TCVN 8645:2019 tiêu chuẩn về công trình thủy lợi, khoan phụt vữa xi măng vào nền đá

TCVN 8645:2019 do Tổng công ty Tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Mời các bạn cùng tham khảo 

TCVN 8645:2019 tiêu chuẩn về công trình thủy lợi, khoan phụt vữa xi măng vào nền đá

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8645:2019

công trình thủy lợi thiết kế, thi công và nghiệm thu khoan phụt vữa xi măng vào nền đá

Hydraulic structures - Design, construction and acceptance drilling and injecting cement into rock foundation

Lời nói đầu

TCVN 8645:2019 thay thế TCVN 8645:2011.

TCVN 8645:2019 do Tổng công ty Tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI - THIẾT KẾ, THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU KHOAN PHỤT VỮA XI MĂNG VÀO NỀN ĐÁ

Hydraulic structures - Design, construction and acceptance drilling and injecting cement into rock foundation

1  Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu trong công tác thiết kế, thi công và nghiệm thu khoan phụt vữa xi măng vào nền đá tạo màn chống thấm và gia cố nền công trình thủy lợi đối với những nền đá có đặc tính sau:

- Nền là đá cứng hoặc nửa cứng bị nứt nẻ, có độ mở rộng khe nứt từ (0,1 đến 10) mm;

- Lượng mất nước đơn vị nằm trong phạm vi yêu cầu khoan phụt của các đối tượng áp dụng (quy định trong các tiêu chuẩn thiết kế của các đối tượng) và vận tốc chuyển động của nước ngầm nhỏ hơn 2 400 m/ngày đêm (2,8 x 10-2 m/s).

- Thành phần hóa học của nước ngầm không phá hoại quá trình đông kết của vữa xi măng.

1.2  Đối với công tác phụt các loại vữa khác như phụt vữa silicat, vữa silicat - bentonite, phụt vữa xi măng - phụ gia, vữa xi măng - cát, vữa xi măng - sét ổn định để xử lý nền đá có đứt gãy, khe nứt lớn, có hang hốc karst hoặc các loại nền tương tự nên tham khảo Phụ lục A và Phụ lục B. Khi nền đá có điều kiện địa chất phức tạp và có yêu cầu cao về chất lượng chống thấm, chất lượng gia cố nền hoặc yêu cầu cao về tiến độ thi công nên tham khảo Phụ lục C.

1.3  Tiêu chuẩn này cũng có thể tham khảo để áp dụng đối với các dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có).

  • TCVN 7572-10:2006  Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 10: Xác định cường độ và hệ số hóa mềm của đá gốc.
  • TCVN 8216:2018  Công trình thủy lợi - Thiết kế đập đất đầm nén.
  • TCVN 8733:2012  Đá xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp lấy mẫu, vận chuyển, lựa chọn và bảo quản mẫu đá dùng cho các thí nghiệm trong phòng.
  • TCVN 9137:2012  Công trình thủy lợi - Thiết kế đập bê tông và bê tông cốt thép.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Phụt nén ép vữa (Compressed mortar injection)

Phương pháp phụt vữa trong đó toàn bộ vữa do máy bơm phụt đi (trừ các tổn thất công nghệ) đều được đưa vào trong các khe hở của nền đá.

3.2

Phụt vữa bán ép (Semi - compressed mortar injection)

Phương pháp phụt vữa trong đó chỉ có một phần vữa được đưa vào trong các khe hở của nền đá, một phần vữa ngay sau khi ra khỏi máy bơm lại quay trở về bể chứa để bơm lại mà không được phụt vào trong hố khoan.

3.3

Phụt vữa tuần hoàn (Circulating mortar injection)

Phương pháp phụt vữa trong đó vữa do máy bơm phụt đi chạy vòng quanh từ máy bơm đến hố khoan và quay vòng trở lại. Trong một chu kỳ quay vòng đó, một phần vữa thâm nhập được vào trong nền đá, phần còn lại quay từ hố khoan trở về bể chứa vữa để bơm lại.

3.4

Đứt đoạn thủy lực của đá (Hydraulic intermittent of rock)

Hiện tượng đất đá nền bị nứt hoặc bị biến dạng dưới tác động của vữa hoặc nước phun vào hố khoan. Trong quá trình phụt vữa hoặc ép nước, sự đứt đoạn thường được thể hiện dưới dạng tăng đột ngột lưu lượng vữa hoặc lưu lượng nước và làm giảm áp lực.

3.5

Độ chối giả (Level of false refusal)

Sự bịt tắc các lỗ rỗng, kẽ nứt ở vùng lân cận thành hố khoan làm cho vữa không xâm nhập sâu vào trong nền đá, các lỗ rỗng trong khối đá xung quanh hố khoan vẫn không được lấp đầy xi măng dẫn tới lưu lượng vữa phụt giảm tới trị số quy định của thiết kế.

3.6

Vữa ổn định (Steady mortar)

Là vữa xi măng giữ được độ đồng nhất khi để yên tại một chỗ, hoặc không bị phân lớp trong thời gian phụt xi măng.

3.7

Vữa không ổn định (Unsteady mortar)

Là vữa xi măng bị tách thành pha lỏng và pha cứng khi chuyển động với vận tốc nhỏ hoặc khi để yên tại một chỗ.

4  Quy định chung

4.1  Thiết kế khoan phụt vữa xi măng vào nền đá (gọi tắt là thiết kế khoan phụt) chỉ thực hiện trong bước thiết kế kỹ thuật (TKKT) và bản vẽ thi công (BVTC) đối với công trình thiết kế ba bước; hoặc bước thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC) đối với công trình thiết kế hai bước; hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật (BCKTKT) đối với công trình thiết kế một bước. Đối với các bước thiết kế còn lại không tiến hành lập hồ sơ thiết kế khoan phụt mà chỉ tiến hành xác định khối lượng khoan phụt làm cơ sở lập tổng mức đầu tư dự án.

4.2  Thành phần và khối lượng hồ sơ thiết kế khoan phụt:

Tùy theo yêu cầu của từng bước thiết kế mà thành phần và khối lượng hồ sơ thiết kế khoan phụt có khác nhau, nhưng thường bao gồm các nội dung chính sau đây:

1)  Thuyết minh thiết kế và thi công khoan phụt.

2)  Các bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặt cắt, thiết kế chi tiết lắp đặt thiết bị khoan phụt, thiết kế khu vực khoan phụt thử nghiệm.

3)  Dự toán thiết kế và thi công khoan phụt.

4)  Các bảng biểu và phụ lục kèm theo bao gồm:

- Tính toán các thông số chiều dài, chiều sâu và số lượng hàng (chiều dày) của mạng lưới khoan phụt.

- Bảng tổng hợp và thống kê chi tiết khối lượng khoan và phụt của từng hố khoan.

- Các thông số kỹ thuật về vật liệu và phụ gia sử dụng trong công tác khoan phụt.

- Các văn bản và tài liệu liên quan đến công tác thiết kế khoan phụt.

4.3  Công tác khoan phụt phải được thực hiện trước khi tích nước. Trường hợp phải tiến hành khoan phụt sau khi đã tích nước trước công trình thì phải xem xét ảnh hưởng của cột nước gây ra đối với hiệu quả của biện pháp khoan phụt và có biện pháp xử lý phù hợp.

4.4  Phải kết thúc việc phụt vữa xi măng trước khi thi công các công trình tiêu nước của nền trong phạm vi ảnh hưởng của hố khoan phụt, trường hợp ngược lại phải có biện pháp ngăn ngừa các công trình tiêu nước bị lấp tắc bởi vữa phụt.

4.5  Khi khoan phụt qua các công trình bê tông có khớp nối phải có biện pháp không để cho dung dịch xi măng xâm nhập vào làm cứng các khớp nối.

4.6  Khi phụt vữa xi măng vào lớp đá dưới nền, thông thường phải có một lớp phản áp bên trên. Lớp phản áp này phải đảm bảo sao cho khi tiến hành phụt với áp lực thiết kế không bị gãy nứt, dung dịch phụt không chảy ra bề mặt hoặc chảy vào lớp phản áp. Lớp phản áp (có thể là lớp đá thiên nhiên - lớp phản áp tự nhiên hoặc tấm bê tông) có trọng lượng đủ chịu được áp lực phụt, bao phủ toàn bộ diện tích khu vực khoan phụt và mở rộng về mỗi phía không nhỏ hơn 1,5 m. Không cần bố trí lớp phản áp nếu áp lực phụt không lớn hơn 0,2 MPa và nền công trình là đá nguyên khối, ít nứt nẻ và khi phụt thử nghiệm cho kết quả tốt.

4.7  Nếu lớp đất nền trên mặt là đá không ổn định thì phải đặt các ống chèn qua phạm vi lớp này và phải đổ vữa xi măng vào khoảng trống bên ngoài ống.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung củaTCVN 8645:2019 ----

Ngày:15/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM