Luận án TS: Mối quan hệ giữa các nguồn lực bên ngoài, nguồn lực điểm đến MICE và sự phát triển du lịch MICE - Trường hợp nghiên cứu tại Đà Lạt
Luận án Mối quan hệ giữa các nguồn lực bên ngoài, nguồn lực điểm đến MICE và sự phát triển du lịch MICE - Trường hợp nghiên cứu tại Đà Lạt được hoàn thành với mục tiêu nhằm xây dựng mô hình mối quan hệ giữa các nguồn lực bên ngoài, nguồn lực điểm đến MICE và sự phát triển du lịch MICE; xác định các nguồn lực bên ngoài và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nguồn lực này đến sự phát triển du lịch MICE khi nghiên cứu tại Đà Lạt.
Mục lục nội dung
1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Sự gia tăng khách du lịch đại chúng đang dẫn đến nhiều hệ lụy: chất lượng du lịch giảm sút, thường xuyên tắc nghẽn giao thông, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, xói mòn các yếu tố văn hóa, rất khó để bảo tồn (Đinović, 2010). Montenegro, một điểm đến du lịch khá nổi tiếng trên thế giới hiện có tình trạng như vậy. Điểm đến này đã chuyển đổi mô hình du lịch nhằm “phát triển du lịch MICE tại Montenegro, với sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong việc hình thành các sản phẩm du lịch theo cách khác biệt về chất hơn hình thức hiện tại, có thể ảnh hưởng đáng kể vào mùa du lịch, nâng cao mức độ lợi nhuận, phân phối hợp lý hơn của thu nhập và tạo việc làm ổn định tại các điểm đến” (Đinović, 2010). Quyết định số 1528/QĐ-TTg ngày 3/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và bài học chuyển đổi mô hình du lịch của Montenegro có thể vận dụng có điều chỉnh cho Đà Lạt để giúp du lịch Đà Lạt hướng đến phát triển du lịch bền vững.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng mô hình mối quan hệ giữa các nguồn lực bên ngoài của: nhà cung cấp, nhà tổ chức, các tổ chức chuyên nghiệp, du khách MICE, nguồn lực điểm đến MICE và sự phát triển du lịch MICE tại Đà Lạt.
- Kiểm định sự phù hợp giữa lý thuyết và dữ liệu của mô hình nghiên cứu tại điểm đến MICE Đà Lạt.
- Đề xuất hàm ý quản trị đối với các doanh nghiệp tham gia cung cấp các nguồn lực, cùng với nguồn lực điểm đến MICE để tạo nên sự phát triển du lịch MICE trong tương lai.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là sự phát triển du lịch MICE dựa vào các nguồn lực của nhà cung cấp, nhà tổ chức, các tổ chức chuyên nghiệp, du khách MICE, nguồn lực điểm đến MICE và mối quan hệ giữa chúng. Nghiên cứu chỉ xem xét các nguồn lực tổng quát chứ không tập trung vào loại nguồn lực gì? Có bao nhiêu?
Phạm vi nghiên cứu: luận án tập trung xây dựng mô hình đề xuất nghiên cứu để phát triển du lịch MICE, cụ thể nghiên cứu tại điểm đến MICE Đà Lạt.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trong phần nghiên cứu định tính, luận án sử dụng phương suy diễn bắt đầu từ các lý thuyết cơ bản làm nền tảng cho nghiên cứu, đó là lý thuyết dựa vào nguồn lực, lý thuyết phát triển du lịch MICE, lý thuyết các bên liên quan, và kết quả của những nghiên cứu trong lĩnh vực này ở nước ngoài để xây dựng cơ sở lý thuyết và hình thành sơ bộ thang đo. Bước tiếp theo, tác giả phỏng vấn sâu với các chuyên gia để khám phá các nhân tố trong mô hình; Thảo luận nhóm với các chuyên gia để hình thành sơ bộ các thang đo; Tiếp tục, các thang đo này được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu để khám phá các nội dung cần đo lường. Sau đó, dựa trên kết quả nghiên cứu khám phá và thang đo đã được tổng hợp sơ bộ, các chuyên gia xem xét và điều chỉnh để xác định và hiệu chỉnh những nội dung cơ bản cần đo lường trong từng thang đo.
1.5 Điểm mới của luận án
Xây dựng mô hình mối quan hệ giữa các nguồn lực bên ngoài của các bên liên quan cùng với nguồn lực điểm đến MICE để ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch MICE tại một điểm đến; Cụ thể hóa các khái niệm nghiên cứu: du khách MICE, nguồn lực điểm đến MICE, phát triển du lịch MICE và các nguồn lực của các bên liên quan trong du lịch MICE bằng các thang đo lường theo hướng quản trị kinh doanh.
Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nguồn lực bên ngoài, nguồn lực điểm đến MICE ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch MICE.
2. Nội dung
2.1 Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Sự cần thiết của nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Điểm mới của luận án
Kết cấu của luận án
2.2 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết về du lịch MICE
Lý thuyết các bên liên quan đến du lịch MICE
Lý thuyết dựa vào nguồn lực
Lý thuyết phát triển du lịch MICE
Các nguồn lực bên ngoài – nguồn lực điểm đến MICE
Mô hình lý thuyết
Mô hình cạnh tranh
2.3 Thiết kế nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu
Thang đo lường các khái niệm trong mô hình nghiên cứu
Điều tra sơ bộ để đánh giá thang đo
Các tiêu chuẩn kiểm định trong nghiên cứu định lượng chính thức
2.4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Nghiên cứu chính thức
Kiểm định lại phân tích nhân tố khám phá
Phân tích nhân tố khẳng định CFA
Kiểm định mô hình lý thuyết
Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
2.5 Kết luận và hàm ý quản trị
Kết luận nghiên cứu
Hàm ý quản trị
Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
3. Kết luận
Luận án đã đi sâu nghiên cứu và phân tích mối quan hệ trực tiếp cũng như gián tiếp giữa các nguồn lực bên ngoài, nguồn lực điểm đến MICE và sự phát triển du lịch MICE. Kết quả là phù hợp với những nghiên cứu trước đây, cụ thể: (i) Tương đồng với quan điểm chiến lược điểm đến tích hợp đa cấp về tài nguyên và mạng lưới cùng sản xuất của Haugland và ctg (2011); (ii) Phù hợp với quan điểm điểm đến như một hệ thống của Gržinić và Saftić (2012); (iii) Chứng minh được khả năng liên kết năng lực cạnh tranh để phát triển, nghĩa là bổ sung thêm nguồn lực của du khách so với nghiên cứu của Wilde và Cox (2008); (iv) Xác định được vai trò của các bên liên quan rõ ràng đối với việc phát triển điểm đến, phát triển du lịch bằng độ lớn của mối quan hệ tương tác; và (v) Xác định và đo lường được mối quan hệ của lý thuyết dựa vào nguồn lực và sự phát triển du lịch MICE.
4. Tài liệu tham khảo
4.1 Tiếng Việt
Lê Thái Sơn và Hà Nam Khánh Giao. (2012). Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch MICE tại Đà Lạt. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 290, trang 91-110.
Lê Thái Sơn và Hà Nam Khánh Giao. (2018). Phát triển du lịch MICE tại Đà Lạt – Kiểm định từ hướng cung. Tạp chí Công Thương, tháng 1 – 2018, trang 327 - 332.
Luật du lịch Việt Nam ban hành năm 2017.
Nguyễn Chí Tranh. (2014). Để phát triển du lịch MICE ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 25: 46-48.
Nguyễn Đình Thọ. (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh thiết kế và thực hiện. TP. Hồ CHí Minh: NXB Lao động Xã hội.
Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang. (2008). Nghiên cứu khoa học marketing: ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. TP.Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia.
4.2 Tiếng Anh
Acedo, F.J., Barroso, C., Galan, J.L. (2006). The resource-based theory: dissemination and main trends. Strategic Management Journal, 27:621–636. Anitha, K.P., Chandrashekara, B. (2018).
Assessment of opportunities and challenges of tourism industry in Karnataka. International Journal of Academic Research and Development, 3(2):1675-1678.
Ahmed, E., Dwyer, L. (2012). The Role of Knowledge-based Networks in Sustainable Tourism Development–A Conceptual Framework. BESTEN Think Tank 51X: Networking for Sustainable Tourism. [http://agrilifecdn.tamu.edu/ertr/files/2012/09/3093_Ahmed-Dwyer.pdf].
Alcarani, F., Valdani, E. (2001). Marketing places-a resource-based approach and empirical evidence from the European experience. Research Division Working Paper, 55. [http://www.ilsleda.org/usr_files/documents/203_v1_marketing_places_sda_641 569.pdf].
Allen, A. (2003). Power, subjectivity, and agency: between Arendt and Foucault. International Journal of Philosophical Studies, 10(2):131-149.
--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh trên ---
Tham khảo thêm
- pdf Luận án TS: Nghiên cứu khung năng lực nhân sự quản lý kinh doanh trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam
- pdf Luận án TS: Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các công ty chứng khoán Việt Nam
- pdf Luận án TS: Giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
- pdf Luận án TS: Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô trong các cơ sở đào tạo nghề ở khu vực Bình Trị Thiên
- pdf Luận án TS: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện tại các doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng Việt Nam
- pdf Luận án TS: Chất lượng mối quan hệ nhà sản xuất – nhà phân phối: Nghiên cứu trong ngành nhựa ở Việt Nam
- pdf Luận án TS: Giá trị khách hàng và chất lượng sống người tiêu dùng: Nghiên cứu trường hợp ngành siêu thị bán lẻ tại Việt Nam