Địa lí 11 Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Cùng eLib ôn tập các kiến thức về các tổ chức liên kết kinh tế khu vực và trên thế giới, động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ của các nước như thế nào xin mời các em tìm hiểu bài học dưới đây!

Địa lí 11 Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Xu hướng toàn cầu hóa

Là quá trình liên kết các quốc gia về kinh tế, văn hóa, khoa học,… Trong đó toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ nhất đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế  giới.

1.1.1. Toàn cầu hóa về kinh tế

a. Thương mại phát triển:

  • Tốc độ tăng trưởng ngoại thương cao.
  • Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với 150 thành viên (tính đến tháng 1 – 2007) chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới.

b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh:

  • Tổng giá trị đầu tư tăng nhanh. Từ năm 1990 đến 2004 đầu tư nước ngoài tăng từ 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD.
  • Đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ. Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, nổi lên hang đầu là hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,..

c. Thị trường tài chính mở rộng:

  • Hình thành mạng lưới liên kết tài chính.
  • Các tổ chức tài chính toàn cầu IMF, WB… đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế - xã hội thế giới.

d. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn: (MNC: Multinational company):

  • Số lượng ngày càng nhiều.
  • Nắm trong tay khối lượng tài sản lớn, chi phối mạnh mẽ các hoạt động kinh tế của nhân loại. 

1.1.2. Hệ quả của toàn cầu hóa

  • Tích cực: thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế.
  • Thách thức: gia tăng khoảng cách giàu nghèo; cạnh tranh giữa các nước.

1.2. Xu hướng khu vực hóa kinh tế

a. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực:

  • Nguyên nhân: do phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên thế giới, những quốc gia tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích.
  • Các tổ chức liên kết khu vực: AFTA, EU, ASEAN, APEC…

b. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế:

  • Tích cực: vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo nên sự tăng trưởng kinh tế, tăng tự do thương mại, đầu tư, bảo vệ lợi ích kinh tế các nước thành viên; tạo những thị trường rộng lớn, tăng cường toàn cầu hóa kinh tế.
  • Thách thức: quan tâm giải quyết vấn đề như chủ quyền kinh tế, quyền lực quốc gia.

2. Luyện tập

Câu 1: Nước ta hiện nay đang tham gia vào những tổ chức liên kết kinh tế nào?

Gợi ý làm bài

Nước ta đang tham gia vào các tổ chức liên kết khu vực như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF).

Câu 2: Nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm nào? Nêu những thuận lợi và khó khan của Việt Nam khi gia nhập WTO?

Gợi ý làm bài

- Nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 1 năm 2007.

- Thuận lợi và khó khăn:

  • Được tiếp cận và trao đổi các dịch vụ hàng hóa với các nước thành viên.
  • Luật kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện.
  • Vị thế được nâng cao trên trường quốc tế
  • Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh hơn
  • Cạnh tranh gay gắt, nhiều đối thủ trên trường quốc tế
  • Phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.
  • Phụ thuộc nước ngoài nhiều.
  • Khó khăn cho việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 3: Đối với Việt Nam, toàn cầu hoá kinh tế đã tạo ra những thời cơ gì để phát triển kinh tế? 

Gợi ý làm bài

Toàn cầu hoá kinh tế đã tạo ra những thời cơ để phát triển kinh tế cho Việt Nam là:

- Hàng hoá của nước ta có cơ hội thâm nhập vào các thị trường lớn trên thế giới với mức thuế quan thấp hoặc không bị đánh thuế

- Được tham gia công bằng trên các sân chơi kinh tế với các cường quốc.

- Có cơ hội thu hút và tiếp nhận các nguồn vốn lớn, trình độ công nghệ, KHKT…

- Hàng hoá bên ngoài vào nước ta làm tăng khả năng lựa chọn và tiêu dùng cho dân cư với các sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành rẻ.

Câu 4: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở nào?

Gợi ý làm bài

Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở:

  • Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới.
  • Những quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội.
  • Những quốc gia có chung mục tiêu, lợi ích phát triển liên kết lại với nhau.

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế Địa lý 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em phải nắm được thế nào là toàn cầu hóa, các biểu hiện và hệ quả của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, nắm được khu vực hóa kinh tế với các tổ chức liên kết kinh tế tiêu biểu và hệ quả của khu vực hóa kinh tế.

Ngày:21/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bài học Địa lý 11