Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa

Nhằm giúp các em hiểu được thế giới sống rất đa dạng nhưng có chung nguồn gốc, quá trình tiến hóa đa hình thành nên các đặc điểm khác nhau ở mỗi loài. Đồng thời củng cố các kiến thức về bằng chứng tiến hóa như: bằng chứng giải phẩu, bằng chứng phôi sinh học, bằng chứng địa lí sinh vật học, bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử. Ban biên tập eLib xin gửi đến các em nội dung Bài 24 Sinh học 12.

Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa

1. Tóm tắt lý thuyết

Các bằng chứng tiến hoá

1.1. Bằng chứng giải phẫu so sánh

- Bằng chứng giải phẫu so sánh là bằng chứng dựa trên sự giống nhau về các đặc điểm giải phẫu giữa các loài.

- Các loài có cấu tạo giải phẫu càng giống nhau thì có quan hệ họ hàng càng thân thuộc.

- Sự tư­ơng đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là những bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đ­ược tiến hoá từ một tổ tiên chung.

- Một số loại bằng chứng giải phẫu so sánh

+ Cơ quan tương đồng:

  • Là những cơ quan  nằm ở những vị trí t­ương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau
  • Cơ quan tư­ơng đồng phản ánh sự tiến hoá phân li

Cơ quan tương đồng

+ Cơ quan tương tự:

  • Là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc như­ng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có kiểu hình thái t­ương tự
  • Cơ quan t­ương tự phản ánh sự tiến hoá đồng quy

Cơ quan tương tự

+ Cơ quan thoái hoá: 

  • Là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể tr­ưởng thành.
  • Do điều kiện sống của loài đã thay đổi, các cơ quan này mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và hiện chỉ để lại một vài vết tích xư­a kia của chúng.

Cơ quan thoái hoá

1.2. Bằng chứng phôi sinh học​

  • Sự giống nhau về quá trình phát triển phôi của nhiều loài động vật có xương sống chứng tỏ rằng chúng đều được tiến hoá từ 1 nguồn gốc chung. Các loài càng có họ hàng gần gũi thì sự phát triển phôi của chúng càng giống nhau.
  • Ví dụ: sự tương đồng trong quá trình phát triển phôi của một số động vật có xương sống như: cá, thằn lằn, thỏ, người…
  • Quá trình phất triển phôi của một số động vật có xương sống​

Quá trình phất triển phôi của một số động vật có xương sống

1.3. Bằng chứng địa lý sinh học

- Địa lí sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố địa lí của các loài trên trái đất, cho chúng ta những bằng chứng rằng các loài sinh vật đều bắt nguồn từ 1 tổ tiên chung.

- Khi nghiên cứu về sự phân bố địa lí các loài, Dacwin rút ra kết luận:

  • Sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do chúng có chung nguồn gốc hơn là do chúng sống trong môi trường giống nhau.
  • Do điều kiện môi trường ở mỗi đảo khác nhau và do các sinh vật sống trên đảo cách li sinh sản với nhau àxuất hiện các loài khác nhau (có nhiều đảo có các loài đặc hữu, TD: Ở Úc có các loài thú có túi)

- Ngoài ra nghiên cứu phân bố địa lí của các loài cho ta biết sự hình thành, phát tán và tiến hóa của loài xảy ra như thế nào

1.4. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử

a. Bằng chứng tế bào học

  • Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào
  • Các tế bào đều có thành phần hoá học và nhiều đặc điểm cấu trúc giống nhau
  • Tất cả các tế bào đều cấu tạo từ phân tử prôtêin – lipit
  • Mọi sinh vật đều có ADN
  • Cấu tạo điển hình của các nhóm sinh vật

Cấu tạo điển hình của các nhóm sinh vật

  • Tế bào nhân sơ và tế bào nhân chuẩn đều có các thành phần cơ bản: Màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân).

    ⇒ Phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.

b. Bằng chứng sinh học phân tử

- Xác định quan hệ họ hàng giữa các loài dựa trên mức độ tương đồng của prôtêin:

  • Phân tích trình tự axit amin của cùng 1 loại prôtêin hay trình tự các nu của cùng 1 gen ở các loài khác nhau → mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
  • Những loài có quan hệ họ hàng gần gũi thì trình tự các axit amin hay trình tự các nu càng giống nhau và ngược lại: vì các loài vừa tách nhau ra từ 1 tổ tiên chung nên chưa đủ thời gian để chọn lọc tự nhiên làm nên sự sai khác lớn về cấu trúc phân tử

- Xác định quan hệ họ hàng giữa các loài dựa trên mức độ tương đồng về ADN:

  • Dùng phương pháp lai phân tử: lai các phân tử ADN của các loài với nhau và đánh giá mức độ tương đồng về trình tự nu giữa các loài qua khả năng bắt cặp bổ sung giữa các sợi ADN đơn thuộc 2 loài khác nhau.
  • Nếu 2 loài có họ hàng gần có nhiều đoạn bắt cặp bổ sung nhau, “phân tử lai” càng bền vững với nhiệt (mức độ tương đồng được đánh giá qua nhiệt độ làm “nóng chảy phân tử lai”)

2. Bài tập minh họa

Câu 1: So sánh cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự?

Hướng dẫn giải

Câu 2: Tại sao để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài về các đặc điểm hình thái thì người ta lại hay sử dụng các cơ quan thoái hoá?

Hướng dẫn giải

Sở dĩ cơ quan thoái hoá hay được sử dụng như bằng chứng nói lên mối quan hệ họ hàng giữa các loài vì cơ quan thoái hoá không có chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm nên không được CLTN giữ lại. Chúng được giữ lại ở các loài (như dấu vết hay các cơ quan không có chức năng), đơn giản là được thừa hưởng các gen từ loài tổ tiên.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Quan sát hình 24.1 và cho biết xương chi của các loài động vật trong hình tương đồng với nhau như thế nào? Những biến đổi ở xương bản tay giúp mỗi loài thích nghi như thế nào?

Câu 2: Hãy đưa ra các bằng chứng chứng minh ti thể và lục lạp được tiến hóa từ vi khuẩn?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Khi nói về bằng chứng giải phẫu so sánh, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

B. Trong tiến hóa, các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh nguồn gốc chung.

C. Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau và có hình thái tương tự nhau.

D. Cơ quan thoái hóa là cơ quant hay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng.

Câu 2: Trong tiến hóa, các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh

A. sự tiến hóa phân li

B. sự tiến hóa đồng quy

C. sự tiến hóa song hành

D. nguồn gốc chung giữa các loài

Câu 3: Bằng chứng sinh học phân tử là những điểm giống và khác nhau giữa các loài về

A. cấu tạo trong các nội quan

B. các giai đoạn phát triển phôi thai

C. trình tự các nucleotit trong các gen tương ứng

D. đặc điểm sinh học và biến cố địa chất

Câu 4: Thành phần axit amin ở chuỗi β-Hb ở người và tinh tinh giống nhau chứng tỏ 2 loài này có cùng nguồn. Đây là ví dụ về

A. bằng chứng giải phẫu so sánh

B. bằng chứng phôi sinh học

C. bằng chứng địa lí sinh vật học

D. bằng chứng tế bào học (hóa sinh)

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Các bằng chứng tiến hóa Sinh học 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày được các bằng chứng giải phẫu so sánh: cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, các cơ quan thoái hóa.
  • Trình bày được những bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: ý nghĩa của thuyết cấu tạo bằng tế bào; sự thống nhất trong cấu trúc của ADN và prôtêin của các loài.
Ngày:03/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM