Địa lý 6 Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả

Tại sao Trái Đất có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau liên tục và làm lệch hướng của các Vật chuyển động trên cả hai nửa cầu. Để tìm hiểu hiện tượng đó mời các em cùng tìm hiểu nội dung bài học dưới đây!

Địa lý 6 Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vận động của Trái đất quanh trục

- Đặc điểm:

  • Hướng chuyển động: Trái Đất quay từ Tây sang Đông.
  • Trục quay của Trái Đất: ngiêng 66°33' trên mặt phẳng quỹ đạo.
  • Thời gian tự quay một vòng quanh trục: 24 giờ.

Hướng tự quay của Trái Đất

- Giờ trên Trái Đất:

  • Người ta chia Trái Đất thành 24 múi giờ (khu vực giờ).
  • Mỗi khu vực có một giờ riêng, đó là giờ khu vực.
  • Khu vực giờ có đường kinh tuyến gốc đi qua là khu vực giờ số 0. Giờ tính theo giờ gốc là giờ GMT.
  • Kinh tuyến 1800 là đường đổi ngày quốc tế.
  • Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

Hình 20. Các khu vực giờ trên Trái Đất

- Dựa trên bản đồ hình 20 (trang 22 SGK Địa lý 6) và cho biết: Khi khu vực giờ gốc là 12 giờ thì nước ta là mấy giờ?

  • Múi giờ gốc (múi số 0): 12 giờ.
  • Việt Nam nằm ở múi giờ số 7.

→ Vậy, khi đó Việt Nam sẽ là 0 + 7, tức là 12 giờ + 7 giờ = 19 giờ.

1.2. Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất

a. Hiện tượng ngày đêm 

Hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất

  • Nguyên nhân: Do trái đất hình dạng cầu nên mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa: Nửa được chiếu sáng là ban ngày nửa nằm trong bóng tối là ban đêm.
  • Biểu hiện: Nhờ có sự vận động tự quay của trái từ tây sang đông mà khắp mọi nơi trái đất đều lần lượt có ngày đêm.

b. Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất nên các vật chuyển động trên bề mặt trái đất đều bị lệch hướng

- Nguyên nhân: Do sự vận đông tự quay quanh trục của Trái Đất (lực coriolit).

Sự lệch hướng do vận động tự quay của Trái Đất

- Biểu hiện: Nhìn xuôi theo hướng chuyển động:

  • Ở nửa cầu Bắc vật bị lệch bên phải chiều chuyển động.
  • Ở nửa cầu Nam, vật bị lệch bên Trái theo chiều chuyển động.

- Ảnh hưởng: chuyển động của các vật thể rắn, các dòng chảy, các luồng gió,…

2. Luyện tập

Câu 1: Dựa vào hình 20 trong SGK Địa lí 6, hãy cho biết:

- Nếu Pa-ri là 12 giờ thì lúc đó các địa điểm : Hà Nội, Bắc Kinh, Tô-ki-ô là mấy giờ?

- Nếu Pa-ri là 0 giờ thì lúc đó các địa điểm : Hà Nội, Bắc Kinh, Tô-ki-ô là mấy giờ?

- Vì sao giờ ở Bắc Kinh cũng như ở Tô-ki-ô nhanh hơn (sớm hơn) giờ của Hà Nội? 

Gợi ý làm bài

Dựa vào hình 20 trong SGK Địa lí 6, ta có:

  • Nếu Pa-ri là 12 giờ thì lúc đó các địa điểm: Hà Nội là 19 giờ, Bắc Kinh là 20 giờ, Tô-ki-ô là 21 giờ.
  • Nếu Pa-ri là 0 giờ thì lúc đó các địa điểm: Hà Nội là 7giờ, Bắc Kinh là 8 giờ, Tô-ki-ô là 9 giờ.
  • Giờ ở Bắc Kinh cũng như ở Tô-ki-ô nhanh hơn (sớm hơn) giờ của Hà Nội vì trên Trái Đất thời gian biến đổi từ Đông sang Tây nên phía Đông có giờ sớm hơn phía Tây mà Bắc Kinh cũng như Tô-ki-ô lại nằm ở phía Đông so với Hà Nội.

Câu 2: Vì sao các địa điểm ở phía Đông bao giờ cũng có giờ sớm hơn ở phía Tây? 

Gợi ý làm bài

Do Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên các địa điểm phía Đông bao giờ cũng có giờ sơm hơn phía Tây.

Câu 3: 

  • Tại sao hằng ngày người ta thấy Mặt Trời “mọc” đằng Đông “lặn” đằng Tây?
  • Hiện tượng chuyển động trên gọi là chuyển động gì? 

Gợi ý làm bài

Hằng ngày, ta thấy Mặt Trời mọc đàng Đông, lặn đàng Tây vì Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông nên địa điểm phía Đông sẽ là nơi đầu tiên đón ánh sáng Mặt Trời và phía Tây là địa điểm cuối đón ánh sáng Mặt Trời.

Câu 4: Các múi giờ ở phía Đông và ở phía Tây so với nước ta, phía nào có giờ sớm hơn, phía nào có giờ muộn hơn? 

Gợi ý làm bài

So với nước ta:

- Múi giờ ở phía Tây có giờ sớm hơn.

- Múi giờ phía Đông có giờ muộn hơn.

3. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm được nội dung sau:

  • Trình bày được sự chuyển động tự quay quanh trục tưởng tượng của trái đất
  • Chứng minh được hiện tượng tự quay quanh trục của Trái Đất
  • Chứng minh được hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất
Ngày:23/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM