Cách làm tiểu luận Kinh tế quốc tế từ A đến Z
Tiểu luận Kinh tế quốc tế nghiên cứu về các nhóm ngành kinh doanh, mang tính toàn cầu, đồng thời chia sẻ những chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia. Vậy, làm thế nào để có một bài tiểu luận Kinh tế quốc tế hoàn chỉnh? Làm thế nào để chọn đề tài tiểu luận hay và hấp dẫn. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết Cách làm tiểu luận Kinh tế quốc tế từ A đến Z được eLib chia sẻ dưới đây để nắm vững phương pháp làm tiểu luận Kinh tế quốc tế đạt điểm cao. Chúc các bạn thành công!
Mục lục nội dung
1. Kinh tế quốc tế là gì?
Kinh tế quốc tế là một bộ môn khoa học, đồng thời là chuyên ngành của lĩnh vực kinh tế học. Bộ môn này nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Có thể nói, kinh tế quốc tế là một lĩnh vực năng động, thuộc nhóm ngành kinh doanh, mang tính toàn cầu, cung cấp những kiến thức về các chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận Kinh tế quốc tế
Hiểu một cách đơn giản, mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận chính là cái đích mà đề tài hướng đến. Nó chính là lý do xuyên suốt, là cơ sở mà bạn chọn đề tài tiểu luận để nghiên cứu. Trong phần mục đích này, bạn cần nêu được tầm quan trọng, tính cấp thiết của vấn đề mà bạn định nghiên cứu.
Để trình bày mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận hay, súc tích và thuyết phục bạn cần biết cách đặt vấn đề cho bài luận. Các bài tiểu luận có thể được giới thiệu mục đích nghiên cứu bằng nhiều cách nhưng phải đảm bảo tính liên quan chặt chẽ đến vấn đề mà bạn muốn nghiên cứu.
Bên cạnh đó, để thực hiện việc nghiên cứu và cho ra kết quả chính xác, bạn cần khoanh vùng phạm vi nghiên cứu để vẽ ra những hướng đi cụ thể cho phương pháp nghiên cứu trong tiểu luận.
Phần dưới đây sẽ nói rõ hơn vì sao phải đặt vấn đề và khoanh vùng nghiên cứu, cũng như hướng dẫn chi tiết cách thực hiện như thế nào là chính xác, nhằm giúp bạn dễ dàng viết được một mở đầu tiểu luận đầy thuyết phục.
3. Cách trình bày tiểu luận Kinh tế quốc tế
Tiểu luận kinh tế quốc tế cũng bao gồm 3 phần chính:
Phần mở đầu
Phần nội dung
Phần kết luận.
Trong đó:
Phần mở đầu bao gồm: Lời cảm ơn, lời cam đoan, lời mở đầu. Tại phần này, chúng ta chỉ ra đề tài nghiên cứu, cũng như phương pháp nghiên cứu mà chúng ta sử dụng. để thực hiện đề tài đó.
Đối với phần nội dung, bạn cần đi sâu vào việc nghiên cứu đề tài. Tại phần này, bạn cần xác minh những nội dung chính, luận điểm chính để phân tích và hơn hết, hãy tham khảo những ý chính mà chúng tôi đã đề xuất cho bạn ở phần thứ nhất.
Hãy lập luận vấn đề một cách cụ thể, logic và hợp lý nhất. Tránh tình trạng từ ý này nhảy sang ý kia khi chưa có kết luận nội dung.
Cuối cùng, trong phần kết luận, bạn cần tóm tắt lại những ý chính đã nêu trong phần nội dung. Khi trình bày, bạn cần đảm bảo cả về mặt hình thức lẫn nội dung, tuyệt đối tránh những lỗi chính tả, cũng như việc sắp xếp câu lủng củng và sử dụng từ ngữ phức tạp.
4. Một số đề tài tiểu luận Kinh tế quốc tế
Các đề tài tiểu luận kinh tế quốc tế vô cùng phong phú. Một số dạng đề tài mà bạn có thể lựa chọn là phân tích nền kinh tế của một quốc gia nào đó; phân tích về việc đầu tư nước ngoài của một quốc gia bất kỳ hoặc so sánh môi trường phát triển kinh tế của 2 hay nhiều quốc gia,...
4.1 Đề tài phân tích nền kinh tế một quốc gia bất kỳ
- Khái quát về vị trí địa lý cũng như một số thông tin của quốc gia mà bạn sẽ phân tích.
- Chỉ ra sự lựa chọn con đường phát triển kinh tế của quốc gia đó. Đồng thời, chỉ ra những hướng đi mà họ đã áp dụng trong việc phát triển kinh tế.
- Gắn những mốc thời gian cụ thể kết hợp với những số liệu cụ thể về quốc gia ấy trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Hãy chỉ ra những mặt tích cực, hoặc tiêu cực mà bạn có thể quan sát dựa trên số liệu thực tế trong quá trình phát triển kinh tế của quốc gia đó.
- Đề xuất những giải pháp để có thể giúp quốc gia đó phát triển một cách bền vững hơn.
4.2 Đề tài phân tích chính sách đầu tư nước ngoài của một quốc gia
- Chỉ ra chiến lược thâm nhập thị trường của các tập đoàn xuyên quốc gia, nhấn mạnh vai trò phát triển kinh tế của các quốc gia lên hàng đầu.
- Phân tích thật kỹ chiến lược thâm nhập thị trường của công ty đó.
- Nêu ra những tiêu chí mà doanh nghiệp đó quyết định chọn thị trường kia để đầu tư.
- Đánh giá những thuận lợi mà doanh nghiệp nhận được khi quyết định đầu tư và nêu lên những triển vọng trong tương lai mà doanh nghiệp kia nhận được.
4.3 Đề tài so sánh môi trường phát triển kinh tế của 2 hoặc nhiều quốc gia
- Chỉ ra quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia.
- Trình bày những điểm tương đồng và khác biệt giữa các quốc gia. Mỗi sự tương đồng hay khác nhau, cần gắn với mốc thời gian cùng số liệu cụ thể.
- Nêu một cách nhất quán biện pháp giải quyết cho từng quốc gia để có một hướng đi phát triển kinh tế đúng đắn nhất.
4.4 Đề tài tiểu luận Kinh tế quốc tế tham khảo
Quan hệ Kinh tế - thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ từ sau Hiệp định thương mại Việt - Mỹ
Tình hình hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và những yêu cầu đối với ngành kinh tế bị ảnh hưởng nhiều nhất
Những tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN tới nền kinh tế Việt Nam
Chiến lược thâm nhập thị trường của các công ty xuyên quốc gia (TNCS) – Liên hệ với trường hợp Mcdonald’s thâm nhập thị trường Việt Nam
Những công cụ của chính sách thương mại thuế quan và phi thuế quan
....
Trên đây là một số đề tài tiểu luận về Kinh tế quốc tế và các hướng dẫn trình bày nội dung, bố cục cũng như cách viết tiểu luận theo đúng quy định. Hi vọng đây sẽ là thông tin hữu giúp bạn hoàn thành một bài tiểu luận đúng chuẩn. Chúc bạn thành công!
Tham khảo thêm
- doc Cách trình bày tiểu luận tốt nghiệp ngành Luật
- doc Hướng dẫn cách làm tiểu luận Triết học
- doc Hướng dẫn cách viết tiểu luận ngành Quản trị nhân sự
- doc Hướng dẫn cách viết tiểu luận Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam
- doc Các bước viết tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh chi tiết nhất
- doc Hướng dẫn trình bày tiểu luận Kinh tế vĩ mô chi tiết
- doc Hướng dẫn làm tiểu luận Marketing quốc tế