TCVN 12182:2018 về quy trình sản xuất hạt giống ngô lai

TCVN 12182:2018 do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia - Cục Trồng trọt biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Mời các bạn tham khảo!

TCVN 12182:2018 về quy trình sản xuất hạt giống ngô lai

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12182:2018

QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẠT GIỐNG NGÔ LAI

Technical procedure for hybrid maize seed production

Lời nói đầu

TCVN 12182:2018 do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia - Cục Trồng trọt biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẠT GIỐNG NGÔ LAI

Technical procedure for hybrid maize seed production

1  Phạm vi áp dụng

  • Tiêu chuẩn này quy định quy trình sản xuất hạt giống ngô lai thuộc loài Zea mays L.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

  • Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1

  • Bản mô tả giống
  • Bản mô tả trạng thái biểu hiện các tính trạng đặc trưng của giống để phân biệt với các giống khác cùng loài do cơ quan bảo hộ, cơ sở khảo nghiệm hoặc tác giả giống công bố.

2.2

  • Cây khác dạng
  • Cây có một hoặc nhiều tính trạng khác biệt rõ ràng với các tính trạng đặc trưng có trong bản mô tả của giống được kiểm định ở ruộng sản xuất giống.

2.3

  • Độ thuần giống
  • Tỷ lệ phần trăm số cây đồng nhất về các tính trạng đặc trưng của giống so với tổng số cây kiểm tra.

2.4

  • Hạt giống tác giả (Breeder seed)
  • Hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra.

2.5

  • Giống ngô lai đơn
  • Giống ngô lai giữa hai dòng thuần.

2.6

  • Giống ngô lai ba
  • Giống ngô lai giữa một giống ngô lai đơn và một dòng thuần.

2.7

  • Giống ngô lai kép
  • Giống ngô lai giữa hai giống ngô lai đơn.

2.8

  • Giống ngô lai quy ước
  • Giống ngô lai giữa các dòng thuần.

2.9

  • Giống ngô lai không quy ước
  • Giống ngô lai trong đó ít nhất có một bố hoặc mẹ không phải là dòng thuần.

3  Quy trình sản xuất hạt giống ngô lai

3.1  Quy định chung

3.1.1  Ruộng giống

  • Chọn đất phù hợp, sạch cỏ dại và không có cây ngô trồng vụ trước, tưới tiêu chủ động.

3.1.2  Cách ly

  • Ruộng nhân dòng bố, mẹ và sản xuất hạt lai F1 phải cách ly với các ruộng trồng ngô khác theo quy định trong Phụ lục A.

3.1.3  Kỹ thuật canh tác

  • Tùy theo đặc điểm từng dòng, điều kiện nơi nhân dòng và điều kiện nơi sản xuất hạt lai F1 mà bố trí thời vụ, áp dụng biện pháp kỹ thuật về mật độ, khoảng cách, phân bón, phòng trừ sâu bệnh thích hợp để đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất.

3.1.4  Khử lẫn

  • Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của ngô trên ruộng nhân dòng và trên ruộng sản xuất hạt lai F1 phải loại bỏ triệt để các cây khác dạng so với bản mô tả dòng (xem Phụ lục B); cây bị sâu, bệnh; cây sinh trưởng kém.
  • Đối với sản xuất hạt lai F1: Khử cờ mẹ triệt để trước khi tung phấn, cần hạn chế làm mất lá.

3.1.5  Kiểm định đồng ruộng

  • Tiến hành kiểm định các dòng bố, mẹ và hạt lai F1 theo phụ lục A

3.1.6  Thu hoạch, chế biến và bảo quản

  • Phải làm sạch các thiết bị, dụng cụ, phương tiện chuyên chở, bao bì, sân phơi và kho trước khi thu hoạch. Chú ý các thao tác trong quá trình thu hoạch, chế biến và đóng bao để phòng ngừa lẫn cơ giới.

3.1.6.1  Thu hoạch

  • Thu hoạch khi bắp đã chín sinh lý, chân hạt có vết sẹo đen.

3.1.6.2  Chế biến

 - Trước khi sấy phải loại bỏ các bắp khác dạng, bắp non hoặc bị sâu, bệnh.

 - Sấy được tiến hành theo hai giai đoạn:

  • Sấy bắp: tùy theo độ ẩm bắp khi thu hoạch để áp dụng quy trình sấy phù hợp cho đến khi hạt đạt độ ẩm 16 % đến 18 %; tiếp tục loại bỏ các bắp khác dạng rồi đem tách hạt.
  • Sấy hạt: hạt được sấy ở nhiệt độ không quá 43 °C cho tới khi đạt độ ẩm dưới 11,5 %.

- Sau khi sấy, hạt được phân loại, loại bỏ tạp chất và hạt nứt vỡ hoặc hạt không đảm bảo kích cỡ.

- Hạt giống sau khi chế biến, được đóng trong bao không thấm nước, ghi rõ tên dòng/giống, vụ sản xuất, mã hiệu lô dòng/giống, lấy mẫu để kiểm tra chất lượng, nếu đạt yêu cầu tại Phụ lục A thì đưa vào bảo quản trong kho.

3.1.6.3  Bảo quản

  • Dòng bố mẹ và hạt lai F1 được bảo quản trong kho mát, có tem, nhãn ghi theo quy định, được xếp theo hàng, theo lô, không để sát tường, có lối đi thông thoáng, tiện cho việc lấy mẫu kiểm tra và xử lý khi cần thiết.

3.2  Duy trì và nhân dòng bố mẹ

- Người sản xuất giống tham khảo bản mô tả giống (Phụ lục B) của cơ quan khảo nghiệm hoặc của tác giả để quan sát chọn lọc các cá thể hoặc dòng tại ruộng theo từng giai đoạn.

- Nhân dòng thuần bố mẹ được tiến hành theo hai bước:

  • Duy trì và nhân dòng bằng bao cách ly
  • Nhân dòng ở khu cách ly.

3.2.1  Duy trì và nhân dòng bố mẹ bằng bao cách ly

  • Hạt giống tác giả được gieo mỗi bắp trên từng hàng riêng rẽ (dòng) trong điều kiện tốt nhất. Loại bỏ các dòng không đúng bản mô tả, các dòng có cây khác dạng, cây sâu bệnh, cây sinh trưởng phát triển kém.
  • Trước khi tung phấn phun râu phải bao bắp và bao cờ. Tùy theo lượng hạt giống bố mẹ cần duy trì ở vụ sau mà duy trì số lượng cây tự thụ phấn phù hợp. Chọn các cây điển hình, lấy phấn để tự thụ cho bắp của chính cây đó, bắp và hạt thu được từ cây tự phối để duy trì dòng thế hệ sau.
  • Các cây còn lại ở các hàng khác nhau chọn các cây điển hình lấy phấn hỗn với nhau để thụ phấn cho các cây ở hàng khác và ngược lại hỗn phấn của các cây hàng khác đem thụ phấn cho các cây hàng này. Bắp và hạt thu được từ những cây này để nhân ở khu cách ly vào vụ tiếp theo.
  • Trong suốt quá trình sản xuất và chế biến, loại bỏ triệt để các cây, bắp, hạt khác dạng; bị sâu bệnh; bắp chưa chín sinh lý.

3.2.2  Nhân dòng ở khu cách ly

  • Nhân dòng ở khu cách ly theo quy định tại 3.1

3.3  Sản xuất hạt lai F1

3.3.1  Yêu cầu về hạt giống bố, mẹ

  • Chất lượng hạt giống bố, mẹ để sản xuất hạt lai F1 phải đạt theo Phụ lục A.

3.3.2  Tỷ lệ và thời điểm gieo bố mẹ

  • Tùy thuộc vào chiều cao cây bố so với cây mẹ, lượng hạt phấn và thời gian cho phấn của bố, để xác định tỷ lệ hàng bố mẹ như sau:

  • Thời điểm gieo bố mẹ: Căn cứ thời gian sinh trưởng của dòng bố mẹ và vụ gieo trồng để bố trí thời điểm gieo hợp lý sao cho tung phấn - phun râu trùng khớp. Nên gieo bố làm hai đợt cách nhau từ 2 ngày đến 3 ngày.

3.3.3  Chặt bỏ ngô bố

  • Phải chặt toàn bộ ngô bố trước khi thu hoạch ngô mẹ. Để có năng suất cao và chất lượng hạt lai tốt hơn nên chặt ngô bố ngay sau khi ngô mẹ đã héo râu.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung của TCVN 12182:2018 ----

Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM