Vật lý 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên
Nội dung bài học dưới đây giúp các em nắm về một trong những tính chất quan trọng nhất của nguyên tử, phân tử đó là chuyển động. Vậy thì các nguyên tử, phân tử đã chuyển động như thế nào và có điểm gì đặc biệt không? Từ đó giải được các dạng bài tập từ dễ đến khó, nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Thí nghiệm Bơ-rao (Brown)
a) Thí nghiệm:
-
Năm 1827 – nhà thực vật học (người Anh) Bơ-rao quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi đã phát hiện thấy chúng có chuyển động không ngừng về mọi phía.
-
Khi bị giã nhỏ hoặc luộc chín, các hạt phấn hoa vẫn chuyển động hỗn độn không ngừng.
-
Thí nghiệm đó gọi là thí nghiệm Brown.
b) Nhận xét:
-
Quan sát các hạt phấn hoa chuyển động trong nước bằng kính hiển vi thấy chúng chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía.
1.2. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
- Giải thích chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Bơ-rao.
- Các phân tử nước chuyển động không ngừng, trong khi chuyển động nó va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng nhau làm cho các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.
-
Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong trong thí nghiệm Bơ-rao là do các phân tử nước không ngừng đứng yên mà chuyển động không ngừng.
-
Kết luận: Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
1.3. Chuyển động phân tử và nhiệt độ.
- Khi tăng nhiệt độ của nước thì các hạt phấn hoa sẽ chuyển động như thế nào?
-
Các phân tử nước chuyển động càng nhanh, va đập vào các hạt phấn hoa càng mạnh làm cho các hạt phấn hoa chuyển động càng mạnh.
-
Chuyển động của các nguyên tử, phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ nên chuyển động này được gọi là chuyển động nhiệt.
-
Kết luận: Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
2. Bài tập minh họa
2.1. Dạng 1: Giải thích hiện tượng về chuyển động của các phân tử
Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc đựng nước lạnh và một cốc đựng nước nóng. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.
Hướng dẫn giải:
-
Sau một thời gian cả cốc nước đều có màu tím và cốc đựng nước nóng xảy ra nhanh hơn.
-
Do giữa các phân tử nước và thuốc tím có khoảng cách, chúng chuyển động không ngừng.
-
Chuyển động của các phân tử càng nhanh khi nhiệt độ càng cao vì vậy mà thuốc tím được tan vào nước và cốc nước nóng xảy ra nhanh hơn.
2.2. Dạng 2: Giải thích hiện tượng khuếch tán có xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng
Hiện tượng khuếch tán có xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng không? Tại sao?
Hướng dẫn giải:
Hiện tượng khuyếch tán xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng vì khi nhiệt độ tăng các phân tử chuyển động nhanh hơn.
⇒ Các chất tự hoà lẫn vào nhau nhanh hơn.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Hiện tượng khuếch tán là gì?
Câu 2: Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào?
Câu 3: Tại sao hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?
Câu 4: Hiện tượng khuếch tán xảy ra với chất nào?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Chọn phát biểu đúng khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử?
A. Các phân tử, nguyên tử có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động theo một hướng nhất định.
C. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm lại.
D. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.
Câu 2: Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến đại lượng nào sau đây?
A. Khối lượng của vật
B. Nhiệt độ của vật
C. Thể tích của vật
D. Trọng lượng riêng của vật
Câu 3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Hiện tượng …… là sự tự hòa lẫn vào nhau của các nguyên tử, phân tử của các chất do chuyển động nhiệt.
A. phân ly B. chuyển động C. dao động D. khuếch tán
Câu 4: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?
A. chuyển động không ngừng.
B. có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
C. giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
D. chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.
4. Kết luận
Qua bài giảng Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
-
Chỉ ra được sự tương tự giữa chuyển động của quả bóng bay khổng lồ do chuyển động Bơ-rao.
-
Nắm được rằng khi phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
-
Giải thích được tại sao khi nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuyếch tán xảy ra càng nhanh.
Tham khảo thêm
- doc Lý 8 Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào
- doc Lý 8 Bài 21: Nhiệt năng
- doc Lý 8 Bài 22: Dẫn nhiệt
- doc Lý 8 Bài 23: Đối lưu- Bức xạ nhiệt
- doc Lý 8 Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng
- doc Lý 8 Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt
- doc Lý 8 Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- doc Lý 8 Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- doc Lý 8 Bài 28: Động cơ nhiệt
- doc Lý 8 Bài 29: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II Nhiệt học