Bài học Tin học 8

Để giúp các em học tốt Tin học 8, eLib xin giới thiệu đến các em học sinh bộ chủ đề bài giảng chi tiết hai phần Lập trình đơn giản và Phần mềm học tập. Ở mỗi bài giảng sẽ cung cấp cho các em nội dung tóm tắt từng bài học kèm theo đó là các ví dụ minh họa có hướng dẫn giải chi tiết và luyện tập chung để các em ôn lại kiến thức.

1. Giới thiệu Tin học 8

Theo thói quen của nhiều em học sinh, học môn tin là học những thao tác sử dụng như cách sử dụng internet, sử dụng hệ điều hành window, chương trình soạn thảo văn bản MS Word, chương trình soạn thảo trình diễn MS PowerPoint … Đây là những phần học không cần đòi hỏi tư duy, mà chỉ cần học kĩ và nhớ thao tác, thực hành nhiều lần thì sẽ thành  thạo.

Nhưng khi học bộ môn lập trình Passal chương trình lớp 8 ở THCS thì hầu như các em bị “choáng” vì bộ môn rất “mới”, và cách học cũng “mới”. Học những thao tác và thực hành nhiều không còn tác dụng, học thuộc bài cũng không còn ổn nữa. Lúc này các em cần phải học cách tư duy logic, tìm thuật toán, và viết những dòng lệnh máy tính chính xác đến từng đấu chấm, dấu phẩy.

Vì vậy hệ thống bài học Tin học 8 được eLib biên soạn nhằm giúp các em hệ thống hóa kiến thức cơ bản theo chương trình SGK môn Tin học 8

Mỗi bài học gồm có bốn phần: Tóm tắt lý thuyết, Bài tập minh hoạ, Luyện tập, Kết luận.

Nội dung bài học được phân tích bao gồm các vấn đề cơ bản, đồng thời có mở rộng ở mức độ phù hợp để học sinh vừa có điều kiện ôn tập vừa liên hệ củng cố và nâng cao kiến thức.

Các bài tập minh họa được trình bày dưới dạng câu hỏi và hướng dẫn trả lời nhằm giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng làm bài tập.

Các câu hỏi luyện tập có hai dạng: một số câu hỏi cơ bản và các câu hỏi nâng cao ở mức phù hợp để các học sinh khá, giỏi mở rộng kiến thức.

Mời các em tham khảo nội dung từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile

2. Cách học hiệu quả Tin học 8

2.1. Ghi nhớ cú pháp các câu lệnh thường dùng

Một số cú pháp và cấu trúc cần học và nhớ, nếu cần thêm có thể tham khảo ở các tài liệu, nhưng chỉ cần chừng này từ khóa thôi là đủ để viết hầu hết các bài tập pascal rồi.

Một số hàm thường dùng:

- ClrScr: lệnh xóa màn hình;

- Write, Writeln: ghi ra màn hình

- Read, readln: đọc giá trị vào biến

Các phép toán thường dùng:

- Phép cộng (+); Phép trừ (-); Phép nhân (*); phép chia (/);

- Phép chia lấy phần nguyên (div); phép chia lấy phần dư(mod); Phép gán (:=),

- Các phép toán: phép so sánh (=, <, >) và các phép toán logic: AND, OR, XOR, NOT.

- Một số kiểu dữ liệu thường dùng: Interger, real, string, char, array, Boolean …

Các câu lệnh sử dụng thường xuyên

+ Lệnh ghép: BEGIN .. END

+ Lệnh chọn: IF .. THEN .. ELSE

                           CASE .. OF .

+ Lệnh lặp: FOR .. TO .. DO

                    REPEAT .. UNTIL

                     WHILE .. DO

Chúng ta thấy rằng cũng không có quá nhiều cấu trúc và cú pháp cần phải nhớ đúng không nào. Gặp những lỗi về cú pháp thì rất dễ sửa, chương trình biên dịch Pascal sẽ báo cho ta chính xác lỗi gì? ở đâu? khi chúng ta chạy chương trình. Cho nên các em không nên tập trung nhiều vào cú pháp ngôn ngữ lập trình mà tập trung nhiều vào tìm thuật toán, tức là tìm tuần tự các bước để giải bài toán. Vì khi chúng ta đã tìm ra được thuật toán rồi thì việc chuyển nó thành chương trình máy tính sẽ không còn gì khó khăn nữa.

2.2. Hệ thống bài tập

Vấn đề quan trọng và quyết định đến việc tạo hứng thú cho học sinh là hệ thống bài tập. Hệ thống bài tập cần gần gũi, phù hợp kiến thức, nội dung phong phú đa dạng, ngôn từ tạo sự yêu thích và kỹ năng lập trình cho học sinh dễ hiểu,… Bài tập hay sẽ giúp các em hiểu rõ bài học hơn, biết áp dụng các kiến thức đã học để giải bài tập, từ đó nâng dần mức độ tư duy ở học sinh. Hệ thống bài tập bao gồm các dạng bài tập từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao phù hợp với từng đối tượng học sinh. Với tất cả các bài tập, hướng dẫn các em đọc thật kĩ đề bài, xác định đúng bài toán, tìm thuật toán,sau đó giáo viên có thể phân tích, trình bày thêm, sửa những thiếu sót, hướng dẫn một cách tường minh, mạch lạc, để từ đó học sinh hiểu, hình thành các bước giải và hoàn thành bài toán trong thời gian nhanh nhất. Cho các em tự viết chương trình theo thuật toán đã đưa ra, sau khi viết chương trình xong cho các em thử với nhiều bộ test khác nhau, như vậy các em sẽ hiểu rõ hoạt động của chương trình hơn. Ngoài ra, còn một ý nữa đó là mỗi khi dịch chương trình mà còn có lỗi đừng hỏi thầy, cô ngay mà hãy tự tìm hiểu xem đó là lỗi gì và thử khắc phục, sau một vài lần như vậy các em sẽ không thấy sợ các dòng đỏ báo lỗi nữa.

2.3. Hình thành kỹ năng lập trình

 Điều cốt yếu khiến một con người trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này chính là lòng đam mê. Lòng đam mê khiến chúng ta luôn tìm tòi học hỏi, vì vậy mà chúng ta mới có được kiến thức sâu về lập trình và trở thành chuyên gia lập trình. Lòng đam mê cũng sẽ giúp chúng ta khám phá ra được cách sử dụng thành thạo máy tính. Học lập trình thì điều cốt yếu là học: – Lập thuật toán để giải quyết vấn đề (nhập dữ liệu; xử lý dữ liệu; Kết xuất dữ liệu – kết quả, Lưu trữ dữ liệu). – Sử dụng ngôn ngữ lập trình để viết lệnh cho máy tính thực thi. – Kiểm tra kết quả. Bởi vậy ngoài thời gian học trên lớp, nghe giảng lý thuyết về thuật toán, kỹ thuật lập trình… thì để hình thành kỹ năng lập trình học sinh phải tự học và rèn luyện là chính. Những lúc không có máy tính thì có thể học lập trình trên giấy. Giáo viên cần hướng dẫn các em cách lập trình trên giấy và chạy thử chương trình trên giấy bằng tay. Bước đầu cho học sinh lập thuật toán trên giấy, sau đó viết chương trình trên giấy, tự mình hoặc nhờ giáo viên thực thi tập lệnh đã viết ra để kiểm tra kết quả. Cách học này tuy vất vả tốn nhiều công sức nhưng cũng rèn luyện cho các em cách tư duy giải quyết vấn đề kỹ càng, trọn vẹn trong các mối tương quan, rèn luyện được tính cẩn trọng, tỉ mỉ, nếu làm được việc này thì chương trình sẽ chính xác, rất ít khi bị lỗi khi chạy thật trên máy và áp dụng vào thực tiễn. Ngày nay máy tính đã rất phổ biến nên người học lập trình có thể sử dụng luôn máy tính để viết, dịch, debug và chạy thử chương trình trên máy vi tính sẽ thuận tiện hơn

2.4. Không ngừng học hỏi từ người khác

Không nên dấu dốt mà hãy học tập từ bạn bè, những người giỏi hơn mình, nhanh chóng nhờ thầy cô giải đáp các thắc mắc, khó khăn mình đang gặp phải. Bên cạnh đó, nên rủ bạn bè học nhóm để tăng hứng khởi, có động lực cạnh tranh để mình cố gắng hơn.

2.5. Có sự đầu tư về cả thời gian lẫn công sức

Lượng kiến thức là vô biên, còn sức lực con người thì có giới hạn, không phải lúc nào bạn cũng có thể tiếp thu được kiến thức nhanh chóng nên phải hình thành cho bản thân sự kiên trì, có sự đầu tư lớn về mặt thời gian trong quá trình học tập. Không nên quá nóng vội, việc đốt cháy giai đoạn có thể khiến cho các em thất bại trong mọi lĩnh vực, kể cả việc học tập. Kiến thức mà nhà trường cũng như môn học cung cấp chỉ là những gì cơ bản nhất, giúp các em định hướng và có thái độ học tập, làm việc đúng mực chứ không thể cho các em biết được hết những kiến thức hay kỹ năng vì vậy các em cần bổ sung thêm kiến thức ở bên ngoài, tích cực trau dồi kinh nghiệm, kiến thức phù hợp cho bản thân

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM