn xã hội, giai cấp, dân tộc.
Theo định nghĩa của G.V. Osipov: “Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung và đặc thù của sự phát triển và vận hành của các hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử, là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong hoạt động của các cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc”.
Định nghĩa chung XHH là: Xã hội học là một lĩnh vực khoa học xã hội nghiên cứu quy luật, tính quy luật của sự hình thành, vận động, biến đổi mối quan hệ, tương tác qua lại giữa con người và xã hội.
2. Tìm hiểu về Xã hội học đại cương
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Trước hết xã hội học nghiên cứu mặt xã hội của xã hội. Nhưng mặt xã hội đó lại là đối tượng nghiên cứu chung của nhiều ngành khoa học khác nhau. Chẳng hạn nó là đối tượng của khoa học kinh tế khi nghiên cứu về sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng vật chất, hoặc nó trở thành đối tượng của khoa học chính trị khi nghiên cứu về quyền lực, nó là đối tượng của khảo cổ học khi nghiên cứu những gì còn lại của những nền văn minh đã mất,... Còn "xã hội học là khoa học nghiên cứu chủ yếu về các khuôn mẫu của các tương tác con người trong xã hội (social interactions)". Các tương tác đó diễn ra trong trường quan hệ xã hội giữa các chủ thể xã hội (cá nhân, nhóm, cộng đồng, xã hội tổng thể) diễn ra trong các hoạt động xã hội (sản xuất, văn hóa, tái sản sinh xã hội, quản lý, giao tiếp).
Để nghiên cứu được những điều đó, xã hội học phải bắt đầu từ các sự kiện, hiện tượng và quá trình xã hội. Trên cơ sở đó nhằm nắm bắt cho được trạng thái chất lượng của xã hội ở tầm vĩ mô hay vi mô, ở bề mặt cắt hay tầng sâu tiềm ẩn, ở một thời gian cụ thể và trong một không gian xác định với mục đích là thay đổi trạng thái đó theo chiều hướng có lợi hơn và tiến bộ hơn.
Như thế nếu xã hội học sử dụng kết quả của khảo cổ học hay dân tộc học khi nghiên cứu quá khứ, thì cũng là để phục vụ cho việc nắm bắt trạng thái xã hội đương đại. Tương tự như thế, xã hội học có thể liên kết chặt chẽ với tâm lý xã hội, nhân chủng học, kinh tế học hay luật học thì mục tiêu cuối cùng hướng đến cũng là đi tìm về một trang thái xã hội hiện thực nào đó.
Xã hội là một chỉnh thể rộng lớn toàn diện, là khách thể nghiên cứu của nhiều KHXH, trong đó có XHH.Theo đó, đối tượng nghiên cứu của XHH là các quan hệ xã hội, tương tác xã hội được biểu hiện thông qua các hành vi xã hội giữa người với người trong các nhóm, các hệ thống xã hội.
Xét trong tiến trình phát triển của XHH, các vấn đề kép: “con người – xã hội”; hành động xã hội – cơ cấu xã hội”; và “vi mô - vĩ mô”; là chủ đề trung tâm trong nghiên cứu XHH.
Quan điểm chính thống được thừa nhận về đối tượng nghiên cứu của XHH: Là giữa một bên là con người với tư cách là các cá nhân, các nhóm, các cộng đồng xã hội với một bên là xã hội với tư cách là các hệ thống xã hội, các thiết chế xã hội và cơ cấu xã hội.
Nói một cách khái quát, đối tượng nghiên cứu của XHH là mối quan hệ tương tác về hành vi xã hội của con người, mối quan hệ hữu cơ, sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa một bên là con người với tư cách là cá nhân, nhóm, cộng đồng người và một bên là xã hội với tư cách là hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội.
2.2 Chức năng của Xã hội học
Mỗi một môn khoa học đều có một số chức năng nhất định. Chức năng của mỗi môn khoa học được phản ánh ở mối quan hệ và sự tác động qua lại của chính môn khoa học đó với thực tiễn xã hội. Xã hội học có sáu chức năng cơ bản sau đây:
Chức năng nhận thức: Xã hội học cũng giống như các môn khoa học khác là trang bị cho người nghiên cứu môn học những tri thức khoa học mới, nhờ đó mà chúng ta có được nhãn quan mới mẻ hơn khi tiếp cận tới các hiện tượng xã hội, sự kiện xã hội và quá trình xã hội vốn rất gần gũi rất quen thuộc quanh chúng ta, và như thế xã hội hiện ra dưới mắt chúng ta sáng rõ hơn mà trước đó chúng ta chưa bao giờ được biết đến hoăc biết đến rất ít.
Chức năng tư tưởng: Xã hội học giúp chúng ta nhận thức đầy đủ sức mạnh và vị trí của con người trong hệ thống xã hội, góp phần nâng cao tính tích cực xã hội của cá nhân và hình thành nên tư duy khoa học trong khi xem xét, phân tích, nhận định, dự báo về các sự kiện, hiện tượng và quá trình xã hội.
Chức năng dự báo: Trên cơ sở nhận diện được hiện trạng xã hội thực tại và sử dụng các lý thuyết dự báo, các nhà xã hội học sẽ mô tả được triển vọng vận động của xã hội trong tương lai gần cũng như tương lai xa hơn. Dự báo xã hội là một thế mạnh của xã hội học. Có thể nói trong tất cả các môn khoa học xã hội thì xã hội học có chức năng dự báo mạnh nhất và hiệu qủa nhất.
Chức năng quản lý: Trước hết cần phải nói rõ ngay rằng xã hội học không phải là khoa học quản lý, nhưng có một điều chắc chắn rằng tất cả các hoạt động quản lý kể cả quản lý kinh tế, hành chính hay nhân sự chỉ trở nên tối ưu khi mà biết sử dụng tốt các kết luận, nhận định và dự báo của xã hội học.
Chức năng công cụ: Các phương pháp, các kỹ thuật thao tác, các cách thức tiếp cận xã hội của xã hội học được các ngành khoa học khác nhau cũng như các lĩnh vực khác nhau của kinh tế, chính trị, văn hóa... sử dụng như một công cụ hữu ích và hết sức cần thiết trong quá trình hoạt động. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua các cuộc thăm dò du luận xã hội trước các cuộc tranh cử, hay các phương pháp điều tra của xã hội học được ứng dụng vào việc thăm dò nhu cầu, thị hiếu khách hàng trong marketing. Do vậy "xã hội học sẽ làm một công cụ hữu hiệu để cho con người có thể xây dựng cho mình một xã hội tốt đẹp hơn ".
Chức năng cải tạo thực tiễn: Xã hội học không phải nghiên cứu xã hội để biết cho vui mà thực sự nó góp một phần hết sức quan trọng vào việc cải biến hiện thực. Auguste Comte cha đẻ của ngành khoa học này ngay từ lúc sơ khai đã nhấn mạnh chức năng cải tạo xã hội của nó mà ông tóm tắt trong mệnh đề rất nổi tiếng "Biết dự đoán, biết kiểm soát". Còn các nhà xã hội học Anh cũng đã khẳng định "Xã hội học không chỉ đơn thuần là một ngành khoa học lý giải và phân tích đời sống xã hội, mà còn là phương tiện thay đổi xã hội". Các nhà xã hội học cho rằng nếu như họ kém cỏi đến mức không làm được cái gì cả thì chí ít "những dữ liệu của họ cũng thường được sử dụng để xây dựng các chính sách".
2.3 Phương pháp nghiên cứu xã hội học
Cơ sở của việc chuyển những thông tin thực nghiệm thành thông tin lý thuyết, các giai đoạn tiến hành điều tra xã hội học thực nghiệm. Từ đó, có thể biết được cách sử dụng thông tin xã hội học cung cấp.
2.4 Một số chuyên ngành của xã hội học
Nghiên cứu cơ bản của một số chuyên ngành xã hội học: Xã hội học đô thị, xã hội học nông thôn, xã hội học gia đình, dự luận,…
3. Tư liệu ôn tập Xã hội học đại cương
3.1 Trắc nghiệm Xã hội học đại cương
Câu 1. Các nhà xã hội học hầu như sẽ quan tâm đến:
A. Một học sinh đang tham dự lớp học
B. Một bác sĩ đang đi tới lui trong bệnh viện
C. Một công nhân xây dựng đang thực hiện công việc được giao
D. Các giáo sư và sinh viên đang trao đổi với nhau trên cơ sở mối quan hệ thầy trò
Câu 2. Sự tuân theo xảy ra trong một nhóm bởi vì các thành viên:
A. Tin rằng hướng đi của nhóm là tốt nhất
B. Không bao giờ sợ trả thù
C. Luôn tìm kiếm chỗ đứng của họ trong nhóm
D. Nhận thấy hành đồng của nhóm luôn phù hợp với quan điểm cho họ
Câu 3. Môn khoa học xã hội gần gũi với xã hội học nhất là:
A. Tâm lý học
B. Khoa học chính trị
C. Công tác xã hội
D. Nhân chủng học
Câu 4. Môn khoa học xã hội nào quan tâm đến các vấn đề cá nhân:
A. Tâm lý học
B. Chính trị học
C. Kinh tế học
D. Công tác xã hội
Câu 5. Nhà xã hội học đầu tiên đề ra chủ nghĩa thực chứng và áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học vào các vấn đề xã hội là:
A. Emile Durkheim
B. Herbert Spencer
C. Auguste Comte
D. Karl Marx
Câu 6. Trong tác phẩm nghiên cứu về sự tự tử (Le Suicide), Emile Durkheim cho rằng:
A. Việc tự tử của cá nhân chỉ thuần túy là vấn đề cá nhân
B. Việc tự tử của cá nhân vừa là vấn đề riêng tư, vừa mang tính xã hội
C. Các chuẩn mực, qui tắc có tác dụng điều tiết hành vi của mỗi cá nhân chỉ khi nó được nội tâm hóa ở mỗi cá nhân, chứ không phải có được do cưỡng chế
D. Câu b,c đúng
Câu 7. Nhường chỗ trên xe buýt cho cụ già và phụ nữ có thái là hành vi thuộc loại hình văn hóa:
A. Hành động
B. Đồ vật
C. Tư tưởng
D. Tình cảm
Câu 8. Tục thờ cúng ông bà của người Việt Nam được liệt vào loại hình văn hóa sau:
A. Tư tưởng
B. Tình cảm
C. Văn hóa tinh thần
D. Câu a và c đều đúng
Câu 9. Những khuôn mẫu âm thanh chứa đựng những thông tin gắn liền nhau, được con người sử dụng để truyền đạt và giáo dục cho nhau được gọi là:
A. Ngôn ngữ viết
B. Ngôn ngữ nói
C. Hành vi không lời
D. Chữ tượng hình
Câu 10. Câu phát biểu nào sau đây là sai đối với khái niệm văn hóa:
A. Mang tính chất xã hội, thường không có sẳn, không luôn trùng khớp với ứng xử hiện thực và mang tính chất làm thỏa mãn và thích ứng với môi trường xã hội
B. Có bản tính tích lũy qua thời gian do nội dung của nó có thể truyền đạt lại từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác
C. Mỗi cá nhân khi hòa mình vào xã hội luôn phải học hỏi và thích ứng với những quy tắc hay mô hình hành động mới
D. Văn hóa thường không có tính chất thỏa mãn nhu cầu vì các mô hình ứng xử thường đưa ra trái với những phương thức làm thỏa mãn nhu cầu
Câu 11. Quá trình ý thức tự giả định mình ở vị trí hay cách nhìn của ngƣời khác và sau đó hành động theo quan điểm đó được gọi là:
A. Quá trình xã hội hóa
B. Quá trình sử dụng nhóm tham chiếu
C. Quá trình chơi game
D. Quá trình đóng vai
Câu 12. Theo Jean Piaget, trong quá trình hình thành nhân cách của con người, giai đoạn tiền thao tác là giai đoạn:
A. Nhận thức thị giác bằng các giác quan qua tiếp xúc mang tính vật chất
B. Nhận thức thông qua biểu tượng và ngôn ngữ, đứa trẻ phân biệt tư tưởng và thực tại khách quan bằng cách cho mình là trung tâm
C. Bắt đầu lý luận nhưng dựa vào những tình huống cụ thể chứ chưa nâng lên mức trừu tượng
D. Có tư duy trừu tượng cao, có thể hình dung khả năng của thực tế
Câu 13. Theo Erik Erikson, vấn đề của tuổi dậy thì là:
A. Quá trình cố gắng đồng nhất hóa – Identification, trong đó cá nhân lựa chọn và cố gắng bắt chước hành vi người lớn hoặc những người mình ngưỡng mộ
B. Niềm tin – trust, trong đó cá nhân cố gắng làm để đạt được niềm tin và sự mong đợi của người lớn
C. Sự tự quản – autonomy, trong đó cá nhân muốn tự khẳng định mình
D. Sự hài hòa toàn vẹn – integrity, trong đó cá nhân luôn cố gắng thực hiện mọi việc để làm vui lòng người khác
Câu 14. Tổ chức duy nhất không đóng góp vào quá trình xã hội hóa của con người là:
A. Nhà trường
B. Gia đình
C. Nhóm người cùng địa vị
D. Nhóm người cùng công việc
Câu 15. Tác động nào sau đây được coi là quan trọng nhất của gia đình:
A. Tác động chính yếu vào bậc nhất của con người trong xã hội
B. Khen thưởng và trừng phạt dựa trên kết quả chứ không phải cá nhân
C. Học cách tự điều khiển bản thân
D. Hoàn thiện bản thân thông qua việc đóng nhiều vai trò khác nhau
Câu 16. Lý thuyết xung đột cho rằng:
A. Một xã hội có giai cấp là tất yếu
B. Bất bình đẳng xã hội xảy ra vì nó có lợi cho xã hội
C. Bất bình đẳng xảy ra vì nó làm lợi cho người này trên cơ sở sự trả giá của người khác
D. Bất bình đẳng xã hội là một chức năng của vị thế
Câu 17. Lý thuyết xung đột:
A. Xem xã hội vận hành dựa trên quyền lực hơn là dựa trên sự đồng lòng
B. Ít quan tâm đến quan điểm của Marx
C. Xem ý thức hệ của giai cấp là công cụ chính để liên kết giai cấp công nhân
D. Xem sự khác biệt về ý thức sẽ góp phần vào biến đổi xã hội
Câu 18. Mối quan hệ giữa sự phát triển khoa học công nghệ và bất bình đẳng xã hội có thể được mô tả đúng nhất như sau:
A. Bất bình đẳng là lớn nhất ở xã hội săn bắn và hái lượm
B. Khi của cải dư thừa ở xã hội nông nghiệp tăng, bất bình đẳng giảm
C. Xã hội công nghiệp cung cấp một lượng sản phẩm dư thừa rất nhỏ và vì thế tạo ra ít bất bình đẳng
D. Sự xuất hiện của nền sản xuất công nghiệp hiện đại làm xuất hiện xu thế gia tăng sự bất bình đẳng
Câu 19. Ý thức giai cấp đề cập tới:
A. Nhận thức rằng các giai cấp khác nhau tồn tại trong xã hội
B. Sự sợ hãi các thành viên của giai cấp khác
C. Định nghĩa không đúng về mối quan tâm của một giai cấp thật sự
D. Một trạng thái xác định mối quan tâm và ý thức của một giai cấp xã hội nào đó
Câu 20. Nghiên cứu cho thấy người nghèo thường:
A. Phản đối không làm việc
B. Mong muốn trợ cấp xã hội
C. Có kỹ năng cao
D. Muốn có việc làm
3.2 Bài tập Xã hội học đại cương
Câu 1: Tại sao chủ nghĩa duy vật lịch sử của Karl Marx là cơ sở lý luận và phương pháp luận xã hội học? Trình bày những quan điểm cơ bản của Marx về bản chất của xã hội và bản chất của con người?
Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học?
Câu 3: Vị thế xã hội là gì? Phân loại vị thế xã hội?
Câu 4: Chức năng của thiết chế xã hội ? Các loại thiết chế xã hội cơ bản?
Câu 5: Phân tích những phương thức hình thành lối sống có văn hoá?
Câu 6: Kể tên các lí thuyết xã hội học chủ yếu?
Câu 7: Đặc điểm của tri thức xã hội học?
Câu 8: Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học?
Câu 9: Trình bày Mối liên hệ của xã hội học với các môn khoa học khác?
Câu 10: Cơ cấu xã hội học là gì? Liệt kê các phân hệ cơ cấu xã hội cơ bản?
Câu 11: Vị thế xã hội là gì? Phân loại vị thế xã hội?
Câu 12: Vai trò Xã hội là gì? Thực hiện Vai trò của xã hội đó như thế nào?
Câu 13: Quan hệ giữa vị thế xã hội và vai trò xã hội như thế nào?
Câu 14: Bình đẳng xã hội là gì? Bình đẳng giữa người với người được biểu hiện dưới khía cạnh nào?
Câu 15: Bất bình đẳng là gì? Cơ sở tạo nên bất bình đẳng?
.....
Để giúp các bạn luyện tập nhiều hơn với các câu hỏi và bài tập Xã hội học đại cương, eLib đã tổng hợp những bài tập tự luận, trắc nghiệm kèm theo đáp án chi tiết giúp hệ thống lại kiến thức dễ dàng hơn.
Để giúp có thể nắm vững các kiến thức lý thuyết đối với môn học "Xã hội học đại cương", eLib.VN xin mời bạn làm 180 câu hỏi trắc nghiệm môn Xã hội học có đáp án đầy đủ tại đây.
Tham khảo thêm
- doc
Bài 1: Sự ra đời của xã hội học
- doc
Bài 2: Những nhà xã hội học tiền bối
- doc
Bài 3: Khái quát xã hội học Marx - Lenin
- doc
Bài 1: Đối tượng nghiên cứu của xã hội học
- doc
Bài 2: Các chức năng cơ bản của xã hội học
- doc
Bài 3: Nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu xã hội học
- doc
Bài 1: Các khái niệm cơ bản của xã hội học
- doc
Bài 1: Xã hội hóa cá nhân
- doc
Bài 2: Vị trí, địa vị và vai trò xã hội
- doc
Bài 1: Bất bình đẳng xã hội