Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại mới nhất

Hợp đồng nhượng quyền thương mại là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của các bên khi tiến hành tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại. Hợp đồng này ghi nhận bên nhượng quyền trao quyền thương mại và hỗ trợ kỹ thuật, bên nhận quyền có nghĩa vụ phải thanh toán. Để hiểu rõ hơn về Hợp đồng nhượng quyền thương mại như thế nào mời các bạn cùng eLib tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại mới nhất

1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì?

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của các bên khi tiến hành tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại. Hợp đồng này ghi nhận bên nhượng quyền trao quyền thương mại và hỗ trợ kỹ thuật, bên nhận quyền có nghĩa vụ phải thanh toán.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

2. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hiện nay, có nhiều mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại khác nhau, tuy nhiên các mẫu hợp đồng này cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

- Tên và hình thức của quyền thương mại được chuyển giao như: sơ cấp, thứ cấp, độc quyền, hay không độc quyền,…

- Nội dung, phạm vi của quyền thương mại được chuyển nhượng.

- Trách nhiệm của các bên chủ thể đối với hàng hóa, dịch vụ cung ứng khi cung cấp cho người tiêu dùng.

- Thời gian có hiệu lực của hợp đồng, thời hạn này có thể theo thỏa thuận giữa các bên ký kết. Đồng thời các bên có thể thảo thuận việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn quy định hoặc gia hạn sau khi chấm dứt hợp đồng.

- Các giá cả, chi phí, các khoản thuế có nghĩa vụ chi trả của hàng hóa dịch vụ.

- Hình thức và phương thức thanh toán hợp đồng.

- Quyền hạn và trách nhiệm của các bên khi tham gia giao kết.

- Kế hoạch, tiến độ, thời hạn, địa điểm, khi các bên thực hiện hợp đồng.

- Tuyển dụng nhân viên khi bắt đầu hoạt động thương mại.

- Cam kết của các bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia hợp đồng.

- Chấm dứt hợp đồng và thanh lí hợp đồng, thanh lí tài sản và giải quyết tranh chấp giữa các bên.

- Xác nhận của các bên chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng.

3. Cách soạn hợp đồng nhượng quyền thương mại

Để soạn thảo một bản hợp đồng nhượng quyền thương mại đầy đủ cần có chuyên môn và kinh nghiệm để có thể thành lập tốt các nội dung trong hợp đồng. Ngoài những nội dung bắt buộc như: Quốc hiệu & Tiêu ngữ, tên hợp đồng, căn cứ pháp lý,… thì cần có những nội dung cụ thể sau:

- Bên nhượng quyền cung cấp các thông tin xác thực như: tên công ty, mã số thuế, địa chỉ công ty, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và ngày cấp, địa chỉ hòm thư điện tử,…. Ký kết thông qua người đại diện cần cung cấp thông tin của người đó như: họ và tên, số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước, địa chỉ, số điện thoại,…

- Bên nhận quyền cũng cung cấp các thông tin tương tự như đối với bên chuyển quyền. Các thông tin cần đảm bảo chính xác và được cập nhật gần ngày ký hợp đồng nhất.

- Xét trường hợp cụ thể, nếu nhu cầu thành lập hợp đồng của hai bên, từ đó xác lập các nội dung trong nhượng quyền thương mại như:

+ Được quyền sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ cung ứng;

+ Được quyền sử dụng khẩu hiệu kinh doanh của bên chuyển giao;

+ Được sử dụng biểu tượng kinh doanh;…

- Phạm vi nhượng quyền thương mại như: phạm vi có hiệu lực về không gian và thời gian.

- Quyền và nghĩa vụ của các bên. Như đã phân tích việc soạn thảo và nêu ra các quyền cần bảo vệ và nghĩa vụ của các bên cần thực hiện. Đảm bảo việc quyền và nghĩa vụ xác lập trên tinh thần tự nguyện thì cần phải được xem xét kỹ lưỡng và trao đổi cụ thể giữa các bên trong quá trình thỏa thuận.

- Phân định các quyền, trách nhiệm trong việc quản lý điều hành cửa hàng, hàng hóa, tài chính khi tiến hành hoạt động. Cụ thể với sự giám sát, quản lí của bên nhượng quyền thì bên nhận quyền sẽ thực hiện các công việc gì để kinh doanh, quản lí tài chính; đồng thời thỏa thuận các khoản chi phí mà chủ thể cần phải chịu.

- Giá cả, phí chuyển nhượng, và phương thức thanh toán. Bao gồm các nội dung tổng giá trị hợp đồng chuyển quyền thương mại. Được thanh toán thành mấy lần, và mỗi lần giá trị là bao nhiêu, đơn vị tiền tệ thanh toán là gì. Số tài khoản của các bên, ngân hàng thụ hưởng để xác thực thông tin cũng như quá trình thanh toán.

- Tạm ngừng, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp. Các bên thỏa thuận các trường hợp được phép tạm ngừng, chấm dứt hợp đồng. Trong trường hợp có xảy ra tranh chấp các chủ thể ưu tiên giải quyết trên phương thức thỏa thuận, nếu không thì sẽ yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo các quy định pháp luật.

- Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Vì hợp đồng nhượng quyền thương mại có tính chất lâu dài. Khi các chủ thể tiến hành đầu tư thì cần có số vốn nhất định, nếu xảy ra các trường hợp vi phạm thì chắc chắn sẽ làm lỗ hoặc mất số vốn đó, chính vì thế cần quy định khoản phạt vi phạm hợp đồng phù hợp với tính chất hợp đồng.

- Xác nhận của các bên chủ thể. Đại diện phía công ty ký xác nhận, có ghi rõ họ tên.

4. Hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

4.1 Hồ sơ đăng ký

Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại hướng dẫn.

Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại quy định.

Các văn bản xác nhận về: Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại;

Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.

Nếu các giấy tờ trên được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan công chứng ở trong nước hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4.2 Thủ tục đăng ký

- Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

- Các thời hạn nêu tại khoản này không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

- Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản này mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.

5. Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại tham khảo

Hợp đồng nhượng quyền thương mại - Mẫu 1

Hợp đồng nhượng quyền thương mại - Mẫu 2

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Hợp đồng nhượng quyền thương mại!

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM