Địa lý 6 Bài 6: Thực hành: Tập sử dụng địa bàn và thước đo đế vẽ sơ đồ lớp học
121 lượt xem
Nhằm giúp các em có thể tập sử dụng địa bàn và thước đo. Hi vọng với bài này sẽ hỗ trợ các em trong học tập. Mời các em cùng tìm hiểu bài học: Bài 6: Thực hành: Tập sử dụng địa bàn và thước đo đế vẽ sơ đồ lớp học.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Mục tiêu
- Có thể sử dụng địa bàn để tìm phương hướng của các đối tượng địa lí trên bản đồ
- Có thể đo các khoảng cách trên thực tế và tính tỉ lệ khi dưa lên lược đồ
- Có thể vẽ sơ đồ đơn giản của 1 lớp học hoặc một khu vực của trường trên giấy
1.2. Chuẩn bị
- Giấy vẽ 1 tờ A4, bút viết, bút chì, thước đo độ, thước kẻ, tẩy chì...
- Chuẩn bị 1 địa bàn.
2. Cách sử dụng địa bàn
a. Cấu tạo địa bàn gồm
Hộp nhựa đựng kim Nam châm và vòng chia độ.
- Nam châm: Bắc màu xanh, Nam màu đỏ
- Vòng chia độ: Trên vòng chia độ có ghi 4 hướng chính và số độ từ 00 → 3600. Hướng Bắc (N) = 00 (3600), hướng Nam (S) = 1800, hướng Đông (E) = 900, hướng Tây (W) = 2700. (N, S, E, W viết tắt chữ cái đầu chỉ các hướng trong tiếng Anh)
b. Cách sử dụng
- Đặt địa bàn thăng bằng trên mặt phẳng, tránh xa các vật bằng kim loại.
- Mở chốt hãm cho kim chuyển động, đến khi kim đứng yên, ta xoay hộp nhựa lựa cho đầu kim màu đỏ chỉ hướng Bắc, đầu kim màu xanh chỉ hướng Nam → Như vậy ta đã xác định đúng hướng Bắc – Nam, từ đó xác định các hướng khác.
→ Lưu ý: Cách xác định và thể hiện hướng trên sơ đồ
- Đặt chiều dài giấy A4 nằm song song với chiều dài lớp học, dùng la bàn xác định hướng Bắc. Ngồi nhìn lên hướng Bắc, dùng thước, kẻ vào góc tờ giấy đường thẳng chỉ hướng Bắc, từ đó xác định hướng của lớp học.
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần nắm:
- Phân biệt được sự khác nhau giữa độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối của địa hình
- Nắm rõ khái niệm của núi, phân loại núi theo độ cao, núi già và núi trẻ
- Xác định được một số núi già và núi trẻ
Tham khảo thêm
- doc Địa lý 6 Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất
- doc Địa lý 6 Bài 2: Bản đồ cách vẽ bản đồ
- doc Địa lý 6 Bài 3: Tỉ lệ bản đồ
- doc Địa lý 6 Bài 4: Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
- doc Địa lý 6 Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
- doc Địa lý 6 Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả
- doc Địa lý 6 Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt Trời
- doc Địa lý 6 Bài 9: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa
- doc Địa lý 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của trái đất
- doc Địa lý 6 Bài 11: Thực hành: Sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất