QCVN 01-188:2018/BNNPTNT về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật

QCVN 01-188:2018/BNNPTNT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất lượng thuốc bảo vệ thực vật Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Thông tư số 12/2018/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 10 năm 2018. Mời các bạn tham khảo!

QCVN 01-188:2018/BNNPTNT về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật

QCVN 01-188:2018/BNNPTNT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

National technical regulation on pesticide quality

Lời nói đầu

QCVN 01-188:2018/BNNPTNT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất lượng thuốc bảo vệ thực vật Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Thông tư số 12/2018/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 10 năm 2018.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

National technical regulation on pesticide quality

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

  • Quy chuẩn này quy định mức giới hạn chỉ tiêu chất lượng đối với thuốc bảo vệ thực vật.

1.2. Đối tượng áp dụng

  • Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; đánh giá sự phù hợp và công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam.

1.3. Giải thích từ ngữ

- Trong Quy chuẩn kỹ thuật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  • Thuốc bảo vệ thực vật hóa học là loại thuốc bảo vệ thực vật có thành phần hoạt chất là các chất hóa học vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp
  • Tạp chất độc hại là những thành phần độc hại có trong thuốc bảo vệ thực vật phải được kiểm soát, được quy định cụ thể (nếu có) cho mỗi loại hoạt chất và các sản phẩm có chứa hoạt chất đó.
  • Hàm lượng trung bình hoặc Mật độ trung bình là giá trị trung bình của 2 lần lặp lại đối với một mẫu thử nghiệm.

1.4. Tài liệu viện dẫn

  • Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013.
  • Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 8/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
  • Thông tư số 03/2018/TT-BNNPTNT ngày 9/2/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam.

2. QUY ĐỊNH VỀ YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1  Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất

2.1.1  Thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật

  • Hàm lượng hoạt chất tối thiểu của thuốc kỹ thuật phải được đăng ký không nhỏ hơn quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và khi xác định, hàm lượng trung bình không được nhỏ hơn mức hàm lượng tối thiểu đã đăng ký.
  • Trường hợp hàm lượng hoạt chất tối thiểu của thuốc kỹ thuật chưa có trong quy định hiện hành thì phải đăng ký, được Cục Bảo vệ thực vật chấp thuận và khi xác định, hàm lượng trung bình không nhỏ hơn mức hàm lượng tối thiểu đã đăng ký.

2.1.2  Thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm

  • Hàm lượng của từng hoạt chất có trong thuốc thành phẩm tính theo % khối lượng hoặc g/kg hoặc g/l ở (20 ± 2) °C ở các dạng thuốc bảo vệ thực vật đã được đăng ký và khi xác định, hàm lượng trung bình phải phù hợp với quy định tại Bảng 1.

  • Đối với các chỉ tiêu vi sinh vật có trong các dạng thuốc bảo thực vật thành phẩm, mật độ vi sinh vật sống phải được đăng ký và khi xác định, mật độ trung bình không nhỏ hơn 10 lần mật độ đã đăng ký.
  • Đối với các thuốc bảo vệ thực vật sinh học có nguồn gốc từ thực vật, hàm lượng hoạt chất phải được đăng ký và khi xác định, hàm lượng hoạt chất trung bình tuân theo mức sai lệch cho phép (bảng 1) ở giá trị nhỏ và không giới hạn ở giá trị lớn.

2.2  Các chỉ tiêu về tính chất lý - hóa

2.2.1  Yêu cầu kỹ thuật đối với các chỉ tiêu lý hóa

2.2.1.1  Độ mịn

2.2.1.1.1  Độ mịn thử rây khô

  • Lượng cặn còn lại trên rây có đường kính lỗ 75 μm sau khi thử rây khô: Không lớn hơn 5%.

2.2.1.1.2  Độ mịn thử rây ướt

  • Lượng cặn còn lại trên rây có đường kính lỗ 75 μm sau khi thử rây ướt: Không lớn hơn 2%.

2.2.1.2  Độ bọt

  • Thể tích bọt tạo thành sau 1 min: Không lớn hơn 60 ml.

2.2.1.3  Độ thấm ướt

  • Sản phẩm được thấm ướt hoàn toàn trong 1 min mà không cần khuấy trộn.

2.2.1.4  Kích thước hạt

  • Khoảng kích thước hạt của sản phẩm phải được công bố và phù hợp với quy định sau:
  • Tỷ lệ giữa đường kính hạt lớn nhất và nhỏ nhất công bố: Không lớn hơn 4.
  • Lượng hạt nằm trong khoảng kích thước công bố: Không nhỏ hơn 85%.

2.2.1.5  Độ bụi

  • Lượng bụi qua rây 50 μm: Không lớn hơn 1%

2.2.1.6  Độ phân tán và độ tự phân tán

  • Sản phẩm sau khi pha với nước cứng chuẩn D ở 30°C ± 2°C trong 5 min, hàm lượng hoạt chất trong dung dịch huyền phù: Không nhỏ hơn 60%.

2.2.1.7  Tỷ suất lơ lửng

  • Sản phẩm sau khi tạo huyền phù với nước cứng chuẩn D ở 30°C ± 2°C trong 30 min, hàm lượng hoạt chất trong dung dịch huyền phù: Không nhỏ hơn 60%.

2.2.1.8  Độ bền phân tán

  • Sản phẩm sau khi pha loãng với nước cứng chuẩn D ở 30°C ± 2°C, phải phù hợp với quy định trong Bảng 2.

2.2.1.9  Độ bền nhũ tương

  • Sản phẩm sau khi pha loãng với nước cứng chuẩn D ở 30°C ± 2°C, phải phù hợp với quy định trong Bảng 3.

2.2.1.10  Độ hòa tan và độ bền dung dịch

  • Lượng cặn còn lại trên rây có đường kính lỗ 75 μm sau khi hòa tan với nước cứng chuẩn D ở 30°C ± 2°C:
  • Độ hòa tan: Không lớn hơn 2% sau khi khuấy hòa tan 5 min.
  • Độ bền dung dịch: Không lớn hơn 2% sau khi hòa tan để yên tĩnh 18 h.

2.2.1.11  Độ bền pha loãng

  • Sản phẩm sau khi pha loãng với nước cứng chuẩn C ở 30°C ± 2°C trong 24 giờ dung dịch đồng nhất trong suốt hoặc trắng sữa không lắng cặn. Nếu có cặn thì lượng cặn còn lại trên rây có đường kính lỗ 75 μm: không lớn hơn 2%

2.2.1.12  Độ bền bảo quản ở 0°C

  • Sau khi bảo quản ở nhiệt độ 0°C ± 2°C trong 7 ngày, thể tích chất rắn hoặc lỏng tách lớp không lớn hơn 0,3 ml.

2.2.1.13  Độ bền bảo quản ở nhiệt độ cao

  • Sản phẩm sau khi bảo quản ở nhiệt độ 54 °C ± 2 °C trong 14 ngày, hàm lượng hoạt chất xác định được không nhỏ hơn 95% so với trước khi bảo quản.

- Ghi chú:

+ Độ bền bảo quản ở nhiệt độ cao thông thường thực hiện ở 54 °C ± 2 °C trong 14 ngày, tuy nhiên một số hoạt chất thuốc bảo vệ thực đặc thù có thể bị phân hủy bởi nhiệt thì khi xác định có thể lựa chọn mức nhiệt độ và thời gian thích hợp cho sản phẩm (theo TCVN 8050:2016).

+ Đối với các thuốc bảo vệ thực vật có chứa các hoạt chất dùng để xông hơi khử trùng thì không phải kiểm tra độ bền bảo quản ở nhiệt độ cao vì lý do an toàn thực hành trong phòng thí nghiệm.

2.2.1.14  Ngoại quan

  • Ngoại quan của thuốc phải phù hợp với cột mô tả trong bảng 4, bảng 5 đối với thuốc bảo vệ thực vật dạng viên phải nguyên vẹn không bị vỡ.

2.2.2  Yêu cầu về tạp chất độc hại

  • Tạp chất độc hại phải được kiểm tra theo quy định trong Phụ lục 1 của quy chuẩn này.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung của QCVN 01-188:2018/BNNPTNT ----

Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM