Mẫu hợp đồng tư vấn lập hồ sơ mời thầu mới nhất

Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. Để hiểu rõ hơn về hợp đồng tư vấn lập hồ sơ mời thầu như thế nào mời các bạn cùng eLib tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Mẫu hợp đồng tư vấn lập hồ sơ mời thầu mới nhất

1. Hồ sơ mời thầu là gì?

Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

2. Điều kiện để phát hành hồ sơ mời thầu

Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Luạt đấu thầu 2013 thì hồ sơ mời thầucủa gói thầu chỉ được phát hành để lựa chọn nhà thầu khi có đủ các điều kiện sau đây:

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt bao gồm các nội dung yêu cầu về thủ tục đấu thầu, bảng dữ liệu đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá, biểu mẫu dự thầu, bảng khối lượng mời thầu; yêu cầu về tiến độ, kỹ thuật, chất lượng; điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng, mẫu văn bản hợp đồng và các nội dung cần thiết khác;

Thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật này;

Nguồn vốn cho gói thầu được thu xếp theo tiến độ thực hiện gói thầu;

Nội dung, danh mục hàng hóa, dịch vụ và dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung;

Bảo đảm bàn giao mặt bằng thi công theo tiến độ thực hiện gói thầu.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Luật đấu thầu 2013 thì hồ sơ mời thầucủa dự án chỉ được phát hành để lựa chọn nhà thầu khi có đủ các điều kiện sau đây:

Dự án thuộc danh mục dự án do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố theo quy định của pháp luật hoặc dự án do nhà đầu tư đề xuất;

Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt;

Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt;

Thông báo mời thầu hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật này.

3. Các bước lập hồ sơ mời thầu

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ mời thầu và bản vẽ kỹ thuật thi công

Tùy vào lĩnh vực mà có những mẫu hồ sơ mời thầu khác nhau như:

Đối với việc mời thầu trong lĩnh vực mời thầu quan tâm dịch vụ tư vấn bạn có thể tham khảo Mẫu hồ sơ số 02 Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT;

Đối với hồ sơ mời thầu xây lắp bạn có thể tham khảo Mẫu 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 Ban hành kèm theo Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT cho từng hạng mục cụ thể.

Đối với hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa thì bạn có thể tham khảo các mẫu số 01, Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT.

Thông báo mời thầu, gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên, địa chỉ của bên mời thầu;

- Tóm tắt nội dung đấu thầu;

- Thời hạn, địa điểm và thủ tục nhận hồ sơ mời thầu;

- Thời hạn, địa điểm, thủ tục nộp hồ sơ dự thầu;

Những chỉ dẫn để tìm hiểu hồ sơ mời thầu: Bên mời thầu có trách nhiệm thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với trường hợp đấu thầu rộng rãi hoặc gửi thông báo mời đăng ký dự thầu đến các nhà thầu đủ điều kiện trong trường hợp đấu thầu hạn chế. Ngoài ra, Bên mời thầu có trách nhiệm chỉ dẫn cho bên dự thầu về các điều kiện dự thầu, các thủ tục được áp dụng trong quá trình đấu thầu và giải đáp các câu hỏi của bên dự thầu.

Các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được đấu thầu;

Phương pháp đánh giá, so sánh, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu;

Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu.

Bước 2: Lập hồ sơ pháp lý dự thầu

Bao gồm các nội dung cơ bản sau:

Đơn dự thầu: Lập theo mẫu của HSMT bao gồm Đơn dự thầu tài chính và Đơn dự thầu kỹ thuật (theo yêu cầu của HSMT).

Bảo lãnh dự thầu: Lập theo yêu cầu của HSMT bao gồm giá trị bảo lãnh, thời gian, mẫu biểu theo ngân hàng hay theo mẫu biểu của HSMT.

Các bản cam kết của nhà nhầu: Cam kết cung cấp vật tư, cam kết nguồn vốn, … và lập theo mẫu của HSMT.

Thỏa thuận liên doanh: Nếu hồ sơ dự thầu bao bồm 2 liên danh trở lên và lập theo mẫu của HSMT.

Giấy ủy quyền (nếu có);

Hồ sơ năng lực của công ty: Quyết định thành lập công ty, đăng ký kinh doanh, hồ sơ năng lực, báo cáo tài chính, báo cáo thuế, …

Hồ sơ kinh nghiệm: Các hợp đồng tương tự đã thực hiện

Năng lực tài chính để thi công gói thầu: Bạn phải chứng minh được nguồn vốn của mình từ báo cáo tài chính và làm theo biểu mẫu của HSMT hoặc chứng minh bằng hợp đồng cung cấp tín dụng của công ty với ngân hàng.

Vật tư thiết bị thực hiện gói thầu: Chứng minh bằng các hợp đồng nguyên tắc mua vật tư, thiết bị kèm catalog (nếu yêu cầu).

Nhân lực thực hiện gói thầu: Bằng cấp, chứng chỉ, xác nhận của CĐT để chứng minh năng lực kinh nghiệm và hợp đồng lao động, xác nhận của bảo hiểm (nếu yêu cầu trong HSMT).
Máy móc thiết bị thực hiện gói thầu: Hóa đơn, đăng ký, đăng kiểm của máy móc thiết bị hoặc các hợp đồng nguyên tắc thuê máy móc thiết bị (nếu công ty không có).

Toàn bộ các hồ sơ nêu trên các bạn phô tô hoặc phô tô công chứng hoặc sử dụng bản gốc (theo yêu cầu của HSMT) và tập hợp thành 1 bộ theo danh mục cụ thể.

Bước 3: Trình bày hồ sơ dự thầu

Một hồ sơ mời thầu thường có 3 phần: Năng lực (Năng lực dành cho gói thầu và năng lực công ty) + Biện pháp thi công + Giá dự thầu

Phần năng lực công ty

Thì có sẵn các văn bản của công ty các bạn có thể yêu cầu và ráp vào hồ sơ như:

Đăng ký kinh doanh (phô tô công chứng) theo quy định không quá 6 tháng

Đăng ký mẫu dấu

Các hợp đồng tương tự đã thực hiện

Báo cáo tài chính có xác nhận cơ quan thuế, hoặc báo cáo tài chính được kiểm toán càng tốt

Danh sách cán bộ thực hiện gói thầu dự kiến

Tùy theo yêu cầu sẽ có nhiều nội dung cụ thể khác

Phần biện pháp thi công

Yêu cầu các bạn đọc HSMT nắm rõ các yêu cầu và viết thuyết minh biện pháp thi công, bản vẽ biện pháp thi công, cái này có thể tham khảo các thuyết minh khác và văn điệu của mình mà các bạn phán, không nên bỏ qua các biện pháp của HSMT vì các chủ đầu tư sẽ chấm theo ý, các bạn có thể viết hay nhưng không có ý thì cũng ít điểm. Khi copy bài thì chỉnh sửa nội dung hợp lý tránh trường hợp lấy râu ông này chắp cằm bà kia thì cũng rớt.

Phần giá gói thầu

Đây lại là bước qua trọng vì nó là điều kiện để bạn có thể thắng thầu hay không. Khi các tiêu chí điểm về kỹ thuật đạt thì giá gói thầu sẽ được hội đồng xét thầu căn cứ để đưa ra ý kiến lựa chọn nhà thầu chính vì vậy lập giá gói thầu phải căn cứ mọi yếu tố để làm cho giá hợp lý nhất.

Bước 4: Lập tiến độ thi công

Lập tiến độ dự thầu bao gồm 3 biểu sau (Theo yêu cầu của HSMT):

Lập tổng tiến độ thi công;

Lập tiến độ huy động thiết bị thi công;

Lập tiến độ huy động nhân lực thi công.

Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ

Phần hoàn thiện hồ sơ sẽ làm lần lượt theo các bước sau:

Sau khi đã hoàn thành các bước trên, các bạn tiến hành in ấn hồ sơ và tập hợp vào 1 cặp file theo thứ tự như danh mục hồ sơ đã lập ban đầu.

Đánh dấu vào những trang cần ký và đóng dấu chức danh công ty để trình ký.

Sau khi ký và đóng dấu chức danh xong, các bạn đóng dấu treo lên toàn bộ hồ sơ dự thầu (hoặc đóng giáp lai).

Đánh số trang toàn bộ các trang của hồ sơ dự thầu.

Phô tô hồ sơ dự thầu ra thành các bản phô tô (số lượng bản phô tô theo yêu cầu của HSMT). Nhớ là phô tô dư 1 bộ để lưu.

Coppy các file mềm vào USB theo yêu cầu của HSMT, thường là file giá.

Đóng thùng và niêm phong toàn bộ bản chính và bản phô tô.

Nộp hồ sơ theo đúng thời gian yêu cầu trong HSMT.

4. Mẫu hợp đồng tư vấn lập hồ sơ mời thầu tham khảo

Mẫu hợp đồng tư vấn lập hồ sơ mời thầu

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Hợp đồng tư vấn lập hồ sơ mời thầu!

Ngày:27/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM