10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa 9 năm 2019 có đáp án
Bộ tài liệu 10 đề kiểm tra 1 tiết Chương 1 Học kì 1 Hóa 9 được biên soạn nhằm giúp các em ôn tập và nắm vững thêm kiến thức chương 1. Hi vọng bộ tài liệu sẽ giúp ích các em học tập thật tốt. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa học 9 số 1
TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 1
MÔN: HÓA HỌC- LỚP 9
NĂM HỌC: 2019- 2020
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1: Có các chất sau: Na2O, Fe2O3, CaO, SO2, CO2, H2O. Những chất có thể điều chế bằng phản ứng hóa hợp là
A. CaO, Fe2O3, SO2, CO2, H2O
B. Fe2O3, CaO, SO2, CO2, H2O, Na2O
C. Na2O, Fe2O3, CO2, SO2, H2O
D. Na2O, CaO, CO2, H2O, Fe2O3
Câu 2: Khí CO có lẫn khí SO2 và khí CO2. Có thể loại SO2, CO2 bằng cách cho hỗn hợp qua
A. lượng dư dung dịch Ca(OH)2
B. dung dịch NaOH
C. H2O
D. CuO nung mạnh
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm K2O rất khó bảo quản, vì K2O
A. rất dễ tác dụng với hơi nước và khí CO2 trong không khí
B. kém bền dễ bị ánh sang phân hủy
C. rất dễ tác dụng với khí O2 trong không khí
D. kém bền dễ bị phân hủy bởi nhiệt
Câu 4: Kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 cho khí H2. Khí H2 tác dụng oxit kim loại Y cho kim loại Y khi nung nóng. Cặp kim loại X – Y có thể là
A. Zn – Cu
B. Cu - Ag
C. Ag - Pb
D. Cu - Pb
Câu 5: Có thể phân biệt 2 chất rắn CaO, P2O5 bằng cách hòa tan từng chất vào nước, rồi thử dung dịch tạo ra với
A. dung dịch HCl
B. dung dịch NaOH
C. kim loại Cu
D. quỳ tím
Câu 6: Để tác dụng hết một lượng CaO người ta phải dung một lượng nước bằng 60% khối lượng CaO đó. Tỉ lệ lượng nước đã dung so với lượng nước theo phương trình hóa học là
A. 2,24 B. 2,63 C. 1,87 D. 3,12
Câu 7: Cho dãy các oxit: MgO, Fe2O3, K2O, SO2, CO2, NO. Số phản ứng xảy ra sau khi cho mỗi oxit lần lượt tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là
A. 8 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 8: Chất cần dung để điều chế Fe từ Fe2O3 là
A. H2 B. CO2 C. H2SO4 D. Al2O3
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 9: (2 điểm) Chỉ dung một trong các chất: CuO, Cu, CO, SO3, H2O, SO2, FeO để điền vào các chỗ trống trong sơ đồ sau:
1. _____ + H2O → H2SO4
2. H2O + _____ → H2SO3
3. _____ + HCl → CuCl2 + H2O
4. FeO + _____ → Fe + CO2
Câu 10: (2 điểm) Viết các phương trình hóa học theo chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có): FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4 → BaSO4
Câu 11: (2 điểm) Lấy 10 g CaCO3 và CaSO4 tác dụng với dung dịch HCl dư tạo thành 0,56 lít khí (đktc). Tính thành phần % theo khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. (Ca=40, C=12, O=16, S=32)
------ HẾT ------
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: B
Fe2O3, CaO, SO2, CO2, H2O, Na2O
Các ví dụ:
4Fe + 3O2 2Fe2O3
2Ca + O2 2CaO
S + O2 SO2
C + O2 CO2
2H2 + O2 2H2O
4Na + O2 2Na2O
Câu 2: A
CO2 và SO2 là 2 oxit axit nên bị dung dịch Ca(OH)2 tác dụng tạo muối. CO không tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 và không tan trong nước, thoát ra khỏi dung dịch.
Câu 3: A
Do các phản ứng:
K2O + H2O → 2KOH
K2O + CO2 → K2CO3
2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O
KOH + CO2 → KHCO3
Câu 4: A
Các phản ứng:
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
H2 + CuO Cu + H2O
Câu 5: D
CaO + H2O → Ca(OH)2. Dung dịch Ca(OH)2 làm quỳ tím hóa xanh.
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4. Dung dịch H3PO4 làm quỳ tím hóa đỏ.
Câu 6: C
CaO + H2O → Ca(OH)2.
Cứ 56 gam CaO theo phương trình cần 18 gam nước.
Cũng cứ 56 gam CaO lượng nước đem dùng = 56 . 0,6 = 33,6 gam
Lượng nước đã dùng so với lượng nước theo phương trình hóa học = 33,6/18 = 1,87 g.
Câu 7: B
Phương trình hóa học:
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
K2O + 2HCl → 2KCl + H2O
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
Câu 8: A
3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O
Câu 9:
1. SO3 + H2O → H2SO4
2. H2O + SO2 → H2SO3
3. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
4. FeO + CO to→ Fe + CO2
Viết đúng mỗi phương trình 0,5 điểm.
Câu 10:
Viết các phương trình hóa học theo chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có):
4FeS2 + 11O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 8SO2 + 2Fe2O3
2SO2 + O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2SO3
SO3 + H2O → H2SO4
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl
Viết đúng mỗi phương trình 0,5 điểm.
Câu 11:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
CaSO4 không tác dụng với dung dịch HCl.
nCO2 = 0,56/22,4= 0,025 mol
=> nCaCO3 = 0,025 mol
=> mCaCO3 = 0,025 x 100 = 2,5 gam.
Thành phần % theo khối lượng của CaCO3 = (2,5/10)/100% =25%
2. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa học 9 số 2
TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHÍ THANH
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 1
MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9
NĂM HỌC: 2019- 2020
Câu 1: (2 điểm) Cho các oxit: P2O5, CO2, SO2, CaO, Na2O.
Oxit nào có khả năng tác dụng với nhau? Viết phương trình hóa học.
Câu 2: (1,5 điểm) Hòa tan BaO vào nước thu được dung dịch làm phenolphthalein chuển thành màu hồng. Giải thích và viết phương trình hóa học.
Câu 3: (2,5 điểm) Chọn hóa chất thích hợp và viết phương trình hóa học để loại các khí SO2 và CO2 ra khỏi hỗn hợp khí CO.
Câu 4: (1,5 điểm) Dung dịch chứa những chất nào khi cho hỗn hợp CuO và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư? Viết phương trình háo học.
Câu 5: (2,5 điểm) Cho phương trình hóa học: Zn + CuSO4→ Cu + ZnSO4.
Tính khối lượng Cu bám lên thanh kẽm, khi khối lượng dung dịch tăng 0,2 gam (Cu=64, Zn=65).
------ HẾT ------
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1:
P2O5 tác dụng được với CaO, Na2O.
CO2 và SO2 tác dụng được với CaO và Na2O.
P2O5 + 3CaO → Ca3(PO4)2
P2O5 + 3Na2O → 2Na3PO4
CO2 + CaO → CaCO3
CO2 + Na2O → Na2CO3
SO2 + CaO → CaSO3
SO2 + Na2O → Na2SO3
Câu 2:
BaO là oxit bazo tác dụng với nước cho dung dịch bazo làm cho phenolphthalein chuyển màu hồng, theo phương trình hóa học:
BaO + H2O → Ba(OH)2
Câu 3:
Sử dụng các dung dịch kiềm, với lượng dư. Ví dụ NaOH, Ca(OH)2,…
CO không tác dụng với dung dịch kiềm.
Phương trình hóa học:
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
Câu 4:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Câu 5:
Theo phương trình hóa học: Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4
Cứ 65g Zn tan vào dung dịch tạo ra 64g Cu, khối lượng dung dịch tăng 1g.
Khi khối lượng của dung dịch tăng 0,2 gam thì khối lượng Cu bám lên bản kẽm = (0,2 x 64)/1 = 12,8 (g).
3. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa học 9 số 3
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 1
MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9
NĂM HỌC: 2019- 2020
Câu 1: (2 điểm) Giấy quỳ tím chuyển màu gì khi nhúng vào dung dịch được tạo thành từ
a) 0,5 mol H2SO4 và 1 mol NaOH
b) 2 mol HCl và 1 mol KOH?
Câu 2: (1 điểm) Phản ứng: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl được gọi là phản ứng gì?
Câu 3: (2 điểm) Vì sao K2O tan được trong nước?
Câu 4: (2 điểm) Đốt hỗn hợp bột S và Zn trong bình kín theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X.
Xác định thành phẩn của chất rắn X (Zn = 65, S=32).
Câu 5: (3 điểm) Cho 1,52 g hỗn hợp hai kim loại (có hóa trị II) tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư thấy có 0,336 lít khí thoát ra (ở đktc).
Tính khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được (H=1, S=32, O=16).
------ HẾT ------
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1:
a) H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
nNaOH = 2nH2SO4 đúng theo phương trình. Sau phản ứng chỉ có Na2SO4, nên môi trường trung tính không làm đổi màu quỳ tím.
HCl + KOH → KCl + H2O
nHCl > nKOH : HCl dư, quỳ tím chuyển màu đỏ.
Câu 2:
Phản ứng trao đổi, do thành phần phân tử các chất không đổi.
Câu 3:
K2O + H2O → 2KOH.
KOH tan mạnh trong nước, nên K2O tan được trong nước.
Câu 4:
S + Zn → ZnS
nS : nZn = 1/32 : 2/65
Với tỉ lệ đó so với tỉ lệ mol của phương trình thì sau phản ứng S dư.
Nên sản phẩm là ZnS và S.
Câu 5:
Gọi M chung cho cả 2 kim loại: M + H2SO4 → MSO4 + H2
Nhận xét: nSO4 luôn luôn = nH2 = 0,015 mol
=> mMSO4 = mM + mSO4 = 1,52 + 96 x 0,015 = 2,96 gam.
4. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa học 9 số 4
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 1
MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9
NĂM HỌC: 2019- 2020
Câu 1: (2 điểm) Cho 0,8 g CuO tác dụng với 30 ml dung dịch H2SO4 1M.
Xác định các chất có mặt trong dung dịch thu được sau phản ứng, kèm theo số mol của chúng (Cu=64, O=16).
Câu 2: (2 điểm) Chọn 4 loại oxit được điều chế trực tiếp mà không xuất phát từ khí oxi. Cho ví dụ cụ thể.
-----Còn tiếp-----
5. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa học 9 số 5
SỞ GD&ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI |
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 1 MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9 NĂM HỌC: 2019- 2020 |
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 1
MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9
NĂM HỌC: 2019- 2020
Câu 1: (1,5 điểm) Viết phương trình hóa học khi H2SO4 đặc, đun nóng tác dụng với Cu. Có hiện tượng gì để biết phản ứng đã xảy ra?
Câu 2: (2 điểm) Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng hãy nhận ra các chất rắn được đựng riêng trong mỗi bình: CaO, MgO, MgCO3.
-----Còn tiếp-----
6. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa học 9 số 6
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 1
MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9
NĂM HỌC: 2019- 2020
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái chỉ đáp án đúng trong các câu sau đây.
Câu 1. CO2 không phản ứng với chất nào trong các chất sau?
A. dung dịch NaOH
B. dung dịch Ca(OH)2
C. CaO
D. dung dịch HCl
Câu 2. Cặp chất nào sau đây có thể dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm?
A. Al và H2SO4 loãng
B. NaOH và dung dịch HCl
C. Na2SO4 và dung dịch HCl
D. Na2SO3 và dung dịch HCl
Câu 3. Chất nào sau đây khi phản ứng với nước tạo thành dung dịch mang tính axit ?
A. CaO
B. Ba
C. SO3
D. Na2O
---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các đề số 4- 6---
7. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa học 9 số 7
Trường THCS Nguyễn Thái Học
Số câu: 8 câu trắc nghiệm, 3 câu tự luận
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2019- 2020
-----Còn tiếp-----
8. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa học 9 số 8
Trường THCS Nguyễn Văn Nghi
Số câu: 20 câu trắc nghiệm
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2019- 2020
-----Còn tiếp-----
9. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa học 9 số 9
Trường THCS Lê Văn Tám
Số câu: 20 câu trắc nghiệm
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2019- 2020
-----Còn tiếp-----
10. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa học 9 số 10
Trường THCS Võ Thị Sáu
Số câu: 20 câu trắc nghiệm
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2019- 2020
---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các đề số 7-10---
Tham khảo thêm