Mẫu hợp đồng thế chấp tài sản mới nhất

Hợp đồng thế chấp tài sản là hợp đồng mà bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp, tài sản thế chấp do bên thế chấp hoặc bên thứ ba giữ. Để hiểu rõ hơn về Hợp đồng thế chấp tài sản như thế nào mời các bạn cùng eLib tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Mẫu hợp đồng thế chấp tài sản mới nhất

1. Hợp đồng thế chấp tài sản là gì?

Thế chấp tài sản được hiểu là việc một bên (sau đây gọi chung là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình với mục đích đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nhưng không giao tài sản cho bên còn lại (sau đây gọi chung là bên nhận thế chấp). Ngoài ra, tài sản thế chấp có thể do bên thứ ba có liên quan giữ gìn nếu có sự thỏa thuận giữa các bên. Bên nhận thế chấp không thể xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thế chấp do các tài sản này đều có đăng ký quyền sở hữu.

Hợp đồng thế chấp tài sản theo đó là hợp đồng mà bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp, tài sản thế chấp do bên thế chấp hoặc bên thứ ba giữ. 

2. Đối tượng của thế chấp tài sản

Đối tượng của cấm cố tài sản là tài sản có các đặc điểm sau:

Tài sản phải thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của bên thế chấp

Thế chấp là việc bên thế chấp chuyển giao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên nhận thế chấp. Do đó, bên thế chấp phải đảm bảo mình có quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản thế chấp. Kể từ khi hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực, bên thế chấp bị hạn chế một số quyền đối với tài sản là đối tượng của hợp đồng này.

Tài sản có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

Đối với tài sản hình thành trong tương lai, bên thế chấp cần có các giấy tờ, tài liệu chứng minh tài sản chắc chắn sẽ hình thành trong tương lai.

Giá trị của tài sản thường lớn hơn hoặc bằng giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Để bảo vệ quyền lợi của mình, bên nhận thế chấp thường chỉ chấp nhận tài sản thế chấp trong trường hợp giá trị của tài sản lớn hơn hoặc bằng giá trị nghĩa vụ bảo đảm. Trong trường hợp giá trị của tài sản lớn hơn giá trị nghĩa vụ bảo đảm, đối tượng của thế chấp có thể chỉ là một phần giá trị của tài sản đó. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, pháp luật quy định việc xác định tài sản thế chấp đối với tài sản có vật phụ như sau:

Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp;

Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp;

Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp.

3. Nội dung hợp đồng thế chấp tài sản

Dựa trên ý chí thỏa thuận tự nguyện giữa các bên, sau đó đi đến thỏa thuận và ký kết hợp đồng bao gồm những nội dung sau:

Quốc hiệu, tiêu ngữ

Tên hợp đồng

Họ tên, các thông tin liên quan của bên thế chấp ( ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, địa chỉ, số điện thoại và các thông tin tương tự đối với đồng sở hữu nếu tài sản là tài sản chung)

Tên, thông tin và địa chỉ, fax, mã doanh nghiệp của bên nhận thế chấp

Số hợp đồng và ngày tháng năm của hợp đồng thế chấp

Số tài khoản ngân hàng… tại Ngân hàng…

Tài sản được đem ra thế chấp, giá trị của tài sản được thế chấp và địa chỉ nơi chứa tài sản thế chấp

Các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp có liên quan đến tài sản thế chấp

Nghĩa vụ được bảo đảm

Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp

Thời hạn thế chấp

Quy định về việc đăng ký thế chấp và nộp lệ phí

Thỏa thuận của các bên về phương thức xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đến thời hạn mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ của mình

Phương thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp, có thể thỏa thuận, thương lượng dựa trên cơ sở hòa giải, tôn trọng lẫn nhau giữa hai bên; trong trường hợp hai bên không đi đến hòa giải, thỏa thuận được thì một trong hai bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết

Cam đoan của các bên về tính hợp pháp,xác thực của hợp đồng cùng những thông tin đã nêu ra trong hợp đồng, trách nhiệm của các bên nếu vi phạm nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng

Các điều khoản phù hợp khác nếu hai bên có thỏa thuận

4. Việc đăng kí biện pháp bảo đảm đối với biện pháp thế chấp

Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp các chủ thể lựa chọn biện pháp bảo đảm là thế chấp, các bên phải thực hiện việc đăng ký biện pháp bảo đảm trong một số trường hợp sau:

Thế chấp quyền sử dụng đất;

Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Thế chấp tàu bay;

Thế chấp tàu biển.

Ngoài ra, các biện pháp bảo đảm sau đây cũng phải được đăng ký khi có yêu cầu:

Thế chấp tài sản là động sản khác;

Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;

Do đặc điểm của tài sản thế chấp là tài sản thế chấp vẫn do bên thế chấp hoăc bên thứ ba giữ, do đó, thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Để bảo vệ quyền được ưu tiên thanh toán trong trường hợp có nhiều bên cùng nhận một tài sản là tài sản bảo đảm, bên nhận thế chấp cần tiến hành thủ tục đăng kí biện pháp bảo đảm sau khi giao kết hợp đồng thế chấp tài sản.

5. Hợp đồng thế chấp tài sản có cần công chứng, chứng thực không?

Khoản 1, 2 Điều 122 Luật nhà ở 2014 quy định như sau:

“1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.”

Điểm a, b khoản 1 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:

“Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên”

Như vậy, hợp đồng thế chấp tài sản không bắt buộc phải công chứng, trừ trường hợp các bên có yêu cầu hoặc thuộc vào các trường hợp sau đây:

Hợp đồng thế chấp nhà ở

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà một bên chủ thể là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản

6. Hướng dẫn viết hợp đồng thế chấp tài sản đúng quy định của pháp luật?

Thông thường, nghĩa vụ được bảo đảm sẽ gắn liền với một hợp đồng song vụ khác, các bên nên ghi rõ số hợp đồng để tránh nhầm lẫn. Tiếp theo là thỏa thuận về tài sản thế chấp. Điều kiện tiên quyết đối với tài sản là thuộc sở hữu của bên thế chấp. Do vậy, các bên nên xác định giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản trong hợp đồng này. Bên cạnh đó là các thỏa thuận khác về quyền và nghĩa vụ của hai bên, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, trách nhiệm thực hiện đăng kí biện pháp bảo đảm (nếu có)… Các bên hoàn toàn tự do thỏa thuận các nội dung của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật. 

7. Hợp đồng thế chấp tài sản tham khảo

Mẫu hợp đồng thế chấp tài sản

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Hợp đồng thế chấp tài sản​!

Ngày:15/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM