Địa lý 6 Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất

Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất giúp các em tìm hiểu về đặc điểm, thành phần, các nhân tố hình thành nên đất; cũng như kiến thức về vỏ sinh vật Các em hãy cùng nhau tham khảo nhé!

Địa lý 6 Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lớp đất trên bề mặt các lục địa

- Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.

- Đất gồm có nhiều tầng khác nhau:

  • Trên cùng là tầng chứa mùn (mỏng, màu xám)
  • Giữa là tầng tích tụ sét, sỏi…. (dày, màu vàng đỏ)
  • Dưới cùng là đá mẹ (xuống sâu, màu tùy loại đá).

1.2. Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng

- Thành phần chính:

  • Thành phần khoáng
  • Thành phần hữu cơ.

- Thành phần khoáng: Chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.

- Thành phần hữu cơ: Tỉ lệ nhỏ, chủ yếu ở tầng trên, màu xám hoặc đen (sinh vật phân hủy → chất mùn cho cây).

- Ngoài ra, trong đất còn có nước và không khí trong các khe hổng của đất.

- Độ phì: là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển.

1.3. Các nhân tố hình thành đất

- Đá mẹ: Đá mẹ: Là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng. Đá mẹ có ảnh hưởng dến màu sắc và tính chất của đất.

- Sinh vật: Sinh ra thành phần hữu cơ.

- Khí hậu:

  • Ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố nhiệt độ và độ ẩm làm phân giải khoáng, hữu cơ.
  • Ảnh hưởng gián tiếp qua chuỗi tác động: Khí hậu → sinh vật → đất.

- Khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.

Ngoài ra, sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình và thời gian.

2. Luyện tập

Câu 1: Nhận xét màu sắc và độ dày của các tầng đất khác nhau?

Gợi ý trả lời

- Tầng A (tầng chứa mùn): mầu xám thẫm hoặc đen; độ dày không lớn

- Tầng B (tầng tích tụ): mầu vàng xen mầu đỏ thẫm loang lổ, có kích thước to nhỏ khác nhau; độ dày lớn (gần gấp đôi tầng A)

- Tầng C (tầng đá mẹ): mầu đỏ nâu xen lẫn mầu đen xám loang lổ; độ dày không lớn (mỏng hơn tầng A)

Câu 2: Dựa vào những kiến thức đã học ở tiểu học, hãy cho biết nguồn gốc của thành phần khoáng trong đất?

Gợi ý trả lời

Nguồn gốc của thành phần khoáng trong đất là đá mẹ

Câu 3: Dựa vào những kiến thức đã học ở tiểu học, hãy cho biết nguồn gốc của thành phần hữu cơ trong đất?

Gợi ý trả lời

Nguồn gốc của thành phần hữu cơ trong đất là sinh vật

Câu 4: Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã có nhiều biện pháp làm tăng độ phì của đất (làm cho đất tốt). Hãy trình bày một số biện pháp làm tăng độ phì mà em biết?

Gợi ý trả lời

Một số biện pháp làm tăng độ phì của đất như bón phân hữu cơ, cày xới đất,.....

3. Kết luận

Qua bài học này các em cần ghi nhớ các nội dung quan trọng như sau:

  • Trình bày được khái niệm lớp đất, hai thành phần chính của đất
  • Trình bày được một số nhân tố hình thành đất
  • Trình bày được khái niệm lớp vỏ sinh vật, ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và của con người đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất.
Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM