10 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2021-2022 có đáp án

Mời các em cùng tham khảo Bộ 10 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án năm 2021-2022 đã được eLib tổng hợp và biên soạn. Hy vọng rằng những đề kiểm tra dưới đây sẽ giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức của bộ môn Ngữ văn đã học trong chương trình HK1. Mời các em cùng tham khảo nhé!

10 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2021-2022 có đáp án

1. Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC 2021-2022

A. Khái quát nội dung ôn tập

I: Văn bản

Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản:

- Tôi đi học - Thanh Tịnh

- Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng

- Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố

- Lão Hạc - Nam Cao

II: Tiếng Việt

Nhận diện và thực hành:

1. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

2. Trường từ vựng

3. Từ tượng hình, tượng thanh

4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

5. Trợ từ, thán từ

6. Tình thái từ

III: Tập làm văn

- Văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

- Ví dụ: Kể lại một kỉ niệm ấn tượng sâu sắc với em.

B. Đề cương chi tiết

I: Văn bản

- Tôi đi học - Thanh Tịnh

+ Giá trị nội dung: Dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” trong những ngày đầu đến trường. Những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi.

+ Giá trị nghệ thuật:

  • Phối hợp tự sự xen lẫn miêu tả và biểu cảm.
  • Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.
  • Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo, ghi lại dòng hồi tưởng, liên tưởng của nhân vật “tôi”.
  • Giọng điệu trữ tình trong sáng.

- Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng:

+ Giá trị nội dung: Đoạn trích thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và xúc động thông qua những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ luôn khao khát tình yêu thương. Qua đó thể hiện tình cảm đáng thương của chú bé Hồng và lên án những hủ tục phong kiến.

+ Giá trị nghệ thuật:

  • Nghệ thuật miêu tả ngoại hình làm nổi bật tính cách và nội tâm nhân vật.
  • Thể loại hồi kí đang xen các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự sự sâu sắc, giúp diễn tả tinh tế nội tâm nhân vật.

- Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố:

+ Giá trị nội dung: Vạch trân bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời khi đề ra những thứ thuế vô lí cho người dân nông dân vô tội. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

+ Giá trị nghệ thuật:

  • Tình huống truyện đặc sắc, có kịch tính cao.
  • Cách kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động. Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tính cách nhân vật.
  • Ngòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.

+ Ý nghĩa nhan đề: Tức nước vỡ bờ ám chỉ rằng dù sức chịu đựng có lớn đến đâu nó cũng sẽ có giới hạn của nó và kết quả cuối cùng là bờ sẽ phải vỡ ra. Đây là điều khẳng định cho một quy luật tự nhiên là “ở nơi đâu có áp bức bóc lột tàn khốc thì ở đó có đấu tranh, có phản kháng mạnh mẽ”. Tuy rằng sự chống cự của chị Dậu không giúp cuộc đời tăm tối trở nên sáng hơn nhưng đây chính là con đường duy nhất mà quần chúng nhân dân lúc bấy giờ phải đi theo vì chỉ có đấu tranh giải phóng mình, lấy được sự tự do thì họ mới không còn bị áp bức, không còn bị bóc lột nữa.

- Lão Hạc - Nam Cao:

+ Giá trị nội dung:

  • Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước CMT8 qua tình cảnh của lão Hạc: nghèo túng, không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà hàng xóm.
  • Cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng. Qua đó thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân trong xã hội của nhà văn Nam Cao.

+ Giá trị nghệ thuật:

  • Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với lão Hạc.
  • Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.
  • Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao.

II: Tiếng Việt

Nhận diện và thực hành:

1. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

- Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

- Một từ ngừ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.

- Ví dụ: Giáo dục:

+ Thầy giáo: Thầy giáo dạy Toán, Thầy giáo dạy Văn…

+ Học sinh: Học sinh giỏi, HS yếu…

2. Trường từ vựng

- Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

- Ví dụ: Y phục: quần áo, giày dép, mũ nón…

3. Từ tượng hình, tượng thanh

- Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. VD: gập ghềnh.

- Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. VD: ầm ầm.

4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

- Từ địa phương: là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. VD: cha, ba, bố,…

- Biệt ngữ xã hội: chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. VD: trẫm, khanh,…

5. Trợ từ, thán từ

- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. VD: những, có, chính, đích, ngay…

- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ gồm có hai loại chính:

+ Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi…

+ Thán từ gọi đáp: này, vâng, dạ, ừ…

6. Tình thái từ

- Là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.

- Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý:

+ Tình thái từ nghi vấn.

+ Tình thái từ cầu khiến.

+ Tình thán từ cảm thán.

+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm.

---Để xem tiếp nội dung của Đề cương này, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

2. Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8

2.1. Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 số 1

TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: NGỮ VĂN 8

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Phần I: Đọc- hiểu (3đ): Đọc kĩ phần trích sau và trả lời các câu hỏi:

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,

Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,

Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,

Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.

Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;

Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,

Vài cụ già chống gậy bước lom khom,

Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.

(Chợ Tết - Đoàn Văn Cừ)

Câu 1. Xác định từ tượng hình có trong hai khổ thơ trên? Tìm và gọi tên một trường từ vựng có trong khổ thơ thứ nhất trong phần trích trên?

Câu 2. Chỉ ra các yếu tố miêu tả có trong đoạn thơ? Nêu nội dung của đoạn thơ?

Phần II: Làm văn (7đ):

Tưởng tượng sau một thời gian con trai Lão Hạc trở về và có cuộc trò chuyện với ông giáo. Em hãy ghi lại cuộc trò chuyện ấy?

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI GIỮA HK1 SỐ 1

MÔN: NGỮ VĂN 8

Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

- Các từ tượng hình: lon xon, lom khom, ôm ấp, tưng bừng

- Xanh, đỏ, trắng, hồng, lam: Trường từ vựng chỉ màu sắc

Câu 2:

- Yếu tố miêu tả: dải mây trắng đỏ, sương hồng lam ôm ấp, con đường viền trắng, người các ấp tưng bừng, cỏ biếc, áo đỏ chạy lon xon, bước lom khom, che môi cười lặng lẽ

- Nội dung: Đoạn thơ thể hiện niềm vui mừng, phấn khởi của mọi người trong buổi chợ Tết.

II. LÀM VĂN. (7,0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

b. Xác định đúng kiểu bài, nhân vật, sự việc

c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, miêu tả và biểu cảm phù hợp với nhân vật, có suy nghĩ sâu sắc về số phận nhân vật…

d, Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo yêu cầu sau:

* Mở bài: Giới thiệu được hoàn cảnh trở về của con trai Lão Hạc.

* Thân bài:

- Kể về nội dung cuộc trò chuyện: Xoay quanh cuộc sống neo đơn, cô độc của lão Hạc kể từ sau khi con trai ra đi; kể về nỗi đau đớn, bế tắc của lão…

- Kể về tâm trạng và thái độ của người con trong cuộc gặp gỡ với ông Giáo.

- Kể về nỗi ân hận của bản thân: để lại cha già một mình, phải sống trong cô đơn, buồn tủi, chịu cái chết đau đớn…

- Rút ra bài học cho mình, lời khuyên…

=> Trong quá trình kể phải kết hợp được các yếu tố miêu tra và biểu cảm hợp lí, gây ấn tượng.

* Kết bài: Suy nghĩ của mình sau cuộc trò chuyện với ông giáo…

2.2. Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 số 2

TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: NGỮ VĂN 8

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

…“Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.

Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.

(Nam Cao, Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập 1)

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2: Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích.

Câu 3: Tìm các từ ngữ miêu tả về “cái chết dữ dội của” lão Hạc.

Câu 4: Kể tên các đoạn trích/ tác phẩm văn học Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 8 cùng giai đoạn sáng tác với truyện ngắn Lão Hạc (giai đoạn 1930 – 1945).

PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) lí giải nguyên nhân cái chết của Lão Hạc? (2,0 điểm)

Câu 2: Viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về chi tiết chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng. (5,0 điểm)

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI GIỮA HK1 SỐ 2

MÔN: NGỮ VĂN 8

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. (1,0 điểm)

Câu 2: Miêu tả cái chết của lão Hạc và tâm tư của ông giáo. (1,0 điểm)

Câu 3: 

Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc; Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên; Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. (0,5 điểm

Câu 4: 

Kể tên các văn bản, tác phẩm đã học: (0,5 điểm)

- Tôi đi học (Thanh Tịnh);

- Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng);

- Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn – Ngô Tất Tố).

PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1: 

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn (0,25 điểm)

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận (0,25 điểm)

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình bày theo hướng sau: (1,0 điểm)

- Tình cảnh nghèo khổ đói rách, túng quẫn đã đẩy Lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát.

- Lão đã tự chọn cái chết để bảo toàn căn nhà, đồng tiền, mảnh vườn, đó là những vốn liếng cuối cùng lão để lại cho con.

- Cái chết của Lão Hạc xuất phát từ lòng thương con âm thầm sâu sắc và lòng tự trọng đáng kính của lão.

d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. (0,25 điểm)

e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. (0,25 điểm)

Câu 2: 

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài. (0,25 điểm)

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. (0,25 điểm)

c. Triển khai vấn đề: Viết bài văn nghị luận. (4,0 điểm)

Có thể trình bày theo hướng sau:

- Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác.

- Chiếc lá là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn -xi và Xiu đều không phát hiện ra.

- Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình.

- Chiếc lá được vẽ trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt.

- Cụ Bơ – men đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời.

- Chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh.

- Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.

d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. (0,25 điểm)

e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. (0,25 điểm)

2.3. Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 số 3

TRƯỜNG THCS LÝ THÁI TỔ

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: NGỮ VĂN 8

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

 

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình (và vì trai chết nên cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót. Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.

Câu 1 (0,5 điểm): Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu là gì?

Câu 2 (1,0 điểm): Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động gì?

Câu 3 (2,5 điểm): Viết một đoạn văn với chủ đề vươn lên trong cuộc sống. 

PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI GIỮA HK1 SỐ 3

MÔN: NGỮ VĂN 8

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm): Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu: một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.

Câu 2 (1,0 điểm): Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động: Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những chú trai không chịu được đau xót nên đã chết. Những cơ thể trai sống thì lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót.

Câu 3 (2,5 điểm): 

- Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:

+ Vươn lên trong cuộc sống là gì: là tinh thần tự lực, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hướng đến những điều tốt đẹp.

+ Tại sao con người phải vươn lên trong cuộc sống: để vượt qua giới hạn của bản thân; để có được những điều tốt đẹp hơn,…

+ Bản thân cần làm gì: nỗ lực học tập, tích cực trau dồi đạo đức, rèn luyện tính kiên cường,…

PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

1. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

2. Thân bài:

a. Bối cảnh

- Không khí căng thẳng, nhộn nhịp của những ngày thu sưu thuế.

- Hoàn cảnh gia đình: nghèo “nhất nhì trong hạng cùng đinh”, phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp sưu cho chồng và cho người em chồng đã mất.

- Hành động: bán cái Tí – đứa con gái đầu lòng mới 7 tuổi cho nhà Nghị Quế và chăm sóc người chồng bị đánh.

b. Cuộc vùng dậy

- Bối cảnh: chăm sóc chồng bị thương nặng, người nhà lí trưởng ùa tới đòi bắt chồng đi đánh dù anh mới bị chúng đánh bị thương nặng từ hôm qua vì thiếu sưu.

- Hành động: ban đầu nói năng nhỏ nhẹ, van xin chúng đừng đánh, đừng bắt chồng mình đi. Lúc sau không thể chịu được sự hống hách, hách dịch của bọn cai lệ nên đã đánh trả chúng.

→ Những hành động bộc phát vì quá sức chịu đựng vừa thể hiện tình yêu thương sâu sắc dành cho chồng, vừa tố cáo tội ác của xã hội phong kiến.

3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

2.4. Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 số 4

TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: NGỮ VĂN 8

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Phần đọc hiểu: (3.0 điểm)

Cho đoạn văn:

Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.

a. Đoạn văn trích từ văn bản nào? Do ai sáng tác? Cho biết năm sáng tác của văn bản đó?

b. Đoạn văn nhắc đến nhân vật nào?  Kể lại sự việc gì?

c. Tìm những từ tượng thanh, tượng hình trong đoạn văn? Nêu ngắn gọn giá trị của các từ tượng thanh, tượng hình đó?

d. Qua đoạn văn, em cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật được nhắc đến trong đoạn văn trên?

II. Phần tự luận: (8.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Viết đoạn văn phân tích giá trị của các phép tu từ trong đoạn văn sau:

Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạn mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi

(Trích ''Trong lòng mẹ '' - Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng)

Câu 2 (5.0 điểm)

Kể lại một kỉ niệm xúc động của em với người thân.

-----Còn tiếp-----

2.5. Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 số 5

TRƯỜNG THCS ĐỨC TRÍ

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: NGỮ VĂN 8

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

 

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng. (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 7:

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõhi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bồng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào?

A. Những ngày thơ ấu

B. Lão Hạc

C. Tắt đèn

D. Tôi đi học

Câu 2. Tác giả của văn bản có đoạn văn trên là ai?

A. Nam Cao

B. Ngô Tất Tố

C. Nguyên Hồng

D. Thanh Tịnh

Câu 3. Phương thức biểu đạt của văn bản trên là gì?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Kết hợp miêu tả, tự sự, biểu cảm

Câu 4. Người xưng “tôi” trong đoạn văn là ai?

A. Bé Hồng

B. Bà cô

C. Mẹ

D. Người họ nội

Câu 5. Câu nào dưới đây diễn tả đúng nhất nội dung chính của đoạn văn trên?

A. Cảm giác sung sướng cực điểm của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ

B. Tình cảm của bé Hồng đối với mẹ

C. Cảm xúc của mẹ khi gặp được bé Hồng

D. Hình ảnh về người mẹ của bé Hồng

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 5, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

2.6. Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 số 6

TRƯỜNG THCS LÊ LAI

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: NGỮ VĂN 8

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

 

I. ĐỌC - HIỂU (5.0 đ)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Ngữ văn 8, tập 1)

Câu 1 (1.0 đ). Xác định ngôi kể, phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích.

Câu 2 (1.0 đ). Các từ “mây”, “gió”, “sương” thuộc trường từ vựng nào?

Câu 3 (1.0 đ). Tìm từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn 2 và 3.

Câu 4 (1.0 đ). Nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng “tôi”?

Câu 5 (1.0 đ). Em có nên trân trọng và gìn giữ những kỉ niệm ấy không? Vì sao?

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 đ)

Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học (chú ý sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể).

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI GIỮA HK1 SỐ 6

MÔN: NGỮ VĂN 8

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1:

- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất.

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

Câu 2:

- Các từ “mây”, “gió”, “sương” thuộc trường từ vựng: Thời tiết / thiên nhiên.

Câu 3:

- Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn 2 và 3 là: ấy

Câu 4:

- Nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên.

- Sự hồi tưởng ấy gợi lên những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng “tôi”.

-----Còn tiếp-----

7. Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 số 7

Trường: THCS QUANG TRUNG

Số câu: 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Năm học: 2021-2022

8. Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 số 8

Trường: THCS TĂNG BẠT HỔ

Số câu: 4

Thời gian làm bài: 90 phút

Năm học: 2021-2022

9. Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 số 9

Trường: THCS CHÂU VĂN LIÊM

Số câu: 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Năm học: 2021-2022

10. Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 số 10

Trường: THCS BÌNH AN

Số câu: 4

Thời gian làm bài: 90 phút

Năm học: 2021-2022

Ngày:27/10/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM