10 đề thi giữa HK1 môn Toán 8 năm 2021 - 2022 có đáp án

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay Bộ 10 đề thi giữa HK1 Toán 8 năm 2021-2022 có đáp án được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao! 

10 đề thi giữa HK1 môn Toán 8 năm 2021 - 2022 có đáp án

1. Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Toán 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN TOÁN 8

NĂM HỌC 2021-2022

I. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đại số

a) Nhân, chia đa thức.

Công thức nhân đơn thức với đa thức

Cho A, B, C, D là các đơn thức ta có: A( B + C - D ) = AB + AC - AD.

Công thức nhân đa thức với đa thức

Cho A, B, C, D là các đa thức ta có:

( A + B ).( C + D ) = A.( C + D ) + B.( C + D ) = AC + AD + BC + BD.

Quy tắc chia đơn thức cho đơn thức

Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B (trường hợp A chia hết cho B) ta làm như sau:

+ Chia hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B.

+ Chia lũy thừa của từng biến trong A cho lũy thừa của cùng biến đó trong B.

+ Nhân các kết quả vừa tìm được với nhau.

Quy tắc chia đa thức cho đơn thức

Muốn chia đa thức A cho đơn thức B (trường hợp các hạng tử của đa thức A đều chia hết cho đơn thức B), ta chia mỗi hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả với nhau.

Chú ý: Trường hợp đa thức A có thể phân tích thành nhân tử, thường ta phân tích trước để rút gọn cho nhanh

Chia đa thức một biến đã sắp xếp

Ta trình bày phép chia tương tự như cách chia các số tự nhiên. Với hai đa thức A và B của một biến, B≠0 tồn tại duy nhất hai đa thức Q và R sao cho:

A = B.Q + R, với R=0 hoặc bậc của R nhỏ hơn bậc của B.

Nếu R = 0, ta được phép chia hết.

Nếu R≠0, ta được phép chia có dư.

b) Hằng đẳng thức.

( A + B )2 = A2 + 2AB + B2

( A - B )2 = A2 - 2AB + B2

A2 - B2 = ( A - B )( A + B ).

( A + B )3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3.

( A - B )3 = A3 - 3A2B + 3AB2 - B3.

A3 + B3 = ( A + B )( A2 - AB + B2 )

A3 - B3 = ( A - B )( A2 + AB + B2 ).

c) Phân tích đa thức thành nhân tử.

Phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhân tử chung

+ Khi tất cả các số hạng của đa thức có một thừa số chung, ta đặt thừa số chung đó ra ngoài dấu ngoặc () để làm nhân tử chung.

+ Các số hạng bên trong dấu () có được bằng cách lấy số hạng của đa thức chia cho nhân tử chung.

Chú ý: Nhiều khi để làm xuất hiện nhân tử chung ta cần đổi dấu các hạng tử.

Phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp hằng đẳng thức.

+ Dùng các hằng đẳng thức đáng nhớ để phân tích đa thức thành nhân tử.

+ Cần chú ý đến việc vận dụng linh hoạt các hằng đẳng thức để phù hợp với các nhân tử.

Phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử

+ Ta vận dụng phương pháp nhóm hạng tử khi không thể phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung hay bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức.

+ Ta nhận xét để tìm cách nhóm hạng tử một cách thích hợp (có thể giao hoán và kết hợp các hạng tử để nhóm) sao cho sau khi nhóm, từng nhóm đa thức có thế phân tích được thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung, bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức. Khi đó đa thức mới phải xuất hiện nhân tử chung.

+ Ta áp dụng phương pháp đặt thành nhân tử chung để phân tích đa thức đã cho thành nhân tử.

Phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp phối hợp nhiều cách

Ta tìm hướng giải bằng cách đọc kỹ đề bài và rút ra nhận xét để vận dụng các phương pháp đã biết:

+ Đặt nhân tử chung

+ Dùng hằng đẳng thức

+ Nhóm nhiều hạng tử và phối hợp chúng

⇒ Để phân tích đa thức thành nhân tử.

1.2. Hình học

a) Tứ giác, hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.

- Tứ giác ABCD là hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó bất kì đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.

- Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600

- Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.

+ Hai cạnh song song gọi là hai đáy.

+ Hai cạnh còn lại gọi là hai cạnh bên.

- Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.

- Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song

- Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông. Hình chữ nhật cũng là một hình bình hành và cũng là hình thang cân

- Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau. Hình thoi cũng là một hình bình hành.

- Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và có bốn cạnh bằng nhau.

b) Đường trung bình của tam giác, đường trung bình của hình thang.   

Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.

Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của hình thang.

2. Bài tập

2.1. Bài tập tự luận

Bài 1: Thực hiện các phép tính sau

a, ( x2 -1 )( x2 + 2x )

b, ( x + 3 )( x2 + 3x -5 )

c, ( x -2y )( x2y2 - xy + 2y )

d, ( 1/2xy -1 )( x3 -2x -6 )

Hướng dẫn giải

a) Ta có: ( x2 -1 )( x2 + 2x ) = x2( x2 + 2x ) - ( x2 + 2x )

= x4 + 2x3 - x2 - 2x.

b) Ta có ( x + 3 )( x2 + 3x -5 ) = x( x2 + 3x -5 ) + 3( x2 + 3x -5 )

= x3 + 3x2 - 5x + 3x2 + 9x - 15 = x3 + 6x2 + 4x - 15

c) Ta có ( x -2y )( x2y2 - xy + 2y ) = x( x2y2 - xy + 2y ) - 2y( x2y2 - xy + 2y )

= x3y2 - x2y + 2xy - 2x2y3 + 2xy2 - 4y2

d) Ta có ( 1/2xy -1 )( x3 -2x -6 ) = 1/2xy( x3 -2x -6 ) - ( x3 -2x -6 )

= 1/2x4y - x2y - 3xy - x3 + 2x + 6

Bài 2: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử

a, ( ab - 1 )2 + ( a + b )2

b, x3 + 2x2 + 2x + 1( ab - 1 )2 + ( a + b )2

c, x2 - 2x - 4y2 - 4y

Hướng dẫn giải

a) Ta có ( ab - 1 )2 + ( a + b )2 = a2b2 - 2ab + 1 + a2 + 2ab + b2

= a2b2 + a2 + b2 + 1 = ( a2b2 + a2 ) + ( b2 + 1 )

= a2( b2 + 1 ) + ( b2 + 1 ) = ( a2 + 1 )( b2 + 1 )

b) Ta có x3 + 2x2 + 2x + 1 = ( x3 + 1 ) + ( 2x2 + 2x )

= ( x + 1 )( x2 - x + 1 ) + 2x( x + 1 ) = ( x + 1 )( x2 + x + 1 )

c) Ta có x2 - 2x - 4y2 - 4y = ( x2 - 4y2 ) - ( 2x + 4y )

= ( x - 2y )( x + 2y ) - 2( x + 2y )

= ( x + 2y )( x - 2y - 2 ).

Bài 3: Tính giá trị của biểu thức sau A = x6 - 2x4 + x3 + x2 - x, biết x3 - x = 6.

Hướng dẫn giải

Ta có: A = x6 - 2x4 + x3 + x2 - x = ( x6 - 2x4 + x2 ) + ( x3 - x )

= ( x3 - x )2 + ( x3 - x )

Với x3 - x = 6, ta có A = 62 + 6 = 36 + 6 = 42.

Vậy A = 42.

Bài 4: Tìm giá trị của x từ các thông tin trên hình sau ?

Hướng dẫn giải

Kẻ BH ⊥ CD, tứ giác ABHD có  = ABHˆ = BHDˆ = 900

⇒ Tứ giác ABHD là hình chữ nhật.

Áp dụng tính chất của hình chữ nhật ta có:

Ta có: CD = DH + HC ⇒ HC = CD - DH = 15 - 10 = 5( cm )

+ Xét Δ BCH, áp dụng định lý Py – to – go ta có:

BC2 = HC2 + BH2 ⇒ BH2 = BC2 - HC2

⇒ BH = √ (BC2 - HC2) = √ (132 - 52) = 12( cm )

Do đó BH = AD = x = 12( cm ). Vậy x = 12

Bài 5: Tính chiều cao của hình thang cân ABCD, biết rằng cạnh bên AD = 5cm, cạnh đáy AB = 6cm và CD = 14cm.

Hướng dẫn giải

Kẻ AH ⊥ CD, BK ⊥ CD thì AH//BK nên hình thang ABKH có hai cạnh bên song song.

Áp dụng tính chất của hình thang ABKH có hai cạnh bên song song, ta có: 

Áp dụng định lí Py – ta – go vào tam giác ADH vuông tại H ta được:

AD2 = DH2 + HA2 hay 52 = 42 + HA2

⇔ AH2 = 32 ⇔ HA = 3( cm ) (vì AH > 0 ).

Vậy chiều cao của hình thang cân là 3cm.

2.2. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Giá trị của biểu thức A = x( 2x + 3 ) - 4( x + 1 ) - 2x( x - 1/2 ) là ?

A. x + 1.   

B. 4.

C. - 4   

D. 1 - x

Hướng dẫn giải

Ta có A = x( 2x + 3 ) - 4( x + 1 ) - 2x( x - 1/2 ) = ( 2x.x + 3.x ) - ( 4.x + 4.1 ) - ( 2x.x - 1/2.2x )

= 2x2 + 3x - 4x - 4 - 2x2 + x = - 4.

Chọn đáp án C.

Bài 2: Kết quả của phép tính ( x - 2 )( x + 5 ) bằng ?

A. x2 - 2x - 10.

B. x2 + 3x - 10

C. x2 - 3x - 10.

D. x2 + 2x - 10

Hướng dẫn giải

Ta có ( x - 2 )( x + 5 ) = x( x + 5 ) - 2( x + 5 )

= x2 + 5x - 2x - 10 = x2 + 3x - 10.

Chọn đáp án B.

Bài 3: Thực hiện phép tính ( 5x - 1 )( x + 3 ) - ( x - 2 )( 5x - 4 ) ta có kết quả là ?

A. 28x - 3.

B. 28x - 5.

C. 28x - 11.

D. 28x - 8.

Hướng dẫn giải

Ta có ( 5x - 1 )( x + 3 ) - ( x - 2 )( 5x - 4 ) = 5x( x + 3 ) - ( x + 3 ) - x( 5x - 4 ) + 2( 5x - 4 )

= 5x2 + 15x - x - 3 - 5x2 + 4x + 10x - 8 = 28x - 11

Chọn đáp án C.

Bài 4: Điền vào chỗ trống: A = ( 1/2x - y )2 = 1/4x2 - ... + y2

A. 2xy.   

B. xy.

C. - 2xy.   

D. 1/2xy.

Hướng dẫn giải

Áp dụng hằng đẳng thức ( a - b )2 = a2 - 2ab + b2.

Khi đó ta có A = ( 1/2x - y )2 = 1/4x2 - 2.1/2x.y + y2 = 1/4x2 - xy + y2.

Suy ra chỗ trống cần điền là xy.

Chọn đáp án B.

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

2. Đề thi

2.1. Đề thi giữa HK1 môn Toán 8 – Số 1

TRƯỜNG TRƯỜNG THCS ÂU LẠC

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: TOÁN 8

Bài 1: Thực hiện các phép tính:

a) -7x2(3x - 4y)          

b) (x - 3)(5x - 4)

c) (2x - 1)2          

d) (x + 3)(x - 3)

Bài 2: Phân tích đa thức thành nhân tử:

a) 2x3 - 3x2     

b) x2 + 5xy + x + 5y     

c) x2 - 36 + 4xy + 4y2

Bài 3: Tìm, biết: x2 - 5x + 6 = 0

Bài 4: Có 10 túi đựng tiền vàng hình dạng giống hệt nhau. Trong đó, có một túi đựng tiền giả. Những đồng tiền giả nhẹ hơn một gam so với đồng tiền thật nặng 10 gam. Bằng một chiếc cân đồng hồ và với chỉ một lần cân, hãy tìm ra túi đựng tiền giả?

Bài 5: Cho ΔABC vuông tại C (AC < BC), gọi I là trung điểm của AB. Kẻ IE ⊥ BC tại E, kẻ IF ⊥ BC tại F.

a. Chứng minh tứ giác CEIF là hình chữ nhật.

b. Gọi H là điểm đối xứng của I qua F. Chứng minh rằng tứ giác CHFE là hình bình hành.

CI cắt BF tại G, O là trung điểm của FI. Chứng minh ba điểm A, O, G thẳng hàng.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Bài 1:

a)

-7x2(3x - 4y)

= -7x2.3x + 7x2.4y

= -21x3 + 28x2y

b)

(x - 3)(5x - 4)

= x.5x - x.4 - 3.5x + 3.4

= 5x2 - 4x - 15x + 12

= 5x2 - 19x + 12

c)

(2x - 1)2 = 4x2 - 4x + 1

d)

(x + 3)(x - 3) = x2 - 32 = x2 - 9

Bài 2:

a) 2x3 - 3x2 = x2(2x - 3)

b)

x2 + 5xy + x + 5y

= x(x + 5y) + (x + 5y)

= (x + 1)(x + 5y)

Bài 3:

x2 - 5x + 6 = 0

x2 - 2x - 3x + 6 = 0

(x2 - 2x) - (3x - 6) = 0

(x - 3)(x - 2 = 0)

Trường hợp 1: x - 3 = 0 ⇒ x = 3

Trường hợp 2: x - 2 = 0 ⇒ x = 2

Vậy x ∈ {2, 3}

Bài 4:

Đánh số 10 ví theo thứ tự 1, 2, 3, ..., 10.

Lấy từ ví 1 - 1 đồng

Lấy từ ví 2 - 2 đồng

...

Lấy từ ví 10 - 10 đồng

⇒ Ta lấy được tất cả 55 đồng.

Khi đó, 55 đồng này sẽ cân nặng a gam (a > 0)

Giả sử 55 đồng này đều là tiền thật thì chúng có cân nặng là: 10.55 = 550(gam)

Mà tiền giả nhẹ hơn một gam so với tiền thật nên a < 550

Sau khi cân, thực hiện phép tính 550 - a

Nếu 550 - a = 9 thì ví 1 là ví đựng tiền giả.

Nếu 550 - a = 9.2 thì ví 2 là ví đựng tiền giả.

.........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

2.2. Đề thi giữa HK1 môn Toán 8 – Số 2

TRƯỜNG TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: TOÁN 8

Câu 1

a) Tinh nhanh: 1182 – 118.36 +182.

b) Rút gọn biểu thức  (a + b)2 – (a – b )2.

Câu 2: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

a. \(25{y^2} + 15y\) 

b. \(6x\left( {x - y} \right) + 3xy - 3{y^2}.\) 

c. x2 – 2xy + y2 – z2 + 2zt – t2.    

d. x2 – 4x + 4.

Câu 3: Tìm a để đa thức 2x3 – 3x2 + x + a chia hết cho đa thức x + 3.

Câu 4:  Cho tam giác ABC vuông tại A, trung tuyến AD. Vẽ từ D các đường thẳng song song với AB và AC, chúng cắt cạnh AC, AB lần lượt tại F và F.

a) Tứ giác AEDF là hình gì? Vì sao?

b) Tìm vị trí của D trên cạnh BC để tứ giác AEDF là hình vuông.

c) Cho AB = 6cm, AC = 8cm, tính độ dài đường chéo EF của tứ giác AEDF.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

a. Tinh nhanh: 1182 – 118.36 +182 =1182 – 2.118.18 + 182 = (118 – 18 )2 = 1002

b.Rút gọn biểu thức  (a + b)2 – (a – b )2. = (a2 + 2ab + b2) – (a2 – 2ab + b2 )

 =  a2 + 2ab + b2 – a2 – 2ab + b2  = 2b2.

Câu 2: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

a.  = 5y.(5y + 3).

 b. = = ( x – y)(6x – 3y)

c. x2 – 2xy + y2 – z2 + 2zt – t2 = (x2 – 2xy + y2) – (y2 - 2zt + t2) = (x – y )2 – (z – t )2 

= [(x – y) + ( z – t )].[ [(x – y) -  ( z – t )] = (x – y +x – t).(x – y –z + t).

d. x2 – 4x + 4.= x2 – 2.2x + 22 = (x – 2 )2.

Câu 3:

Tìm a để đa thức 2x3 – 3x2 + x + a chia hết cho đa thức x + 3.

Thực hiện phép chia được dư là a + 84.

Để phép chia trên là phép chia hết thì a + 84 = 0.

nên a = - 84 .

Vậy với a = - 84 thì đa thức 2x3 – 3x2 + x + a chia hết cho đa thức x + 3.

Tìm a để đa thức 2x3 – 3x2 + x + a chia hết cho đa thức x + 3.

.........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

2.3. Đề thi giữa HK1 môn Toán 8 – Số 3

TRƯỜNG TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: TOÁN 8

Câu 1: Cho hình bình hành ABCD. Gọi O là giao điểm hai đường chéo AC và BD. Đường thẳng qua O không song song với AD cắt AB tại M và CD tại N.

a) Chứng minh M đối xứng với N qua O.

b) Chứng tỏ rằng tứ giác AMCN là hình bình hành.

Câu 2: Thực hiện phép tính

a/ \((4x-1).(2{{x}^{2}}-x-1)\)

b/ \((4{{x}^{3}}+8{{x}^{2}}-2x):2x\)

c/ \((6{{x}^{3}}-7{{x}^{2}}-16x+12):(2x+3)\)

Câu 3: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử

a/ \(2{{x}^{3}}-8{{x}^{2}}+8x\)

b/ 2xy + 2x + yz + z

c/ \({{x}^{2}}+2x+1-{{y}^{2}}\)

Câu 4:Tìm m để đa thức \(A(x)=3{{x}^{2}}+5x+m\) chia hết cho đa thức \(B(x)=x-2\)

-----Còn tiếp-----

2.4. Đề thi giữa HK1 môn Toán 8 – Số 4

TRƯỜNG TRƯỜNG THCS HƯƠNG KHÊ

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: TOÁN 8

I/ Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1: Kết quả phép tính \(2x.(3x-1)\) bằng?

A. \(6{{x}^{2}}-1\)           

B. \(6x-1\)                               

C. \(6{{x}^{2}}-2x\)             

D. \(3{{x}^{2}}-2x\)

Câu 2: Kết quả phép tính \(12{{x}^{6}}{{y}^{4}}:3{{x}^{2}}y\) bằng?

A. \(4{{x}^{3}}{{y}^{3}}\)                                           

B. \(4{{x}^{4}}{{y}^{3}}\)

C. \(4{{x}^{4}}{{y}^{4}}\)  

D. \(8{{x}^{4}}{{y}^{3}}\)

Câu 3: Đa thức 3x + 9y được phân tích thành nhân tử là?

A. 3(x + y)                         

B. 3(x + 6y)                          

C. 3xy                                   

D. 3(x + 3y)

Câu 4: Hình thang có độ dài hai đáy là 6cm và 14cm. Vậy độ dài đường đường trung bình của hình thang đó là?

A. 20cm                             

B. 3cm                                  

C. 7cm                                  

D. 10cm

Câu 5: Hình nào sau đây vừa có tâm đối xứng, vừa có trục đối xứng?

A. Hình bình hành             

B. Hình thoi                          

C. Hình thang vuông            

D. Hình thang cân

Câu 6: Tứ giác có bốn góc bằng nhau thì mỗi góc bằng?

A. \({{90}^{0}}\)              

B. \({{180}^{0}}\)                

C. \({{60}^{0}}\)                

D. \({{360}^{0}}\)

-----Còn tiếp-----

2.5. Đề thi giữa HK1 môn Toán 8 – Số 5

TRƯỜNG TRƯỜNG THCS LINH TRUNG

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: TOÁN 8

Câu 1

1) Tìm x biết x(x – 1) + x – 1 = 0

2) Tính giá trị biểu thức: \(\text{A=}\left( \text{x - y} \right)\left( {{\text{x}}^{\text{2}}}\text{+ xy + }{{\text{y}}^{\text{2}}} \right)\text{ + 2}{{\text{y}}^{\text{3}}}\) tại \(\text{x = }\frac{2}{3}\) và \(\text{y}=\frac{1}{3}\)

Câu 2: Cho đa thức \(\text{A = 2}{{\text{x}}^{\text{4}}}\text{+ 3}{{\text{x}}^{\text{3}}}\text{- 4}{{\text{x}}^{\text{2}}}\text{- 3x + 2}\) và đa thức B = x + 2

1) Làm tính chia đa thức A cho đa thức B.

2) Hãy phân tích đa thức thương của phép chia đa thức A cho đa thức B thành nhân tử.

Câu 3: Cho hình bình hành ABCD trong đó có BC = 2AB. Gọi M là trung điểm của BC, N là trung điểm của AD.

1) Chứng minh rằng tứ giác MNDC là hình bình hành.

2) Kẻ DE vuông góc với AB tại E, DE cắt MN tại F. Chứng minh F là trung điểm của DE.

3) Chứng minh rằng: \(\widehat{\text{ABC}}=2\widehat{\text{BEM}}\)

Câu 4: Cho các số x, y, z thỏa mãn đồng thời:

\(\text{x + y + z = 1; }{{\text{x}}^{\text{2}}}\text{+ }{{\text{y}}^{\text{2}}}\text{+ }{{\text{z}}^{\text{2}}}\text{ = 1; }{{\text{x}}^{\text{3}}}\text{+ }{{\text{y}}^{\text{3}}}\text{+ }{{\text{z}}^{\text{3}}}\text{ = 1;}\) Tính giá trị của biểu thức:

\(\text{M = }{{\text{x}}^{\text{8}}}\text{+ }{{\text{y}}^{\text{11}}}\text{ + }{{\text{z}}^{\text{2018}}}\)

-----Còn tiếp-----

2.6. Đề thi giữa HK1 môn Toán 8 – Số 6

TRƯỜNG TRƯỜNG THCS KỲ NAM

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: TOÁN 8

Câu 1.

1. Thực hiện phép tính:

a. \(\text{2x}\left( \text{3}{{\text{x}}^{\text{2}}}\text{- 4x + 2} \right)\)                            

b. \(\text{2x}\left( \text{3x + 5} \right)\text{ - 3}\left( \text{2}{{\text{x}}^{\text{2}}}\text{- 2x + 3} \right)\)

c. \(\left( \text{2x + 1} \right)\left( \text{3}{{\text{x}}^{\text{2}}}\text{- x + 2} \right)\)

2. Tính giá trị của biểu thức \(\text{A = }{{\text{x}}^{\text{2}}}\text{- 6xy + 9}{{\text{y}}^{\text{2}}}\text{- 15}\) tại x = 37; y = - 1.

Câu 2. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

a. \(\text{9}{{\text{x}}^{\text{2}}}\text{y + 15x}{{\text{y}}^{\text{2}}}\text{- 3x}\)                

b. \(\text{3z}\left( \text{z - 2} \right)\text{ + 5}\left( \text{2 - z} \right)\)

c. \({{\text{x}}^{\text{2}}}\text{+ 4xy - 4}{{\text{z}}^{\text{2}}}\text{+ 4}{{\text{y}}^{\text{2}}}\)                              

d. \({{\text{x}}^{\text{2}}}\text{+ 2x - 15}\) 

Câu 3. Tìm x biết:

a. \({{\text{x}}^{\text{2}}}\text{- 4x = 0}\)

b. \({{\left( \text{2x + 1} \right)}^{\text{2}}}\text{- 4x}\left( \text{x + 3} \right)\text{ = 9}\) 

c. \({{\text{x}}^{\text{2}}}\text{- 12x = -36}\) 

Câu 4. Cho hình bình hành ABCD, trên tia đối của tia AD lấy điểm E sao cho AE = AD.

Gọi F là giao điểm của EC và AB.

a. Chứng minh tứ giác AEBC là hình bình hành.

b. Chứng minh FE = FC.

c. Trên tia đối của tia CD lấy điểm M sao cho MC = CD. Chứng minh ba điểm E, B, M thẳng hàng.

Câu 5.  Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức sau:

\(\text{A = }{{\text{x}}^{\text{2}}}\text{+ }{{\text{y}}^{\text{2}}}\text{+ }{{\text{z}}^{\text{2}}}\text{- yz - 4x - 3y + 2027}\) 

-----Còn tiếp-----

7. Đề thi giữa HK1 môn Toán 8 – Số 7

Trường THCS Lê Hồng Phong

Số câu: 5 câu tự luận

Thời gian làm bài: 60 phút

Năm học: 2021 -2022

8. Đề thi giữa HK1 môn Toán 8 – Số 8

Trường THCS Ngô Chí Quốc

Số câu: 5 câu tự luận

Thời gian làm bài: 60 phút

Năm học: 2021 -2022

9. Đề thi giữa HK1 môn Toán 8 – Số 9

Trường THCS Nguyễn Trần Văn Ơn

Số câu: 5 câu tự luận

Thời gian làm bài: 60 phút

Năm học: 2021 -2022

10. Đề thi giữa HK1 môn Toán 8 – Số 10

Trường THCS Châu Văn Liêm

Số câu: 5 câu tự luận

Thời gian làm bài: 60 phút

Năm học: 2021 -2022              

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---       

Ngày:27/10/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM