Địa lý 6 Bài 24: Biển và đại dương

Bài 24: Biển và đại dương giúp các em hiểu về độ muối của biển và đại dương; các hình thức vận động của nước biển và đại dương và hướng chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh. Các em hãy cùng nhau tham khảo nhé!

Địa lý 6 Bài 24: Biển và đại dương

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Độ muối của nước biển và đại dương

Nước biển và đại dương có độ muối trung bình là 35‰.

Nguyên nhân: Do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.

Độ muối trong các biển không giống nhau tùy thuộc vào nguồn nước sông đổ vào biển và sự bốc hơi của nước biển.

Độ muối của biển nước ta: 33‰

1.2. Sự vận động của nước biển và đại dương

a. Sóng

  • Khái niệm: Sóng biển là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.
  • Nguyên nhân: Chủ yếu là do gió, động đất (sóng thần).
  • Phân loại: Sóng lừng, sóng bạc đầu, ...
  • Lợi ích: Tạo cảnh quan ven biển.
  • Tác hại: Sóng lớn, sóng thần.

b. Thuỷ triều

  • Khái niệm: Là hiện tượng nước biển dâng lên, hạ xuống theo chu kì.
  • Nguyên nhân: do sức hút của Mặt Trăng và một phần của Mặt Trời đối với lớp nước biển.
  • Phân loại: Bán nhật triều; Nhật triều; Nhật triều không đều.
  • Lợi ích: Giao thông, đánh cá, làm muối, đánh giặc,..
  • Tác hại: Xâm ngập mặn, ngập úng,..

c. Các dòng biển

  • Khái niệm: Là sự chuyển động thành dòng của nước trong các biển và đại dương.
  • Nguyên nhân: chủ yếu do hoạt động của các loại gió thổi thường xuyên.
  • Phân loại: Dòng biển nóng, dòng biển lạnh.
  • Lợi ích: Tác động đến khí hậu, di cư của sinh vật biển.
  • Tác hại: Nhiễu đoạn thời tiết, ...

2. Luyện tập

Câu 1: Nêu đặc điểm độ muối của nước biển và đại dương?

Gợi ý trả lời

- Nước biển và các đại dương có độ muối trung bình là 35%. Độ muối đó là do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra

- Độ muối của nước trong các biển không giống nhau, tùy thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ

Câu 2: Sóng là gì? Nguyên nhân nào sinh ra sóng?

Gợi ý trả lời

- Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương

- Nguyên nhân sinh ra sóng chủ yếu là do gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng ngầm

Câu 3: Dòng biển là gì? Nêu nguyên nhân sinh ra dòng biển?

Gợi ý trả lời

- Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên bề mặt, tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương

- Nguyên nhân sinh ra các dòng biển chủ yếu là do các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất như Tín phong, gió Tây ôn đới........

3. Kết luận

Qua bài học này các em cần ghi nhớ các nội dung quan trọng như sau:

  • Biết được độ muối của nước biển và đại dương; nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau
  • Trình bày được ba hình thức vận động của nước biển và đại dương là sóng, thủy triều và dòng biển. Nêu được nguyên nhân sinh ra sóng biển, thủy triều và dòng biển
  • Trình bày được hướng chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới. Nêu được ảnh hưởng của dòng biển đến nhiệt độ, lượng mưa của các vùng bờ tiếp cận với chúng
Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM