Bài giảng Xã hội học đại cương - Đại học Cần Thơ

Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, và đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử; là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc. Dưới đây là bài giảng Xã hội học đại cương (Đại học Cần Thơ), mời các bạn cùng tham khảo.

Bài giảng Xã hội học đại cương - Đại học Cần Thơ

Xã hội học xuất hiện ở châu Âu thế kỷ XIX với tư cách là một tất yếu lịch sử xã hội. Tính tất yếu đó thể hiện ở nhu cầu và sự phát triển chín muồi các điều kiện và tiền đề biến đổi và nhận thức đời sống xã hội. Các biến động to lớn trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội châu Âu vào thế kỷ XVIII và nhất là thế kỷ XIX đã đặt ra những nhu cầu thực tiễn mới đối với nhận thức xã hội.

Bắt đầu từ thế kỷ 18, đời sống xã hội ở các nước Châu Âu trở nên hết sức phức tạp. Cuộc cách mạng công nghiệp 1750 đã đưa đến những đảo lộn ghê gớm. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những đô thị công nghiệp khổng lồ gây nên những làn sóng chuyển dịch dân cư lớn, kèm theo đó là những mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo căng thẳng, các quan hệ xã hội ngày càng thêm đa dạng và phức tạp. Xã hội rơi vào trạng thái biến động không ngừng: chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, xung đột chính trị, suy thoái đạo đức, phân hoá giàu nghèo, bùng nổ dân số, tan rã hàng loạt các thiết chế cổ truyền,... Trước tình hình như thế, xã hội nảy sinh một yêu cầu cấp thiết là cần phải có một ngành khoa học nào đó đóng vai trò tương tự như một bác sĩ luôn luôn theo dõi cơ thể sống - xã hội tiến tới giải phẫu các mặt, các lĩnh vực khác nhau trên bề mặt cắt của nó từ tầm vĩ mô đến vi mô, kể cả khi xã hội đó thăng bằng cũng như khi mất thăng bằng để chỉ ra trạng thái thật của xã hội đó, phát hiện ra những vấn đề xã hội (social problems), dự báo khuynh hướng phát triển của xã hội, và chỉ ra những giải pháp có tính khả thi.

Khách thể của xã hội học là hiện thực xã hội. Hiện thực xã hội cũng là đối tượng của các khoa học xã hội khác như triết học, lịch sử, dân tộc học, tôn giáo, dân số...Xã hội học khác với các khoa học khác ở chỗ, xã hội học nghiên cứu về tính chỉnh thể của các quan hệ trong xã hội, là khoa học nghiên cứu về hệ thống xã hội nói chung. Đồng thời xã hội học cũng nghiên cứu những vấn đề chuyên biệt và cụ thể qua các khái niệm gắn với nhân tố được kiểm nghiệm.

Do tính chất "nước đôi" của các tri thức xã hội học mà các quan niệm về đối tượng nghiên cứu của xã hội học không chỉ khác nhau, thậm chí còn trái ngược nhau. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học có sự thay đổi qua các thời kỳ. Thời kỳ trước năm 1960, có hai cách tiếp cận khác nhau:

  • Thứ nhất, xã hội học Châu Âu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của triết học thực chứng và thuyết tiến hoá, nên đối tượng nghiên cứu là tính chỉnh thể của tổ chức xã hội, tính hệ thống của nó trong mối quan hệ chi phối các nhân. Tức là nghiên cứu cấu trúc xã hội hay xã hội học vĩ mô. Ví dụ: Đối với Auguste Comte, xã hội học là khoa học nghiên cứu về các quy luật tổ chức xã hội v.v... Theo Durkheim, đối tượng nghiên cứu của xã hội là “sự kiện xã hội”.
  • Thứ hai, xã hội học Mỹ chịu ảnh hưởng của thuyết hành vi và chủ nghĩa thực dụng. Theo quan điểm của M. Weber, xã hội học là khoa học nghiên cứu về “hành động xã hội”. Đối tượng nghiên cứu là các hành vi cá nhân, các cơ chế hình thành hành vi cá nhân, sự tương tác liên cá nhân, sự hình thành động cơ, các tác nhân hành động của nhóm. Tức là nghiên cứu hành động xã hội hay xã hội học vi mô. Khuynh hướng tiếp cận vi mô: Các nhà xã hội học theo khuynh hướng này cho rằng hành vi hay hành động xã hội của con người là đối tượng nghiên cứu của xã hội học.

Giai đoạn hiện nay cũng có hai cách tiếp cận về đối tượng nghiên cứu của xã hội học:

  • Một là, tiếp cận đối tượng xã hội học từ hai phía: hành vi xã hội của con người và hệ thống xã hội (cấu trúc xã hội), do có sự xâm nhập lẫn nhau của xã hội học Châu Âu và xã hội học Mỹ.
  • Hai là, tiếp cận theo phương pháp phân tích kinh tế chính trị của Marx, lấy các cơ sở kinh tế và các cộng đồng xã hội làm khái niệm then chốt, hạt nhân để triển khai ra các phạm vi khác. Cách tiếp cận này rất thịnh hành ở các nước Đông Âu và Liên xô trước đây

Bài giảng Xã hội học đại cương (Đại học Cần Thơ) có nội dung bao gồm các chương sau:

Chương 1: Tổng quan về xã hội học

Chương 2: Cơ cấu xã hội

Chương 3: Hành động xã hội và tương tác xã hội

Chương 4: Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội

Chương 5: Văn hóa và lối sống

Chương 6: Xã hội hóa

Chương 7: Biến đổi xã hội

Chương 8: Xã hội học chuyên ngành

Chương 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Bài giảng Xã hội học đại cương ---

Ngày:27/11/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM