Lịch Sử 6 Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX

Nhìn lại lịch sử nước ta từ những thế kỉ VII – IX, hẳn người ta vẫn thường nhắc đến những cuộc kháng chiến lớn như kháng chiến Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Mai Thúc Loan….Vậy diễn biến, kết quả của các cuộc kháng chiến này như thế nào? Mời các em cùng đến với bài học ngay sau đây.

Lịch Sử 6 Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta có gì thay đổi?

Năm 618, nhà Đường đô hộ nước ta.

a. Về hành chính:

- Năm 679 nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam độ hộ phủ. Trụ sở đặt ở Tống Bình.

- Nhà Đườn cử người Trung Quốc nắm quyền cai trị trực tiếp tới các huyện.

- Cho đắp đường, xây thành lũy, tăng quân đồn trú.

b. Về chính trị:

- Các châu huyện do người TQ cai trị.

- Chúng tiến hành sửa đường giao thông thuỷ bộ để dễ bề cai trị.

c. Về kinh tế:

Đặt ra nhiều thứ thuế, bắt nhân dân phải cống nạp các thứ quý, nhất là quả vải.

1.2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722)

a. Nguyên nhâ

- Do chính sách cai trị bóc lột tàn bạo của nhà Đường

- Do phải gánh vải nộp cống

b. Diễn biến

- Khoảng cuối thế kỷ VIII Mai Thúc Loan kêu gọi người dân nổi dậy nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Ông chọn Sa Nam xây dựng căn cứ xưng đế.

- Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân Giao Châu và Cham- Pa tấn công thành Tống Bình làm Quang

- Sở Khách phải chạy vế Trung Quốc.

- Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem mười vạn quân sang đàn áp Mai Hắc Đế thua trận

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

c. Kết quả: 

Khởi nghĩa thất bại

d. Nguyên nhân thất bại

- Do địch động, mạnh

- Nghĩa quân lực lượng yếu thiếu vị chỉ huy tài giỏi

1.3. Khởi nghĩa Phùng Hưng (trong khoảng 776- 791)

a. Nguyên nhân:

- Do chính sách cai trị bóc lột tàn bạo của nhà Đường

- Phùng Hưng là người tài giỏi, giàu lòng thương người được nhân dân mến phục.

b. Diễn biến:

- Khoảng năm 776, anh em Phùng Hưng đã nổi dậy khởi nghĩa ở Đường Lâm (Ba Vì, Hà Tây).

- Sau đó Phùng Hưng kéo quân bao vây và chiếm phủ Tống Bình.

- Năm 791, nhà Đường sang đàn áp, Phùng An ra hàng.

c. Kết quả:

Giành quyền làm chủ trong 9 năm nhưng sau đó bị đàn áp.

=> Các cuộc khởi nghĩa dù thất bại nhưng cổ vũ tinh thần yêu nước đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta. Để lại nhiều bài học quý báu cho đời sau.

2. Luyện tập

Câu 1: Thời niên thiếu của Mai Thúc Loan có gì đặc biệt? Nhờ đâu mà cuộc khởi nghĩa do Mai Thúc Loan lãnh đạo giành được thắng lợi nhanh chóng?

Gợi ý trả lời

- Thời thiếu niên cuộc sống của Mai Thúc Loan đã rất khó khăn. Mai Thúc Loan phải kiếm củi, chăn trâu, cày ruộng cho nhà giàu để kiếm sống.

- Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan giành được thắng lợi nhanh chóng là nhờ tinh thần chiến đấu kiên trì, bền bỉ của nhân dân ta, sự lãnh đạo tài giỏi của Mai Thúc Loan.

Câu 2: Hoàn cảnh xuất thân của Phùng Hưng, Phùng Hải có gì đặc biệt so với Mai Thúc Loan?

Gợi ý trả lời

Phùng Hưng xuất thân từ dòng họ nối đời làm thủ lĩnh, gọi là quan lang. Còn Mai Thúc Loan chỉ là người dân bình thường.

Câu 3: Nêu ý nghĩa lịch sử của hai cuộc khởi nghĩa.

Gợi ý trả lời

- Hai cuộc khởi nghĩa đã giành lại được quyền làm chủ đất nước trong một thời gian ngắn.

- Tuy khởi nghĩa cuối cùng bị đàn áp nhưng thể hiện lòng yêu nước, ý chí quật cường của các tầng lớp nhân dân kiên quyết đứng dậy giành chủ quyền dân tộc, lật đổ ách thống trị tàn bạo của nhà Đường.

3. Kết luận

Kết thúc bài học, các em cần ghi nhớ các ý chính sau:

  • Nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường
  • Nguyên nhân, diễn biến và kết quả của khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng
Ngày:09/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM