Nghiên cứu khoa học kế toán

Chuyên mục Nghiên cứu khoa học kế toán tổng hợp một số Nghiên cứu khoa học chuyên ngành Kế toán dành cho các bạn tham khảo để hỗ trợ tốt cho môn học của mình.

1. Nghiên cứu khoa học Kế toán là gì?

Nghiên cứu khoa học Kế toán là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kĩ thuật mới để cải tạo thế giới.

Thật ra, công việc nghiên cứu khoa học (trong sinh viên) chỉ là những nghiên cứu, tìm tòi nhằm phát hiện ra những cái mới, giải quyết những vấn đề mà thực tiễn và lý luận đặt ra!

2. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học Kế toán là gì?

Tính khách quan: Tính khách quan trong nghiên cứu khoa học có thể hiểu là khả năng nhìn nhận và chấp nhận sự thật thay vì phủ nhận sự thật để bảo vệ điều mà người nghiên cứu mong muốn. Tính khách quan đòi hỏi người nghiên cứu phải gác lại tất cả các loại cân nhắc và định kiến chủ quan của mình.

Tính kiểm chứng: Kiến thức khoa học dựa trên bằng chứng có thể kiểm chứng (quan sát thực tế) để các nhà quan sát khác có thể quan sát, cân nhắc hoặc đo lường các hiện tượng tương tự và kiểm tra quan sát cho chính xác.

Tính hệ thống: Một nghiên cứu khoa học áp dụng một quy trình tuần tự nhất định, một kế hoạch có tổ chức hoặc thiết kế nghiên cứu để thu thập và phân tích các sự kiện về vấn đề đang nghiên cứu.

Độ tin cậy: Kiến thức khoa học phải xảy ra trong các trường hợp quy định không chỉ một lần mà nhiều lần

Độ chính xác: Nghiên cứu khoa học cần có độ chính xác cao. Độ chính xác được thể hiện bằng các con số hoặc phép đo lường cụ thể.

Tính có thể dự đoán: Các nhà khoa học không chỉ đơn thuần mô tả các hiện tượng đang được nghiên cứu, mà còn cố gắng giải thích và dự đoán.

3. Các loại hình nghiên cứu khoa học Kế toán

Trên thực tế, có rất nhiều loại hình nghiên cứu khoa học. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập hai cách phân loại: Phân loại theo tính ứng dụng và phân loại theo phương thức nghiên cứu:

3.1 Phân loại theo tính ứng dụng

Nghiên cứu khoa học được phân thành hai loại chính: nghiên cứu thuần túy hoặc nghiên cứu cơ bản và Nghiên cứu ứng dụng.

Nghiên cứu cơ bản (Basic research)

Nghiên cứu cơ bản hay còn gọi là nghiên cứu lý thuyết là một cuộc điều tra về nguyên tắc cơ bản và lý do cho sự xuất hiện của một sự kiện hoặc quá trình hoặc hiện tượng cụ thể. Chẳng hạn như việc nghiên cứu, điều tra một số hiện tượng tự nhiên hoặc liên quan đến khoa học thuần túy. Các nghiên cứu cơ bản đôi khi không liên quan đến việc giải quyết hoặc ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế nào nhưng nó sẽ đóng vai trò là kiến thức nền tảng, cơ bản. Cung cấp một cái nhìn sâu sắc có hệ thống về một vấn đề.  Các kết quả của nghiên cứu khoa học cơ bản sẽ là cơ sở cho nhiều nghiên cứu ứng dụng.

Nghiên cứu ứng dụng (Applied research)

Việc thực hiện nghiên cứu ứng dụng sẽ giúp nhà khoa học giải quyết một số vấn đề nhất định dựa trên các lý thuyết và nguyên tắc nổi tiếng và đã được thừa nhận. Nghiên cứu ứng dụng là hữu ích cho nghiên cứu cơ bản. Kết quả của nghiên cứu ứng dụng có khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn, tạo ra sự khác biệt, đổi mới nhằm phục vụ lợi ích của con người và xã hội.

3.2 Phân loại theo phương thức nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng (Quantitative research): Nghiên cứu định lượng liên quan đến việc sử dụng các công cụ tính toán, thống kê và toán học để rút ra kết quả. Các công cụ thu thập dữ liệu cho một nghiên cứu định lượng là khảo sát và thí nghiệm. Sau đó là áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích dữ liệu.

Nghiên cứu định tính (Qualitative research): Nghiên cứu định tính là một phương pháp khoa học xã hội thu thập và làm việc với dữ liệu phi số và tìm cách giải thích ý nghĩa từ những dữ liệu này.

Nghiên cứu hỗn hợp (Mixed research): Là nghiên cứu liên quan đến việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính hoặc đặc điểm mô hình. 

3.3 Các loại nghiên cứu khoa học khác

Nghiên cứu thăm dò (Exploratory Research)

Nghiên cứu mô tả (Descriptive research)

Nghiên cứu khám phá (Exploratory research)

Nghiên cứu cắt ngang (Cross-sectional Research)

Nghiên cứu hành động (Action research)

Nghiên cứu định hướng chính sách (Policy-Oriented Research)

Nghiên cứu phân loại (Classification research)

Nghiên cứu so sánh (Comparative research)

Nghiên cứu nhân quả (Causal research)

Nghiên cứu kiểm định lý thuyết (Theory-testing research)

Nghiên cứu xây dựng lý thuyết (Theory-building research)

4. Các bước tiến hành thực hiện nghiên cứu khoa học Kế toán

Để thực hiện được một công trình nghiên cứu khoa học bạn cần phải trải qua các bước sau:

Bước 1: Tìm ý tưởng

Đây là bước đầu tiên và là tiền đề quan trọng để bạn thực hiện các bước còn lại của quá trình nghiên cứu. Ý tưởng này bạn có thể tìm thấy thông qua sách báo, internet… hoặc có thể từ trong cuộc sống thường ngày. Khi bạn cảm thấy rằng đây là một đề tài hay, có tính thực tiễn cao và phù hợp với mình, bạn có thể lựa chọn nó làm đề tài nghiên cứu khoa học cho mình.

Bước 2: Xác định hướng nghiên cứu

Khi đã tìm ra được đề tài nghiên cứu mà mình muốn làm, bạn hãy tiến hành tìm kiếm thông tin, các bài báo cũng như những công trình nghiên cứu có liên quan để làm tư liệu tham khảo cho mình, đồng thời tìm được hướng nghiên cứu phù hợp và có hiệu quả nhé.

Bước 3: Chọn tên đề tài nghiên cứu

Đối với người đọc, tên đề tài là điều đầu tiên mà họ quan tâm, giúp kích thích người đọc chú ý và quan tâm đến đề tài của bạn hơn đấy. Chính vì vậy, khi đặt tên cho đề tài của mình, bạn nên lưu ý chọn tên dễ đọc, dễ nhớ, ngắn gọn và đúng trọng tâm của bài nghiên cứu nhé.

Bước 4: Lập đề cương chi tiết cho đề tài

Đây cũng là một trong những bước vô cùng quan trọng trong quá trình làm nghiên cứu khoa học đấy nhé. Dựa vào đề cương chi tiết, bạn có thể lên kế hoạch được những việc mà mình cần phải làm, những thông tin mà mình cần thu thập, giúp cho quá trình nghiên cứu được dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, nhìn vào đề cương chi tiết, giáo viên hướng dẫn cũng có thể xem xét và sửa các lỗi sai cho bạn một cách dễ dàng và chính xác hơn.

Bạn hãy thể hiện ý tưởng của mình thành một đè cương sơ khởi bao gồm những nội dung sau đây:

- Đặt vấn đề

- Mục đích nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu (Phạm vi về không gian, thời gian, đối tượng nghiên cứu)

- Phương pháp nghiên cứu

- Câu hỏi nghiên cứu

- Các giả thuyết

- Kết cấu đề tài

- Nguồn số liệu, tài liệu tham khảo

Bước 5: Tiến hành viết đề tài nghiên cứu khoa học

Sau khi đã hoàn thành xong 4 bước trên thì điều cuối cùng mà bạn cần làm là bắt tay vào viết đề tài nghiên cứu khoa học dựa vào đề cương chi tiết thôi. Trong quá trình viết này bạn cũng nên lưu ý sắp xếp thời gian thật hợp lý để không rơi vào tình trạng “thừa trước thiếu sau” nhé.

5. Quy định nội dung và hình thức của Nghiên cứu khoa học Kế toán

5.1 Nội dung Nghiên cứu khoa học Kế toán

Đề tài nghiên cứu khoa học NCKH  phải đạt được các mục tiêu nghiêncứu, nội dung đề tài NCKH phải được trình bày khúc chiết, chặt chẽ theo trình tự:

Phần mở đầu

Chương 1: Tổng quan tài liệu.

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: kết quả nghiên cứu.

Chương 4: Bàn luận.

Kết luận và kiến nghị.

Tài liệu tham khảo.

Phụ lục (nếu có).

5.2 Hình thức của Nghiên cứu khoa học Kế toán

Một đề tài NCKH được trình bày theo thứ tự dưới đây:

Bìa

Ký hiệu viết tắt (nếu có)

Mục lục (nội dung)

Phần mở đầu (đặt vấn đề)

Phần nội dung

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Đề tài NCKH phải được trình bày mạch lạc, rõ ràng, sạch sẽ ,không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ.

Đề tài NCKH được ghi trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 290mm) Đề tài NCKH soạn thảo theo kiểu chữ Times New Roman cỡ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Windword hoặc tương đương, mật độ chữ ở chế độ bình thường: dãn dòng đặt ở chế độ 1.5 limes: lề trên 3.5 cm, lề dưới 3 cm, lề trái 3.5 cm, lề phải 2cm. Số trang được đánh ở giữa lề trên của mỗi trang giấy.

Tiểu mục: Các tiểu mục của Đề tài NCKH được trình bày theo kiểu chữ số Ả Rập và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (thí dụ : 4.2.1.1 tức là tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1  chương 4 )

Bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình. phương trình : Các bảng, biểu đồ , sơ đồ, hình, phương trình được đánh số thành nhóm 2 chữ số. số đầu là số chương và số sau là số thứ tự (Thí dụ: bảng 3.18 tức là bảng  thứ 18 của chương 3 )

Lưu ý: số thứ tự được đánh tăng dần từ đầu Đề tài NCKH đến cuối đề tài và thứ tự của bảng, biểu đồ, sơ đồ , hình, phương trình được đánh số độc lập nhau . số thứ tự phương trình  để trong  ngoặc đơn, đặt trong phía lề phải. bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình lấy từ ngồn khác phải  được trích dẫn đầy đủ. 

Viết tắt: Trong đề tài NCKH . chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong đề tài. Nếu đề tài có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết ( xếp theo thứ tự A, B, C ) ở phần đầu đề tài.

Tài liệu tham khảo và cách trính dẫn: việc trính dẫn, tham khảo chủ yếu nhằm thừa nhận nguồn của những ý tưởng có giá trị và giúp cho người đọc nắm bắt được vấn đề của tác giả trình bày.

Khi cần trích dẫn một đoạn ít hơn hai câu hoặc bốn dòng đánh máy thì có thể sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu cần trích dẫn dài hơn thì phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày với lề trái lùi vào thêm 2 cm.

Mỗi tài liệu tham khảo được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông và nhiều tài liệu tham khảo thì phải xếp theo thứ tự tăng dần, giữa các tài liệu tham khảo có dấu phẩy.

6. Một số đề tài nghiên cứu khoa học Kế toán tham khảo

- Về độ tin cậy trong bài toán bảo hiểm nhân thọ

- Nghiên cứu kế toán quản trị môi trường

- Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh nhẳm tăng cường công tác quản lý chi phí kinh doanh tại công ty Tnhh Bẩy Loan

- Kế toán quản trị chi phí ở các công ty cà phê nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

- Nghiên cứu tình hình vận dụng chế độ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

- Đánh giá khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế ias 41 – nông nghiệp tại Việt Nam

- Hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng nhằm giải quyết những vướng mắc trong công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty Tnhh May Yes Vina

- Đổi mới công tác đào tạo kế toán - kiểm toan trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới

- Kế toán quản trị hàng hóa tồn kho tại các doanh nghiệp thương mại Việt Nam

- Tổ chức hạch toán doanh thu/ chi phí/ xác định kết quả kinh doanh trong các DN du lịch Việt Nam

- Chính sách tiền lương với việc tăng cường kiểm soát nội bộ và nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty

- Tổ chức công tác kế toán tại các siêu thị kinh doanh tổng hợp 

- Xây dựng mô hình Kế toán quản trị chi phí/ doanh thu/ kết quả trong các công ty chứng khoán Việt Nam

- Tổ chức công tác kế toán trong các bệnh viện công lập trên địa bàn Hà Nội.

- Kế toán quản trị chi phí và tính giá thành dịch vụ trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trên địa bàn Hà Nội

- Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các siêu thị (đề tài nghiên cứu khoa học về kế toán)

- Kế toán chi phí kinh doanh trong các doanh nghiệp dịch vụ 

- Kế toán chi phí xử lý chất thải trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam

- Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán trong doanh nghiệp

- Tổ chức vận dụng các tài khoản hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

- Vận dụng các tài khoản doanh thu trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

- Tổ chức vận dụng các tài khoản chi phí trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

- Vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí hiện đại trong doanh nghiệp 

- Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong doanh nghiệp hỗ trợ cho việc ra quyết định kinh doanh trong doanh nghiệp

- Phương pháp phân tích thông tin chi phí trong doanh nghiệp

- Kế toán quản trị hàng tồn kho/ Nguyên vật liệu/ Hàng hóa/ Thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất

- Nâng cao tính hữu ích của thông tin kế toán trên báo cáo tài chính

- Hệ thống thông tin kế toán áp dụng trong các DN sản xuất/ thương mại/ dịch vụ của Việt Nam

- Nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng phần mềm kế toán/ERP trong các DN 

- Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán 

- Công bố thông tin trên báo cáo tài chính của DN niêm yết 

- Nâng cao tính hữu ích của thông tin kế toán trên báo cáo tài chính

- ...

Trên đây là một số thông tin hướng dẫn giúp bạn hoàn thành nghiên cứu khoa học của mình theo đúng quy định. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các đề tài Nghiên cứu khoa học Kế toán được chia sẻ trên eLib làm tư liệu học tập cho môn học của mình. Cùng tham khảo ngay nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM