TCVN 8477:2018 tiêu chuẩn về công trình thủy lợi

TCVN 8477:2018 do Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Mời các bạn cùng tham khảo 

TCVN 8477:2018 tiêu chuẩn về công trình thủy lợi

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8477:2018

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - THÀNH PHẦN, KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT TRONG CÁC GIAI ĐOẠN LẬP DỰ ÁN VÀ THIẾT KẾ

Hydraulics structures - Element and volume of the geological survey in design stages

Lời nói đầu

TCVN 8477:2018 thay thế TCVN 8477.

TCVN 8477:2018 do Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - THÀNH PHẦN KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT TRONG CÁC GIAI ĐOẠN LẬP DỰ ÁN VÀ THIẾT KẾ.

Hydraulics structures - Element and volume of the geological survey in design stages

1  Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này quy định thành phần, khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế, áp dụng đối với các dự án thủy lợi.

1.2  Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các dự án đê điều và có thể tham khảo áp dụng cho các dự án thủy điện.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có).

  • TCVN 9149 Công trình thủy lợi - Xác định độ thấm nước của đá bằng phương pháp thí nghiệm ép nước vào lỗ khoan;
  • TCVN 9153 Công trình thủy lợi - Phương pháp chỉnh lý kết quả thí nghiệm mẫu đất;
  • TCVN 9155 Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật khoan máy trong công tác khảo sát địa chất;
  • TCVN 9386 Thiết kế công trình chịu động đất.

3  Các ký hiệu và chữ viết tắt

Bảng 1 - Ký hiệu và chữ viết tắt

4  Quy định chung

4.1  Đối tượng áp dụng

4.1.1  Tiêu chuẩn này quy định thành phần, khối lượng công tác khảo sát địa chất trong các giai đoạn khảo sát thiết kế các dự án thủy lợi: giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi xây dựng công trình và các bước tương đương (gọi tắt là báo cáo tiền khả thi), báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng công trình (gọi tắt là báo cáo khả thi), thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình (gọi tắt là thiết kế kỹ thuật), thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình (gọi tắt là bản vẽ thi công), báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình (gọi tắt là báo cáo kinh tế kỹ thuật).

4.1.2  Khối lượng khảo sát ĐCCT ở giai đoạn sau phải được kế thừa trên cơ sở phân tích, tổng hợp đánh giá khối lượng và chất lượng khảo sát ĐCCT đã có trong các giai đoạn trước. Trước khi triển khai công tác khảo sát ĐCCT cần sưu tầm nghiên cứu kỹ để tận dụng, kế thừa các tài liệu địa chất đã có liên quan đến dự án, nhất là các hồ sơ ĐCCT đã có ở các giai đoạn khảo sát trước.

4.1.3  Thành phần và khối lượng công tác khảo sát ĐCCT cho các giai đoạn phụ thuộc vào giai đoạn lập dự án hoặc thiết kế; cấp công trình; quy mô, kết cấu công trình; mức độ phức tạp về điều kiện ĐCCT. Cấp phức tạp về điều kiện ĐCCT theo quy định tại Phụ lục C của tiêu chuẩn này.

4.1.4  Đối với dự án nằm trong vùng địa chất đặc biệt phức tạp, ngoài việc dựa vào tiêu chuẩn này, có thể đề xuất thêm các thành phần và khối lượng khảo sát bổ sung và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4.1.5  Các chỉ tiêu cơ lý đất nền và vật liệu xây dựng thí nghiệm theo quy định tại Phụ lục H, trước khi cung cấp cho thiết kế phải tiến hành xử lý sai số thô theo quy định tại TCVN 9153. Đối với đá nền các công trình cấp III trở lên ở giai đoạn NCTKT, NCKT phải cung cấp các chỉ tiêu địa khối đá theo các công trình có điều kiện địa chất tương tự hoặc theo kinh nghiệm; từ giai đoạn BCKTKT, TKKT, BVTC phải cung cấp các chỉ tiêu địa khối đá theo kết quả thí nghiệm hiện trường hoặc dựa theo kết quả tính toán bằng các phần mềm chuyên dụng trên cơ sở kết quả khảo sát ĐCCT. Việc phân loại khối đá theo quy định tại Phụ lục D của tiêu chuẩn này.

4.2  Thành phần và nội dung khảo sát ĐCCT

4.2.1  Công tác khảo sát ĐCCT trong từng giai đoạn tập dự án hoặc thiết kế cần được cơ quan hoặc tổ chức có chức năng khảo sát ĐCCT thực hiện theo nhiệm vụ khảo sát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phương án kỹ thuật khảo sát ĐCCT phải do chủ nhiệm ĐCCT lập trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ khảo sát đã được xác lập.

Nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát ĐCCT có thể là một phần của nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát thiết kế, được lập chung với phần nhiệm vụ và phương án thiết kế do chủ nhiệm dự án lập. Trường hợp nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát ĐCCT được lập riêng cũng phải tuân theo nguyên tắc trên và phải đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu của thiết kế.

4.2.2  Trước khi lập nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát ĐCCT trong từng giai đoạn lập dự án hoặc thiết kế, cần thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu đã có. Nên đi một số hành trình thực tế nhằm kiểm tra, tìm hiểu cụ thể điều kiện ĐCCT của vùng nghiên cứu, lĩnh hội yêu cầu cụ thể của thiết kế (chủ nhiệm dự án) đề ra.

4.2.3  Nội dung của nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát ĐCCT

4.2.3.1  Nội dung của nhiệm vụ khảo sát ĐCCT

- Mục đích khảo sát ĐCCT để đáp ứng nhiệm vụ thiết kế, yêu cầu của các chuyên ngành như: thủy văn, thủy lực, thủy công, điện, thi công, môi trường và các chuyên ngành khác.

- Khảo sát ĐCCT cần nêu cụ thể về phạm vi, ranh giới thực hiện tại: vùng hồ, công trình đầu mối, hệ thống kênh, các hạng mục công trình chính, công trình phụ trợ, vật liệu xây dựng và các hạng mục khác. Nêu phạm vi chuyên môn là những vấn đề cần phải làm sáng tỏ trong quá trình khảo sát ĐCCT để phục vụ công tác thiết kế, công tác xử lý nền móng công trình, yêu cầu về trữ lượng khai thác và sử dụng VLXD như: đất, đá, cát, sỏi và các vật liệu khác theo nhiệm vụ thiết kế và theo yêu cầu của các chuyên ngành cũng như các yêu cầu chuyên sâu khác.

- Phương pháp và tiêu chuẩn khảo sát ĐCCT được áp dụng, nếu cần thì nêu cụ thể về phương pháp khảo sát ĐCCT dự kiến được áp dụng:

+ Công tác hiện trường nêu về phương pháp khảo sát ĐCCT dự kiến được áp dụng như: đo vẽ ĐCCT, thăm dò địa vật lý, khoan máy, khoan tay, đào, xuyên và các công tác khác. Các thí nghiệm hiện trường: xuyên tiêu chuẩn (SPT), ĐCTV (ép nước, đổ nước, hút nước, múc nước, quan trắc mực nước), thí nghiệm cơ địa (nén ngang, đẩy trượt, cắt cánh, quay camera hố khoan).

+ Công tác trong phòng nêu về phương pháp thu thập tài liệu, thí nghiệm mẫu, lập hồ sơ ĐCCT.

+ Nêu các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình liên quan trực tiếp đến các công tác khảo sát ĐCCT dự kiến áp dụng.

- Khối lượng các loại công tác khảo sát ĐCCT phải nêu dự kiến khối lượng và dự toán chi phí các loại cho công tác khảo sát ĐCCT.

- Thời gian thực hiện công tác khảo sát ĐCCT: Nêu dự kiến tổng thời gian thực hiện công tác khảo sát ĐCCT kể từ khi nhiệm vụ và phương án khảo sát ĐCCT được phê duyệt cho đến khi nộp hồ sơ ĐCCT.

4.2.3.2  Nội dung của phương án kỹ thuật khảo sát ĐCCT

- Giới thiệu chung về tên, vị trí, nhiệm vụ, quy mô, cấp và các hạng mục công trình của dự án.

- Cơ sở lập phương án kỹ thuật khảo sát ĐCCT: Hợp đồng, các tài liệu, văn bản liên quan đến lập phương án kỹ thuật khảo sát ĐCCT và nhiệm vụ khảo sát ĐCCT đã được phê duyệt. Nêu sơ lược về đặc điểm địa chất của khu vực công trình (trường hợp chưa có khảo sát địa chất trong giai đoạn trước). Tóm tắt tình hình khảo sát; khối lượng, đánh giá chung về số lượng và chất lượng tài liệu đã khảo sát; các kết luận, kiến nghị cùng các đánh giá (nếu có) và những vấn đề cần tập trung làm rõ trong giai đoạn khảo sát hiện tại (trường hợp đã có khảo sát trong giai đoạn trước). Trường hợp lập chung nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát ĐCCT thì nêu cụ thể yêu cầu của khảo sát ĐCCT trong nhiệm vụ thiết kế, hoặc yêu cầu của chủ nhiệm dự án.

- Thành phần, khối lượng công tác khảo sát ĐCCT cần nêu cụ thể về thành phần, khối lượng của các công tác khảo sát ĐCCT cho từng đối tượng khảo sát cụ thể ứng với giai đoạn khảo sát hiện tại.

- Phương pháp, thiết bị khảo sát và phòng thí nghiệm được sử dụng cần nêu rõ về phương pháp, số lượng, chủng loại thiết bị, vật tư chính, các phần mềm dự kiến sử dụng trong công tác khảo sát ĐCCT ở hiện trường, trong phòng thí nghiệm và văn phòng.

- Tiêu chuẩn khảo sát ĐCCT dự kiến áp dụng và các yêu cầu kỹ thuật cụ thể đối với từng công tác khảo sát ĐCCT, yêu cầu về thành phần và khối lượng hồ sơ ĐCCT.

- Tổ chức thực hiện và biện pháp kiểm soát chất lượng cần nêu rõ về việc phân công tổ chức thực hiện công tác khảo sát ĐCCT từ lập nhiệm vụ phương án kỹ thuật, triển khai thực địa, thí nghiệm trong phòng và lập hồ sơ ĐCCT. Nêu rõ trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị tham gia công tác khảo sát. Nêu rõ các bước kiểm tra nghiệm thu sản phẩm khảo sát ở hiện trường.

- Tiến độ thực hiện cần nêu rõ tiến độ thực hiện, trình tự ưu tiên, chi tiết về thời gian hoàn thành công tác khảo sát ĐCCT ở hiện trường, trong phòng, thời gian giao nộp sản phẩm hồ sơ ĐCCT.

- Biện pháp bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình xây dựng có liên quan trong khu vực khảo sát, nêu rõ biện pháp bảo vệ và trách nhiệm của cá nhân, đơn vị tham gia công tác khảo sát ĐCCT.

- Các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình khảo sát (nguồn nước, rừng, tiếng ồn, khí thải về các yếu tố khác) cần nêu rõ các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình khảo sát như: các biện pháp bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng, các biện pháp hạn chế tiếng ồn, khí thải và các yếu tố khác. Nêu các biện pháp về an toàn lao động theo các quy định hiện hành.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung của TCVN 8477:2018 ----

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM