Bệnh xoắn tinh hoàn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Xoắn tinh hoàn là khi tinh hoàn xoắn lại ở đoạn cuối của dây thừng tinh. Chỗ xoắn dạng xoắn ốc này cắt đứt nguồn cung cấp máu cho tinh hoàn. Nếu cứ bị xoắn chặt, tinh hoàn sẽ bị tổn thương và có thể hoại tử. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Bệnh xoắn tinh hoàn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Định nghĩa

Tinh hoàn là bộ phận của tuyến sinh dục nam nằm ở bìu dái. Nó có vai trò sản xuất và dự trữ tinh trùng, đồng thời cũng tham gia vào hệ nội tiết với vai trò sản xuất ra hormone testosterone. Tinh hoàn được giữ cố định bằng các dây thừng tinh. Ngoài chức năng này, dây thừng tinh còn bao gồm các mạch máu, dây thần kinh đến tinh hoàn cũng như các ống dẫn nội tiết khác như ống dẫn tinh dịch.

Xoắn tinh hoàn là khi tinh hoàn xoắn lại ở đoạn cuối của dây thừng tinh. Chỗ xoắn dạng xoắn ốc này cắt đứt nguồn cung cấp máu cho tinh hoàn. Nếu cứ bị xoắn chặt, tinh hoàn sẽ bị tổn thương và có thể hoại tử. Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra đột ngột không có lý do hoặc do chấn thương.

Những ai thường mắc phải xoắn tinh hoàn?

Bệnh xoắn tinh hoàn khá hiếm, chỉ xảy ra ở 1 trong 5000 người. Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng thường xuyên nhất ở nam giới trẻ từ 12 đến 20 tuổi và cũng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng và dấu hiệu

Các triệu chứng của xoắn tinh hoàn bao gồm:

Đau đột ngột, dữ dội ở bìu. Sưng bìu. Đau bụng. Buồn nôn và nôn. Tinh hoàn nằm cao hơn bình thường hoặc xoay góc bất thường. Tiểu đau. Sốt.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Xoắn tinh hoàn có thể chỉ gây khó chịu trong thời gian đầu nhưng nếu để lâu có thể sẽ dẫn đến hoại tử vì lưu lượng máu đến tinh hoàn rất thấp. Khi phát hiện xoắn tinh hoàn, bạn cần được phẫu thuật gỡ rối ngay lập tức. Nên gọi bác sĩ nếu bạn:

Bị đau hoặc sưng tinh hoàn dữ dội đột ngột hoặc nếu các triệu chứng quay trở lại sau khi phẫu thuật. Tinh hoàn có thể bị xoắn trở lại. Cảm thấy một chỗ u trên tinh hoàn. Bị sốt, chảy máu hoặc đau sau khi phẫu thuật.

3. Nguyên nhân

Khi còn là bào thai, tinh hoàn đã bắt đầu phát triển bên trong bụng bào thai. Khi bào thai lớn lên, tinh hoàn di chuyển xuống cho tới khi nằm trong bìu. Tinh hoàn vẫn dính liền với bụng bằng dây thừng tinh và được cố định với các mô xung quanh chúng. Đôi khi sự liên kết của các mô này quá lỏng và tinh hoàn treo tự do trên thừng tinh. Xoắn tinh hoàn thường gặp nhiều hơn ở những người mắc phải vấn đề với các mô ở vùng này. Trong một số trường hợp, các khối u trong bùi dái có thể khiến tinh hoàn lệch khỏi vị trí bình thường làm cho dây thừng tinh bị xoắn.

4. Nguy cơ mắc bệnh

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn, bao gồm:

Tuổi tác: những người có độ tuổi từ 12 đến 16 thường có nguy cơ bị bệnh này hơn. Tiền căn xoắn tinh hoàn trước đây: nếu bạn bị xoắn tinh hoàn tự hết mà không cần điều trị (những đợt xoắn và tự tháo xoắn) thì bạn có nguy cơ cao hơn Tiền căn gia đình bị xoắn tinh hoàn.

5. Điều trị

Những phương pháp nào dùng để điều trị xoắn tinh hoàn?

Cần phẫu thuật ngay lập tức để tránh tổn thương vĩnh viễn hoặc mất tinh hoàn. Phẫu thuật viên sẽ gỡ xoắn tinh hoàn cùng thừng tinh và đặt chúng trở lại vị trí bình thường. Nếu trì hoãn phẫu thuật lâu hơn 4-6 tiếng sau khi cơn đau bắt đầu, có thể không cứu được tinh hoàn. Tinh hoàn còn lại thường được cố định để ngăn ngừa bị xoắn tương tự. Nếu tinh hoàn không còn sống, nó sẽ bị cắt bỏ. Nếu tinh hoàn còn lại khỏe mạnh và không bị cắt bỏ, đời sống tình dục và khả năng làm cha sẽ không bị ảnh hưởng.

Sau khi phẫu thuật, cần nằm nghỉ trên giường và có thể cần đến thiết bị hỗ trợ bìu hoặc khố đeo (để giảm sưng và khó chịu). Nên tránh nâng vật nặng hoặc chơi các môn thể thao tiếp xúc. Có thể quan hệ tình dục trở lại khi thấy thoải mái.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán xoắn tinh hoàn?

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử và khám thực thể. Siêu âm hoặc xạ hình sẽ được thực hiện để chẩn đoán, xác định và loại trừ các bệnh lý khác. Xạ hình sẽ cho thấy giảm lưu lượng máu đến tinh hoàn nếu có xoắn tinh hoàn.

6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Trong trường hợp bạn được chẩn đoán bị xoắn tinh hoàn, bệnh có thể được hạn chế về sau nếu bạn phẫu thuật cố định cả hai tinh hoàn. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh tham gia các môn thể thao quá mạnh vì các tác động mạnh đến tinh hoàn như va chạm trong lúc chơi thể thao có thể làm dây thừng bị xoắn lại.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Xoắn tinh hoàn, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:06/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM