Địa lý 6 Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất

Tuy rất nhỏ, nhưng Trái Đất là một thiên thể duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời. Rất lâu rồi con người luôn tìm cách khám phá các bí ẩn về "chiếc nôi" nơi tạo ra sự sống của mình. Đến với bài học này sẽ giúp các em tìm hiểu một số kiến thức Đại cương về Trái Đất như: kích thước, hình dạng, vị trí... của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

Địa lý 6 Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vị trí của Trái Đất trong hệ mặt trời

- Trái Đất là một trong tám hành tinh chuyển động xung quanh một ngôi sao lớn, tự phát ra ánh sáng, đó là Mặt Trời

- Hệ Mặt Trời:

  • Mặt Trời là 1 ngôi sao lớn, tự phát ra ánh sáng.
  • Hệ Mặt Trời: gồm có 8 hành tinh. Bao gồm: sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương.
  • Tuy rộng lớn, nhưng Hệ Mặt Trời cũng chỉ là 1 bộ phận nhỏ bé trong hệ Ngân Hà.

Các hành tinh trong hệ Mặt Trời

- Trái Đất:

  • Trái Đất: nằm ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần của Hệ Mặt Trời.
  • Ý nghĩa: Là điều kiện rất quan trọng để góp phần nên trái đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong Hệ Mặt Trời.

1.2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất

a. Hình dạng: Trái Đất có dạng hình cầu

b. Kích thước:

  • Trái Đất có kích thước rất lớn,độ dài bán kính là 6.370 km, đường kính xích đạo là 40.076 km
  • Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất.

Kích thước của Trái Đất

1.3. Hệ thống kinh, vĩ tuyến

a. Kinh tuyến

Đường kinh tuyến

  • Kinh tuyến là các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu
  • Kinh tuyến gốc 00 là đường đi qua đài thiên văn Grin- uýt thành phố Luân Đôn (nước Anh)
  • Kinh tuyến đông: nằm bên phải đường kinh tuyến gốc.
  • Kinh tuyến tây: nằm bên trái đường kinh tuyến gốc.
  • Mỗi kinh tuyến cách nhau 10 thì trên quả Địa Cầu có 360 kinh tuyến.

b. Vĩ tuyến

  • Vĩ tuyến là những đường vòng tròn trên quả địa cầu, vuông góc với các đường kinh tuyến
  • Vĩ tuyến gốc 00 là đường vĩ tuyến lớn nhất cũng là đường xích đạo
  • Vĩ tuyến Bắc: Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc.
  • Vĩ tuyến Nam: Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam.
  • Mỗi vĩ tuyến cách nhau 10 thì trên quả Địa Cầu có 181 vĩ tuyến.

Đường Vĩ tuyến

c. Hệ thống kinh, vĩ tuyến

Các đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên quả Địa Cầu

- Ý nghĩa đường kinh tuyến và vĩ tuyến: dùng để xác định mọi địa điểm trên bề mặt Địa Cầu.

 Kinh tuyến    Vĩ tuyến  

Là các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu

Là những vòng tròn trên quả địa cầu, vuông góc với các kinh tuyến

Trên quả địa cầu có tất cả 360 kinh tuyến

Có 181 vĩ tuyến

Là đường đi qua đài thiên văn Grin- uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh)

Là vĩ tuyến lớn nhất,chia quả địa cầu thành 2 nửa: nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam

Những kinh tuyến bên phải kinh tuyến gốc là kinh tuyến Đông, bên trái kinh tuyến gốc là những kinh tuyến Tây

Từ xích đạo đến cực Bắc là những vĩ tuyến Bắc,từ xích đạo xuống cực Nam là những vĩ tuyến Nam

2. Luyện tập

Câu 1: Trên quả Địa Cầu, nếu cứ cách 100, ta vẽ một kinh tuyến thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến? Nếu cứ cách 100 ta vẽ một vĩ tuyến thì sẽ có bao nhiêu vĩ tuyến Bắc và bao nhiêu vĩ tuyến Nam?

Gợi ý làm bài

  • Trên quả Địa cầu nếu cử cách 10°  ta vẽ một kinh tuyến, thì có tất cả 36 kinh tuyến. Nếu cứ 10° ta vẽ một vĩ tuyến thì ta có 9 vĩ tuyến Bắc ở nửa cầu Bắc và 9 vĩ tuyến Nam ở nửa cầu Nam.
  • Đường Xích đạo là vĩ tuyến 0° chung cho cả hai nửa cầu. Vĩ tuyến 90°B ở cực Bắc và vĩ tuyến 90°N ở cực Nam là hai điểm cực Bẳc và cực Nam.

Câu 2: 

- Những đường kinh tuyến nào chia quả Địa Cầu thành bán cầu Đông và bán cầu Tây?

- Vĩ tuyến nào chia quả Địa Cầu thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam?

Gợi ý làm bài

  • Đường kinh tuyến chia quả Địa Cầu thành bán cầu Đông và bán cầu Tây là: Đường kinh tuyến gốc.
  • Vĩ tuyến chia quả Địa Cầu thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam là: Vĩ tuyến gốc hay còn gọi là xích đạo.

Câu 3: Dựa vào các hình 1-6 và 1-7, hãy cho biết:

- Các vòng tròn chạy ngang nhỏ dần về 2 cực là đường gì?

- Vĩ tuyến gốc có số độ là bao nhiêu. Chiều dài của vĩ tuyến gốc so với các vĩ tuyến khác như thế nào?

- Vĩ tuyến gốc còn có tên gọi là gì?

Gợi ý làm bài

  • Các vòng tròn chạy ngang nhỏ dần về 2 cực là đường vĩ tuyến.
  • Vĩ tuyến gốc có số độ là 0 độ. Chiều dài của vĩ tuyến gốc là dài nhất so với các vĩ tuyến khác.
  • Vĩ tuyến gốc hay còn gọi là xích đạo.

3. Kết luận

Qua bài học này các em phải nắm được:

  • Các kiến thức cơ bản về Trái Đất
  • Xác định được trên quả Địa cầu vị trí đường kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Bắc-Nam-Đông-Tây, vĩ tuyến Bắc-Nam-Đông-Tây.
Ngày:23/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM