Chuyển giao dự án tích hợp IPD, BIM và Chạy dự án BIM thử nghiêm

Chạy dự án BIM thử nghiệm sau giai đoạn đào tạo là một phần không thể thiếu ở mỗi công ty xây dựng có áp dụng BIM. Tuy nhiên, sau khi thực hiện dự án này ta cần có những đánh giá và kết luận về những tiêu chí cần thiết để tiếp tục phát triển BIM ở một mức độ cao hơn, áp dụng cho triển khai dự án thật. Và hôm nay, eLib sẽ hướng dẫn cho bạn cách Chuyển giao dự án tích hợp IPD, BIM và Chạy dự án BIM thử nghiêm

Chuyển giao dự án tích hợp IPD, BIM và Chạy dự án BIM thử nghiêm

1. Chuyển giao dự án tích hợp IPD và BIM

Chuyển giao dự án tích hợp IPD và BIM

 

 

Integrated Project Delivery (IPD) & Building Information Modeling (BIM)

Quy trình truyền thống:

  • Design Bid Build: Các hợp đồng riêng biệt.
  • Design Bid: Cách tiếp cận truyền thống, chủ đầu tư và các bên liên quan khác. Đôi khi gọi là Design-Bid-ReDesign-ReBid-Build (thiết kế-thầu-thiết kế lại-thầu lại-xây dựng).
  • Design Build: Một đơn vị sẽ thực hiện dự án phần thiết kế kiến trúc/kết cấu và thi công thông qua một loại hợp đồng.
  • CM-at Risk, or GMP: Quản lý thi công là đơn vị tư vấn cho chủ đầu tư trong suốt giai đoạn thiết kế, và hoạt động như một tổng thầu trong suốt quá trình xây dựng với cam kết chuyển giao dự án với một mức giá hợp lý nhất.
  • Turnkey Project Delivery: Thường xuyên sử dụng đối với các công trình nhà máy điện, nhà máy sản xuất cơ sở vật chất, nhằm mục đích cung cấp cho chủ đầu tư một cơ sở hạ tầng hoàn thiện, sẵn sàng để vận hành sản xuất.

1.1 Design Bid Build

Sử dụng cho các dự án chuyển giao gồm 3 giai đoạn, 3 bên liên quan.

Hợp đồng độc lập giữa đơn vị kiến trúc/chủ đầu tư và thi công/chủ đầu tư.

Các công việc tuần tự nhau

Phổ biến cho chủ đầu tư công, với yêu cầu lựa chọn mức đấu thầu thấp.

Ưu điểm:

  • Sử dụng phổ biến
  • Quy trình tuần tự
  • Thiết kế hoàn chỉnh trước khi xây dựng
  • Vai trò rõ ràng giữa các bên
  • Sự cạnh tranh dẫn đến mức giá thấp nhất
  • Cả đơn vị thiết kế và thi công đều chịu trách nhiệm chính trước chủ đầu tư

Nhược điểm:

  • Tiến độ dài, lâu hơn
  • Không biết rõ về chi phí cho đến  khi hợp đồng được nhận, dẫn đến các trường hợp do thiết kế lại, đấu thầu lại nến như vượt quá ngân sách.
  • Sự thay đổi về trình tự, sự trì hoãn luôn tồn tại.
  • Không có phân đoạn thiết kếtừ đơn vị nhà thầu.

1.2 Design Build

Một đơn vị được thuê bởi chủ đầu tư để thực hiện việc thiết kế, thi công.

Những cam kết về giá sớm hơn bởi nhà thầu dựa trên thiết kế cơ sở.

Ưu điểm:

  • Hợp nhất về trách nhiệm đối với cả thiết kế, thi công.
  • Lên kế hoạch về chọn lựa nhà thầu phù hợp với quy hoạch và ngân sách trong suốt giai đoạn thiết kế.
  • Cho phép theo dõi nhanh chóng quá trình chuyển giao trước khi thiết kế được hoàn thiện.
  • Giảm thiểu sự lo lắng cho chủ đầu tư về thấu chi ngân sách.

Nhược điểm:

  • Phần hợp đồng thiết kế kiến trúc không tách biệt, ai sẽ là bên theo dõi cho chủ đầu tư.
  • Chủ đầu tư lựa chọn đội ngũ, có thể không chọn đúng đơn vị thiết kế, thi công giỏi.
  • Tiềm năng cho sự thỏa hiệp về chất lượng để đáp ứng ngân sách.

1.3 IPD

Là phương thức chuyển giao dự án mang tính tiếp cận toàn diện để xây dựng, trong đó tất cả các bên liên quan và các bên tham gia dự án cùng làm việc ở mức độ cộng tác cao, trong suốt vòng đời của dự án để đạt được công trình mang tính hiệu quả.

Mục tiêu trong các giai đoạn thiết kế, thi công:

Giai đoạn thiết kế (Conceptualization + Criteria Design + Detailed Design + Implementation Documents)

  • What: những phần xây dựng của dự án.
  • Who: ai chịu trách nhiệm xây dựng.
  • How: xây dựng bằng cách nào.
  • Criteria Design: giai đoạn hình thành dự án.
  • Detailed Design: thiết kế chi tiết, kết thúc giai đoạn xác định What, bắt đầu tạo lập các thông tin liên quan đến dự án.
  • Implementation Documents: triển khai Shop Drawings, các mục đích khác, đòi hỏi thời gian thực hiện ngắn hơn so với giai đoạn Detailed Design.

Giai đoạn thi công (Agency + Buyout + Construction + Closeout)

  • Agency: giai đoạn xin cấp phép xây dựng.
  • Buyout: giai đoạn mua sắm thiết bị.
  • Construction: giai đoạn tiến hành thi công công trình.
  • Closeout: hoàn tất các thủ tục, chuẩn bị đưa công trình vào khai thác sử dụng.

Kết luận:

  • Các bên cần lựa chọn công nghệ thích hợp để chuẩn bị triển khai.
  • Xác định kế hoạch một cách đầy đủ.
  • Tổ chức các Project Team một cách hợp lý.
  • Các bên cùng tham gia sớm vào dự án.
  • Quản lý chặt chẽ, logic việc kết nối thông tin giữa các bên liên quan đến dự án.
  • Các bên cùng nhau chia sẻ lợi ích của việc ứng dụng công nghệ mới (BIM là một ví dụ)

2. Tiêu chí cho dự án Bim 

Chạy dự án BIM thử nghiệm sau giai đoạn đào tạo là một phần không thể thiếu ở mỗi công ty xây dựng có áp dụng BIM. Tuy nhiên, sau khi thực hiện dự án này ta cần có những đánh giá và kết luận về những tiêu chí cần thiết để tiếp tục phát triển BIM ở một mức độ cao hơn, áp dụng cho triển khai dự án thật.

Bài viết xin liệt kê 13 tiêu chí cần thiết cho dự án BIM thử nghiệm, mức độ quan trọng của các tiêu chí đã được sắp xếp từ trên xuống như sau:

  • Mức độ quan tâm và sẵn sàng đón nhận BIM của quản lý dự án
  • Yêu cầu sử dụng BIM từ chủ đầu tư
  • Mức độ phức tạp của dự án (dựa trên khối dáng và hệ thống công trình)
  • Mức độ quan tâm và sẵn sàng đón nhận BIM của kỹ sư hiện trường
  • Mức độ quan tâm và sẵn sàng đón nhận BIM của nhà thầu phụ
  • Đơn vị kiến trúc sử dụng BIM
  • Có sẵn thông tin của dự án tương tự, nhằm đánh giá kết quả của dự án thử nghiệm
  • Khả năng sử dụng công cụ BIM của nhà thầu phụ
  • Kiểu công trình (văn phòng, bệnh viện, nhà máy, khu nhà ở…)
  • Kiểu dự án (Design-Build, Design-Bid-Build)
  • Diện tích sàn công trình
  • Tổng giá trị xây dựng của dự án
  • Vị trí công trình (dự án nước ngoài hay trong nước)

Kết luận

Như vậy bài viết đã hướng dẫn cho bạn Chuyển giao dự án tích hợp IPD, BIM và Chạy dự án BIM thử nghiêm. Hy vọng bài viết này sẽ thực sự giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn thực hiện thao tác đó thành công !

Ngày:19/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM