Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng tổng quan nhất
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình. Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng như thế nào? Nội dung và quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng được trình bày ra sao,... Mời các bạn cùng tìm hiểu qua nội dung tài liệu được eLib chia sẻ dưới đây nhé.
Mục lục nội dung
1. Dự án đầu tư xây dựng là gì?
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng”.
Trong đó, hoạt động xây dựng sẽ bao gồm các công việc theo quy định tại khoản 21 Điều 3 LXD 2014 gồm:
- Lập quy hoạch xây dựng
- Lập dự án đầu tư xây dựng công trình
- Khảo sát xây dựng
- Thiết kế xây dựng
- Thi công xây dựng
- Giám sát xây dựng
- Quản lý dự án
- Lựa chọn nhà thầu
- Nghiệm thu công trình xây dựng và bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì
- Các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình
2. Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Theo quy định tại khoản 1 điều 50 Luật Xây dựng 2014 thì các bước lập, quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng, chi tiết các bước thực hiện của một dự án đầu tư có sử dụng đất bao gồm 3 giai đoạn:
2.1 Chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng
Các nội dung dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị bao gồm: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng; Thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;
Cụ thể gồm các công việc: xin chủ trương đầu tư, quy hoạch, giao đất, thuê đất và giải phóng mặt bằng:
Quy trình, thủ tục xin đầu tư dự án xây dựng
Đối với quy trình, trình tự thủ tục đầu tư dự án sẽ cần thực hiện như sau:
Nghiên cứu quy mô, thị trường, tìm kiếm nguồn đất, thông tin về thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất, lên phương án đầu tư và thỏa thuận địa điểm thực hiện quy hoạch dự án.
Xin chủ trương đầu tư, văn bản chấp thuận đầu tư của UBND tỉnh, thành phố.
Trình tự, quy trình quy hoạch dự án đầu tư
Đối với quy trình quy hoạch dự án đã được chấp thuận đầu tư sẽ phụ thuộc vào loại dự án đã có quy hoạch hoặc chưa có quy hoạch để có quy trình khác nhau.
2.2 Thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
Giai đoạn này các nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình cần thực hiện đó là:
Bàn giao, chuẩn bị mặt bằng dự án: Bàn giao đất hoặc thuê đất và chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có)
Khảo sát, đầu tư xây dựng
Thi công xây dựng công trình
Các giai đoạn thi công xây dựng công trình gồm:
Chọn nhà thầu thi công, giám sát
Tiến hành thi công, trong quá trình thi công có thể xin điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với thực tế.
Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành và bàn giao công trình hoàn thành, vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;
2.3. Kết thúc xây dựng và đưa vào sử dụng
Nội dung cơ bản của một dự án đầu tư trong giai đoạn kết thúc gồm có các công việc cần thực hiện sau:
- Hoàn công công trình dự án xây dựng
- Quyết toán, kiểm toán hạch toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản
- Chứng nhận sở hữu công trình
- Bảo hành công trình xây dựng và đưa vào sử dụng
3. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
Hiện nay, nội dung quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng được quy định tại Điều 66 Luật xây dựng 2014 như sau:
Quản lý về phạm vi, kế hoạch, khối lượng công việc; quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng; quản lý tiến độ, gia hạn dự án đầu tư xây dựng;
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Quản lý an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro của dự án đầu tư xây dựng;
Quản lý hệ thống thông tin công trình phải lập dự án đầu tư, hồ sơ quản lý dự án đầu tư xây dựng và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đồng thời, chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện hoặc giao Ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án, tổng thầu (nếu có) thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng theo quy định về nội dung quản lý dự án đầu tư tại Điều 66 Luật Xây dựng.
Hiện nay có nhiều những phần mềm quản lý dự án đầu tư xây dựng giúp việc quản lý có trình tự, hiệu quả, nhanh chóng, đầy đủ hơn.
4. Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng
Trong bối cảnh đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, những công trình đầu tư xây dựng ngày càng nhiều thêm. Tuy nhiên, quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng không phải là chuyện của ngày một ngày hai, nó phải trải qua nhiều giai đoạn phức tạp.
Thỏa thuận địa điểm và quy hoạch với cơ quan quản lý cấp địa phương (UBND cấp quận)
Nhà thầu trình văn bản thỏa thuận địa điểm tại sở Kế hoạch và đầu tư bao gồm: Đơn đề nghị thỏa thuận địa điểm đầu tư, Bản sao giấy phép thành lập doanh nghiệp, Phương án sơ bộ về dự án đầu tư xây dựng, Sơ đồ vị trí xây dựng, Bản chứng minh nguồn gốc đất đai, mặt bằng,…
Các cơ quan có thẩm quyền sau đó sẽ tổ chức khảo sát địa điểm, tổng hợp trình cho UBND Tỉnh, nếu hợp lý sẽ đi đến ký văn bản thỏa thuận địa điểm.
Thỏa thuận quy hoạch kiến trúc (Sở Quy hoạch kiến trúc phê duyệt)
- Đơn vị xin thỏa thuận quy hoạch kiến trúc tự chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật
- Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Sở Xây dựng Tỉnh trực thuộc. Nếu hồ sơ hợp lệ thì tiếp tục xem xét hồ sơ và trả kết quả cho bên nhà yêu cầu. Còn nếu không hợp lệ thì tiếp tục hướng dẫn để hoàn thiện hồ sơ.
- Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính nằm trong Văn phòng Sở Xây dựng Tỉnh trực thuộc.
Thẩm định thiết kế cơ sở (Sở xây dựng)
- Đối với trường hợp thiết kế một bước, có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế bản vẽ thi công.
- Đối với trường hợp thiết kế hai bước, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp lại thành một bước gọi là bước thiết kế bản vẽ thi công.
- Đối với trường hợp thiết kế ba bước, việc thực hiện thiết kế do người đầu tư quyết định.
Trình duyệt dự án đầu tư xây dựng (UBND Thành phố)
Sau khi bản thiết kế được thẩm định bởi sở xây dựng, dự án đầu tư xây dựng sẽ được trình lên UBND Thành phố phê duyệt. Tuy nhiên, muốn lập một dự án đầu tư xây dựng có hiệu quả, chất lượng, nhà đầu tư phải thực hiện nhiều công việc phức tạp như:
- Nghiên cứu đánh giá thị trường đầu tư
- Xác định thời điểm và quy mô dự án đầu tư xây dựng
- Lựa chọn hình thức đầu tư hợp lý để thúc đẩy quá trình xây dựng phát triển.
- Tiến hành các địa bàn khảo sát và lựa chọn địa bàn đầu tư.
Sau khi tiến hành công việc trên, nhà đầu tư thực hiện việc lập dự án đầu tư. Dự án đầu tư được biểu hiện trên hai văn kiện quan trọng nhất: Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi. Đây là hai văn bản quan trọng, quyết định rất lớn đến sự phát triển của dự án.
Tiến hành thi công công trình
Quá trình thi công dự án công trình đầu tư xây dựng phải đảm bảo thực hiện những yêu cầu đặt ra trong dự án. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, không thể tránh khỏi những trường hợp không lường trước, đòi hỏi người quản lý dự án đầu tư xây dựng phải linh hoạt, chủ động để thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.
Tham khảo thêm
- doc Tổng quan về Quản lý dự án xây dựng