Tin học 8 Bài thực hành 7: Xử lý dãy số trong chương trình

Mời các em học sinh lớp 8 theo dõi nội dung bài thực hành số 7 môn Tin học được eLib biên soạn và tổng hợp bên dưới đây. Thông qua bài học này các em sẽ vận dụng các kiến thức đã học về dãy số để giải quyết một số bài toán đơn giản về lập trình. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích phục vụ cho quá trình học tập của các em.

Tin học 8 Bài thực hành 7: Xử lý dãy số trong chương trình

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục đích, yêu cầu

- Hiểu và viết được chương trình với thuật toán tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của một dãy số, tính tổng dãy số.

- Ôn luyện cách sử dụng câu lệnh điều kiện, lặp với số lần biết trước.

- Củng cố kĩ năng đọc, hiểu và chỉnh sửa chương trình.

- Thực hành khai báo và sử dụng các biến mảng.

- Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.

1.2. Nội dung

a. Ôn tập kiến thức

- Cách khai báo mảng trong Pascal như sau:

Tên mảng: array [ < Chỉ số đầu > .. < Chỉ số cuối > ] of < Kiểu dữ liệu >;

Trong đó:

- Tên mảng: Do người lập trình đặt

- array, of: Là từ khóa của chương trình

- Chỉ số đầu, chỉ số cuối: Là 2 số nguyên, thỏa mãn: chỉ số đầu ≤ chỉ số cuối giữa hai chỉ số là dấu ..

- Kiểu dữ liệu: Là kiểu của các phần tử, là Integer hoặc Real

- Số phần tử = chỉ số cuối - chỉ số đầu + 1

- Truy cập đến giá trị phần tử trong mảng:

Tên mảng [ Chỉ số ];

- Nhập giá trị cho mảng:

Sử dụng lệnh Read (hoặc Readln) kết hợp với For ... do để nhập giá trị cho mảng.

- Các bước nhập giá trị cho mảng:

+ Bước 1. Nhập số phần tử của mảng;

+ Bước 2. Nhập vào giá trị từng phần tử của mảng (A[i]).

- In giá trị các phần tử của mảng:

Sử dụng lệnh Write (hoặc Writeln) kết hợp với For ... do để in giá trị các phần tử của mảng.

- Các bước in giá trị của mảng:

+ Bước 1. Thông báo;

+ Bước 2.  In giá trị của từng phần tử.

b. Thực hành

Bài 1: Viết chương trình nhập điểm của các bạn trong lớp. Sau đó in ra màn hình số bạn đạt kết quả học tập loại giỏi, khá, trung bình và kém (theo tiêu chuẩn từ 8.0 trở lên đạt loại giỏi, từ 6.5 đến 7.9 đạt loại khá, từ 5.0 đến 6.4 đạt trung bình và dưới 5.0 xếp loại kém).

a) Xem lại các ví dụ 2 và ví dụ 3, Bài 9 về cách sử dụng và khai báo biến mảng trong Pascal

b) Liệt kê các biến sẽ sử dụng trong chương trình. tìm hiểu phần khai báo dưới đây và tìm hiểu tác dụng của từng biến.

c) Gõ phần khai báo trên vào máy tính và lưu tệp với tên Phanloai.pas. Tìm hiểu các câu lệnh trong phân thân chương trình dưới đây. Dịch và chạy thử chương trình.

Hướng dẫn giải

b. Các biến sử dụng trong chương trình:

- i: Biến đếm

- N: Biến để nhập số các bạn trong lớp sẽ được nhập vào.

- Gioi, Kha, Trungbinh, Kem: Số các học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu.

- A: Biến mảng, dùng để lưu điểm số của các học sinh trong lớp, có kiểu số thực.

c. Ý nghĩa các câu lệnh

- Đặt các giá trị ban đầu: Gioi:=0; Kha:=0; Trungbinh:=0; Kem:=0;

- Lần lượt cho chạy từ 1 đến N và kiểm tra:

- Nếu A[i]>=8.0 thì đếm số học sinh giỏi là: Gioi:=Gioi+1;

- Nếu A[i]<8.0 và A[i]>=6.5 thì đếm số học sinh khá là: Kha:=Kha+1;

- Nếu A[i]<6.5 và A[i]>=5.0 thì đếm số học sinh trung bình là: Trungbinh:=Trungbinh+1;

- Còn lại là số học sinh yếu: Kem:=Kem+1

Chạy chương trình:

Bài 2: Bổ sung và chỉnh sửa chương trình trong Bài 1 để nhập hai loại điểm Toán và Ngữ văn của các bạn, sau đó in ra màn hình điểm trung bình của mỗi bạn trong lớp (theo công thức Điểm trung bình = (điểm Toán + điểm Ngữ văn)/2), điểm trung bình của cả lớp theo từng môn Toán và Ngữ văn.

a. Tìm hiểu ý nghĩa các câu lệnh dưới đây:

Phần khai báo:

Phần thân chương trình:

b. Dịch và chạy chương trình với các số liệu thử.

Hướng dẫn giải

a. Thuật toán:

- Bước 1: Nhập N là số các bạn học sinh trong lớp;

- Bước 2: Nhập điểm môn Toán và môn Văn vào từ bàn phím;

- Bước 3: In điểm trung bình mỗi học sinh: (điểm Toán + điểm Văn)/2

- Bước 4: Tính điểm trung bình cả lớp theo từng môn:

TBToan := TBToan/N;

TBVan :=TBVan/N.

- Bước 5: In điểm TBToan, TBVan ra màn hình và kết thúc.

b. Kết quả

Tổng kết

- Cú pháp khai báo biến mảng kiểu số nguyên và số thực trong Pascal:

Var : array [..] of integer( hoặc real);

Trong đó, chỉ số đầu không lớn hơn chỉ số cuối

- Tham chiếu tới phần tử của mảng bằng cách: [chỉ số]

2. Luyện tập

Câu 1: Lần lượt thực hiện đoạn lệnh: a[1]:=2; a[2]:=3; t:=a[1]+a[2]+1; Giá trị của t là:

A. t=1

B. t=3

C. t=6

D. t=2

Câu 2: Các khai báo biến mảng sau đây trong Pascal là đúng?

A. Var x: array [3.5..4.8] of Integer;

B. Var x: array [5..10.5] of Integer;

C. Var x: array [4..13] of Integer;

D. Var x: array [10..1] of Integer;

Câu 3: Câu lệnh nào sau đây là câu lệnh nhập cho phần tử thứ 10 của biến mảng A?

A. Readln(A[i]);

B. Readln(A10);

C. Readln(A[10]);

D. Readln(A[k]);

Câu 4: Cách khai báo mảng sau đây cách nào khai báo đúng?

A. var X : Array [3.4..4.8] of integer;

B. var X : Array [10 .. 1] of integer;

C. var X : Array [1..10] of real;

D. var X : Array [10, 13] of integer;

Câu 5: Số phần tử trong khai báo dưới đây là bao nhiêu? Var tuoi : array[12..80] of integer;

A. 69

B. 80

C. 68

D. 70

3. Kết luận

Sau khi học xong bài thực hành số 7 các em học sinh nắm được một số nội dung chính sau đây:

  • Củng cố lại kiến thức toàn bài học, kĩ năng đọc hiểu chương trình.
  • Viết được chương trình với thuật toán tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của một dãy số, tính tổng dãy số.
  • Ôn luyện cách sử dụng câu lệnh điều kiện, lặp với số lần biết trước.
Ngày:14/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM