Sinh học 12 Bài 14: Thực hành: Lai giống

Nhằm giúp các em củng cố kiến thức về các phương pháp lai giống cho thực vật và động vật đồng thời giúp các em có thể vận dụng được các phép lai vào thực tế eLib xin gửi đến các em nội dung bài 14 Thực hành: Lai giống trong chương trình Sinh học 12. Mời các em cùng tham khảo.

Sinh học 12 Bài 14: Thực hành: Lai giống

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vật liệu và dụng cụ cần thiết:

- Cây cà chua bố, mẹ.

- Kẹp, kéo, kim mũi mác, đĩa kính đồng hồ, bao cách li, nhãn, bút chì, bút lông, bông, hộp pitri.

1.2. Chuẩn bị cây bố mẹ:

- Chọn giống: Chọn các giống cây khác nhau rõ ràng về hình dạng hoặc màu sắc qua để có thể phân biệt dễ dàng bằng mắt thường.

- Gieo hạt những cây dùng làm bố trước những cây dùng làm mẹ từ 8 đến 10 ngày.

- Khi cây bố ra hoa thì tỉa bớt số hoa trong chùm và ngắt bỏ những quả non để tập trung lấy phần được tốt.

- Khi cây mẹ ra được 9 lá thì bấm ngọn và chỉ để 2 cành, mỗi cành lấy 3 chùm hoa, mỗi chùm hoa lấy từ 3 đến 5 qủa.

2. Quy trình thực hiện

2.1. Các bước tiến hành

a. Khử nhị trên cây mẹ:

- Sử dụng các cây hoa còn là nụ có màu vàng nhạt để khử nhị (hoa chưa tự thụ phấn).

- Dùng kim mũi mác tách 1 bao phấn ra nếu phấn còn là chất trắng sữa hay màu xanh thì được. Nếu phấn đã là hạt màu trắng thì không được.

- Dùng ngón trỏ và ngón cái của tay để giữ lấy nụ hoa.

- Tay phải cầm kẹp tách bao hoa ra, tỉa từng nhị một, cần làm nhẹ tay tránh để đầu nhụy và bầu nhụy bị thương tổn.

- Trên mỗi chùm chọn 4 đến 6 hoa cùng lúc và là những hoa mập để khử nhị, cắt tỉa bỏ những hoa khác.

- Bao các hoa đã khử nhị bằng bao cách li.

b. Thụ phấn

- Chọn những hoa đã nở xòe, đầu nhụy to màu xanh thẫm, có dịch nhờn.

- Thu hạt phấn trên cây bố: Chọn hoa vừa nở, cánh hoa và bao phấn vàng tươi, khi chín hạt phấn chín tròn và trắng.

- Dùng kẹp ngắt nhị bỏ vào đĩa đồng hồ.

- Dùng bút lông chà nhẹ lên các bao phấn để hạt phấn bung ra.

- Dùng bút lông chấm hạt phấn cây bố lên đầu nhụy hoa cây mẹ đã khử nhị

- Bao chùm hoa đã thụ phấn bằng túi cách li, buộc nhãn, ghi ngày và công thức lai.

c. Chăm sóc và thu hoạch

- Tưới nước đầy đủ.

- Khi quả lai chín thì thu hoạch, cẩn thận tránh nhầm lẫn các công thức lai.

- Bổ từng quả trải hạt lên tờ giấy lọc ghi công thức lai và thứ tự quả lên tờ giấy đó.

- Phơi khô hạt ở chổ mát khi cần gieo thì ngâm tờ giấy đó vào nước lã hạt sẽ tách ra.

d. Xử lí kết quả lai: Kết quả thí nghiệm được tổ hợp lại và xử lí theo phương pháp thống kê

2.2. Phương pháp thống kê \({X^2}\)

- Bước 1: Xây dựng giả thuyết Ho. Giả thuyết cho rằng tỉ lệ phân li KH trong lai thực nghiệm thu được là tuân theo quy luật (1 : 1 : 1 : 1), những sai khác là do yếu tố ngẫu nhiên.

- Bước 2: Sử dụng công thức, lập bảng để tính giá trị \({X^2}\)

\({X^2} = \frac{{\sum {{{\left( {O - E} \right)}^2}} }}{E}\)

+ O là số liệu quan sát được (tỉ lệ phân li KH trong thực nghiệm)

+ E là tỉ lệ phân li theo quy luật (1 : 1 : 1 : 1)

+ Lập bảng để tính giá trị \({X^2}\)

* Ví dụ: 

- Bước 3:

+ Sử dụng bảng phân bố giá trị \({X^2}\) để xác định sự sai khác giữa lí thuyết và thực nghiệm có thực sự là do yếu tố ngẫu nhiên hay không.

+ Bảng phân bố giá trị \({X^2}\)

+ Ví dụ:

n là số bậc tự do (số loại KH), n – 1 (tăng tính chính xác), tức (n = 4 – 1 = 3). Trong cột n (cột đầu tiên) dò hàng 3 (trị số của n).

Các nhà khoa học thường lấy mức xác suất p = 0,05 (5%). Ở hàng đầu tiên (hàng p), ta tìm giá trị xác suất bằng 0,05 rồi gióng xuồng gặp hàng 3 gióng qua, trị số thu được là giá trị \({X^2}\) (7,815).

- Bước 4: Nếu kết quả tính giá trị \({X^2}\) tra trong bảng thì giả thuyết Ho được chấp nhận, sự sai khác trong thực nghiệm chỉ là do yếu tố ngẫu nhiên. Cụ thể ta thấy giả thuyết Ho được chấp nhận, vì 5,2 < 7,815. Nếu lơn hơn thì bác bỏ Ho

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Thực hành: Lai giống Sinh học 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

- Nắm được quy trình của một số phương pháp lai giống.

- Ứng dụng được vào thực tế.

Ngày:28/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM