Luận án TS: Các yếu tố quyết định chất lượng hoạt động kiểm toán - Theo nhận thức của kiểm toán viên

Luận án Các yếu tố quyết định chất lượng hoạt động kiểm toán - Theo nhận thức của kiểm toán viên được hoàn thành với mục tiêu nhằm xác định các yếu tố quyết định chất lượng kiểm toán theo nhận thức của kiểm toán viên Việt Nam làm nền tảng cho việc gợi ý các chính sách nâng cao chất lượng kiểm toán.

Luận án TS: Các yếu tố quyết định chất lượng hoạt động kiểm toán - Theo nhận thức của kiểm toán viên

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

CLKT luôn là vấn đề được quan tâm bởi nhiều bên với mục đích khác nhau. Các nhà đầu tư, chủ nợ cần thông tin hữu ích cho quyết định đầu tư/cho vay nên các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như tổ chức nghề nghiệp hết sức đề cao vai trò CLKT đối với sự ổn định thị trường vốn. Trong khi đó, khách hàng kiểm toán mong muốn sự cân bằng giữa lợi ích và chi phí, cụ thể là giữa sự gia tăng độ tin cậy thông tin tài chính với phí kiểm toán cũng như các chi phí nâng cao chất lượng BCTC. Ở một góc độ khác, các DN kiểm toán cũng hiểu rằng CLKT giúp nâng cao khả năng cạnh tranh và hạn chế rủi ro, nhưng phải cân đối với chi phí và thời gian dành cho việc thực hiện kiểm toán. Sự quan tâm của nhiều bên như trên mang lại tính đa chiều của CLKT. CLKT có thể được tiếp cận dưới các góc độ khác nhau, vừa đồng nhất vừa mâu thuẫn. Ví dụ giữa người cung cấp dịch vụ (DN kiểm toán) và người giám sát (tổ chức nghề nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước). Hoặc giữa khách hàng trực tiếp (nhà quản lý DN được kiểm toán) và khách hàng gián tiếp (nhà đầu tư, chủ nợ là người thực sự sử dụng kết quả kiểm toán).

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng khung các yếu tố quyết định CLHĐKT dựa trên nhận thức của KTV.

Phân tích sự khác biệt về nhận thức chất lượng do các yếu tố kinh nghiệm và môi trường làm việc của KTV.

Phân tích sự khác biệt về nhận thức giữa KTV và các bên liên quan về CLKT, dưới góc độ một dịch vụ.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các KTV làm việc tại Việt Nam. Đối tượng khảo sát bao gồm các KTV làm việc tại các công ty kiểm toán, ở các vị trí: Giám đốc kiểm toán; Chủ nhiệm kiểm toán; KTV chính; và Trợ lý kiểm toán (có kinh nghiệm làm việc từ ba năm trở lên).

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu giới hạn trong hoạt động kiểm toán BCTC của Kiểm toán Độc lập tại Việt Nam.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án thực hiện khảo sát quan điểm của KTV về các yếu tố quyết định CLKT trên thang đo Likert được phát triển từ Khuôn mẫu CLKT của IAASB. Các phương pháp sử dụng bao gồm:

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

- Kiểm định trung bình (T-test)

- Phân tích phương sai một chiều (One - Way ANOVA)

1.5 Đóng góp mới của luận án

Dựa trên một khuôn khổ đầy đủ (Khuôn mẫu CLKT) và được kiểm định bằng phương pháp luận nghiêm ngặt (CFA), Luận án đã xây dựng Khung các yếu tố quyết định CLHĐKT theo nhận thức của KTV có ý nghĩa về lý thuyết và phù hợp với dữ liệu thực tế. Do đó, Khung các yếu tố quyết định CLHĐKT sẽ là hữu ích cho sự phát triển hướng nghiên cứu đo lường CLKT ở Việt Nam.

Kết quả xác định tám yếu tố quyết định CLHĐKT (gồm: Năng lực nhóm kiểm toán; Chính sách chất lượng của công ty kiểm toán; Phương pháp luận kiểm toán; Cung cấp thông tin cho ban quản trị và quản lý; Công khai của công ty kiểm toán; Giám sát từ bên ngoài; Tương tác các bên; và Bối cảnh), cũng như sự khác biệt về nhận thức về CLKT của KTV theo kinh nghiệm và môi trường làm việc đã bổ sung những hiểu biết sâu sắc về các yếu tố có ảnh hưởng đến CLKT.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan các nghiên cứu về CLKT và xác định vấn đề nghiên cứu

Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới

Tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam

Vấn đề và mục tiêu nghiên cứu của luận án

2.2 Cơ sở lý thuyết về CLKT

CLKT – Một khái niệm đa chiều

Chất lượng hoạt động kiểm toán

Chất lượng dịch vụ kiểm toán

2.3 Nhận thức của KTV về CLHĐKT

Phương pháp nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

2.4 Sự khác biệt về nhận thức về CLKT của KTV và các bên liên quan

Phương pháp nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

2.5 Kết luận và hàm ý áp dụng

Đánh giá các phát hiện quan trọng

Các đóng góp và hàm ý

Những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất cho nghiên cứu tiếp theo

3. Kết luận

Trên nền tảng Khuôn mẫu CLKT của IAASB, bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với các phương pháp luận nghiêm ngặt, Luận án đã xây dựng Khung các yếu tố quyết định CLHĐKT dựa trên nhận thức của KTV. Kết quả nghiên cứu đã bổ sung những hiểu biết sâu sắc về nhận thức của KTV về CLKT. Ngoài ra, nghiên cứu còn cung cấp bằng chứng về sự khác biệt về nhận thức CLKT giữa KTV, người cung cấp BCTC và người sử dụng. Các kết quả từ nghiên cứu sẽ hữu ích cho các giải pháp nâng cao CLKT của các công ty kiểm toán nói riêng cũng như hoạt động kiểm toán nói chung ở Việt Nam. Bên cạnh những đóng góp về mặt thực tiễn, Luận án còn mang lại những giá trị nhất định về mặt khoa học. Trên cơ sở hệ thống và phân tích các tài liệu nghiên cứu về CLKT, Luận án đã làm rõ khung khái niệm CLHĐKT và CLDVKT. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu về CLKT. Cuối cùng, với Khung các yếu tố quyết định CLHĐKT theo nhận thức của KTV được xác định từ nghiên cứu này, sẽ là nền tảng cho sự phát triển hướng nghiên cứu đo lường CLKT ở Việt Nam trong tương lai.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bùi Thị Thuỷ, 2014. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Hà Thị Ngọc Hà và cộng sự, 2011. Giải pháp hoàn thiện, tăng cường kiểm soát chất lượng công tác kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có lợi ích công chúng. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành.

Hà Thị Ngọc Hà, 2012. Mô hình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán bài học kinh nghiệm từ Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, số 11, trang 36-40.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Hồng Phước.

Lâm Huỳnh Phương, 2013. Ảnh hưởng của việc luân chuyển kiểm toán viên đến chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

4.2 Tiếng Anh

Ashbaugh, H. (2004). Ethical issues related to the provision of audit and non-audit services: Evidence from academic research. Journal of Business Ethics, 52(2), 143-148.

Baber, W. R., Krishnan, J., & Zhang, Y. (2014). Investor perceptions of the earnings quality consequences of hiring an affiliated auditor. Review of Accounting Studies, 19(1), 69-102

Carcello, J. V., Hermanson, R. H., & McGrath, N. T. (1992). Audit quality attributes: The perceptions of audit partners, preparers, and financial statement users. Auditing, 11(1), 1.

Dechow, P. M., Sloan, R. G., & Sweeney, A. P. (1996). Causes and consequences of earnings manipulation: An analysis of firms subject to enforcement actions by the SEC. Contemporary accounting research, 13(1), 1-36.

Francis, J. R., & Wilson, E. R. (1988). Auditor changes: A joint test of theories relating to agency costs and auditor differentiation. Accounting Review, 663-682.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---

  • Tham khảo thêm

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM