Tin học 8 Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu
Mục đích của bài Chương trình máy tính và dữ liệu nhằm giúp các em biết được: Khái niệm dữ liệu và kiểu dữ liệu, một số phép toán với kiểu dữ liệu số, các kí hiệu toán học sử dụng để kí hiệu các phép so sánh và sự giao tiếp giữa người và máy tính. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các em cùng theo dõi nội dung bài học dưới đây.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lí thuyết
1.1. Dữ liệu và kiểu dữ liệu
Để quản lí và tăng hiệu quả xử lí, các ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu thành thành các kiểu khác nhau
Một số kiểu dữ liệu thường dùng:
Ví dụ: 'Chao cac ban'; '5324'Trong pascal, để cho chương trình dịch hiểu dãy chữ số là kiểu xâu. Ta phải đặt dãy chữ số đó trong cặp dấu nháy đơn
1.2. Các phép toán với dữ liệu kiểu số
Kí hiệu của các phép toán số học trong Pascal:
Các phép toán trong ngoặc được thực hiện trước tiênQuy tắc tính các biểu thức số học trong ngôn ngữ Pascal:
-
Trong dãy các phép toán không có dấu ngoặc, các phép nhân, phép chia lấy phần nguyên (div) và phép chia lấy phần dư (mod) được thực hiện trước
-
Phép cộng và phép trừ được thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải
-
Trong ngôn ngữ lập trình chỉ được sử dụng dấu ngoặc tròn
1.3. Các phép so sánh
Ngoài phép toán số học, ta thường so sánh các số:
-
Kết quả của phép so sánh chỉ có thể là ĐÚNG hoặc SAI
-
Khi viết chương trình, để so sánh dữ liệu (số, biểu thức,..) ta phải sử dụng các kí hiệu do ngôn ngữ lập trình quy định
-
Trong ngôn ngữ Pascal:
1.4. Giao tiếp người - máy tính
-
Là quá trình trao đổi dữ liệu hai chiều giữa con người và máy tính khi thực hiện chương trình
-
Con người: thực hiện kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung…
-
Máy tính: đưa thông báo, kết quả, gợi ý, …
-
Tương tác giữa người - máy là do người lập trình tạo ra và thường thực hiện nhờ các thiết bị chuột, bàn phím, màn hình
a. Thông báo kết quả tính toán
Thông báo kết quả tính toán là yêu cầu đầu tiên đối với mọi chương trình
Ví dụ 1:
b. Nhập dữ liệu
-
Một trong những tương tác thường gặp là chương trình yêu cầu nhập dữ liệu
-
Chương trình sẽ tạm ngừng để chờ người dùng "nhập dữ liệu" từ bàn phím
-
Chương trình hoạt động tiếp theo tùy thuộc vào dữ liệu được nhập vào
Ví dụ 2:
c. Tạm dừng chương trình
-
Tạm ngừng trong một khoảng thời gian nhất định
Ví dụ 3:
-
Tạm ngừng cho đến khi người dùng nhấn phím
Ví dụ 4:
d. Hộp thoại
Hộp thoại được sử dụng như một công cụ cho việc giao tiếp người - máy tính trong khi chạy chương trình.
Ví dụ 5: Hộp thoại sau có thể xuất hiện khi người dùng thực hiện thao tác kết thúc chương trình:
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Cho bài toán sau:
Biết bán kính của hình tròn là một số chẵn R. Tính chu vi (CV) và diện tích (S) của hình tròn
Em hãy lựa chọn kiểu dữ liệu thích hợp trong Pascal cho R, CV và S?
Gợi ý trả lời:
-
R: kiểu integer;
-
CV, S: kiểu real;
Câu 2
Em hãy viết biểu thức số học trong Pascal tương ứng với các biểu thức số học trong Toán học ở trong bảng dưới đây:
a. 7 chia 2 bằng 3 dư 1
Thực hiện các phép tính sau bằng các phép toán Pascal:
b. 17 chia 5 bằng 3 dư 2
Gợi ý trả lời:
a. 7 div 2 = 3; và 7 mod 2 = 1;
b. 17 div 5 = 3; và 17 mod 5 = 2;
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Dãy chữ số 2020 có thể thuộc những kiểu dữ liệu nào?
Câu 2: Viết biểu thức toán \(\frac{3}{m} - \frac{n}{7}\left( {n + 5} \right)\) bằng các kí hiệu trong Pascal.
Câu 3: Chuyển các biểu thức được viết trong Pascal sau đây thành các biểu thức toán
a) (a\b)^n
b) (a+b)^3
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Bốn bạn A,B,C,D đưa ra kết quả của các phép chia hai số nguyên 14 và 5. Hãy chọn kết quả đúng:
A. 14/5=2; 14 div 5=2; 14 mod 5=4;
B. 14/5=2.8; 14 div 5=2; 14 mod 5=4;
C. 14/5=2.8; 14 div 5=4; 14 mod 5=2
D. 14/5=3; 14 div 5=2; 14 mod 5=4
Câu 2: Các phép toán viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal dưới đây thì phép toán nào đúng:
A. {3*a + [ 4*c – 7*(a +2*c)] -5*b}
B. a*x*x – b*x + 7a : 5
C. (10*a + 2*b) / (a*b)
D. - b: (2*a*c)
Câu 3: Chọn phép toán sai trong các phép toán viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal dưới đây:
A. \(x\geq(m+5)/(2*a)\)
B. \(x>=(m+5)/(2*a)\)
C. \(x>=(m+5)/2*a\)
D. Tất cả các phép toán trên
Câu 4: Trong Pascal khai báo nào sau đây là đúng?
A. var tb: real;
B. 4hs: integer;
C. Const x: real;
D. Var r =30;
Câu 5: Kiểu số nguyên có phạm vi giá trị từ........
A. 0 đến 127
B. - 215 đến 215 - 1
C. 0 đến 255
D. -100000 đến 100000
Câu 6: Biểu thức toán học \(\frac{1}{b+2}(a^{2}+c)\)viết bằng kí hiệu trong ngôn ngữ Pascal là :
A. 1/b+2(a*a+2)
B. (1/b)+2(a*a+2)
C. 1/(b+2)*(a*a+2)
D. 1/(b+2)*(a2+2)
Câu 7: Câu lệnh Writeln('15*4-30+12=',15*4-30+12) in ra màn hình kết quả gì?
A. 15*4-30+12
B. 42
C. 15*4-30+12=42
D. =42
Câu 8:
Ngôn ngữ lập trình Pascal qui định tên các kiểu dữ liệu:
A. Số nguyên, số thực, kí tự, xâu
B. Integer, Real, Char, String
C. Interger, Read, Char, String
D. Các số, kí tự có trên bàn phím
Câu 9: Câu lệnh Writeln(‘y=’ , 15 div 4 +5); sẽ in ra kết quả:
A. 8
B. y= 8
C. y=3
D. 20
Câu 10: Bạn An muốn in ra kí tự @, An viết câu lệnh đúng là:
A. Writeln(‘Ki tu An muon in la’: ;@);
B. Writeln(‘Ki tu An muon in la:’ ,@);
C. Writeln(Ki tu An muon in la:’ ,@);
D. Writeln(‘Ki tu An muon in la:’ ,’@’);
4. Kết luận
Sau khi học xong bài Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:
-
Dữ liệu và kiểu dữ liệu
-
Các phép toán với dữ liệu kiểu số
-
Các phép so sánh
-
Sự giao tiếp giữa người và máy tính
Tham khảo thêm
- doc Tin học 8 Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến
- doc Tin học 8 Bài 5: Từ bài toán đến chương trình
- doc Tin học 8 Bài 6: Câu lệnh điều kiện
- doc Tin học 8 Bài thực hành 4: Sử dụng câu lệnh điều kiện If…Then
- doc Tin học 8 Bài 7: Câu lệnh lặp
- doc Tin học 8 Bài thực hành 5: Sử dụng lệnh lặp For…Do
- doc Tin học 8 Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước
- doc Tin học 8 Bài thực hành 6: Sử dụng lệnh lặp While…Do
- doc Tin học 8 Bài 9: Làm việc với dãy số
- doc Tin học 8 Bài thực hành 7: Xử lý dãy số trong chương trình
- doc Tin học 8 Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính
- doc Tin học 8 Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình
- doc Tin học 8 Bài thực hành 1: Làm quen với Turbo Pascal
- doc Tin học 8 Bài thực hành 2: Viết chương trình để tính toán
- doc Tin học 8 Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình