Tin học 8 Bài thực hành 4: Sử dụng câu lệnh điều kiện If…Then
Mời các em học sinh lớp 8 cùng tham khảo nội dung bài thực hành 4 thuộc bộ môn Tin học được biên soạn và tổng hợp dưới đây về sử dụng câu lệnh If...then trong một số chương trình cơ bản thông qua 3 phần cơ bản để các em vừa ôn tập kiến thức vừa rèn luyện kĩ năng giải bài tập. eLib hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh. Chúc các em học thật tốt!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Mục đích, yêu cầu
- Hiểu được câu lệnh rẽ nhánh trong chương trình có sẵn.
- Viết được câu lệnh điều kiện trong chương trình.
- Rèn luyện kỹ năng ban đầu về đọc các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình.
1.2. Nội dung
a. Ôn tập kiến thức
- Câu lệnh điều kiện dạng thiếu: IF < điều kiện > THEN < câu lệnh >;
- Câu lệnh điều kiện dạng đủ:
IF < điều kiện > THEN < câu lệnh 1 >
ELSE < câu lệnh 2 >;
b. Thực hành
Hoạt động 1: Viết chương trình nhập 2 số nguyên a và b khác nhau từ bàn phím và in 2 số đó ra màn hình theo thứ tự không giảm.
a) Mô tả thuật toán để giải bài toán đã cho
b) Gõ chương trình sau:
program Sap_xep;
uses crt;
var A, B: integer;
begin
clrscr;
write('Nhap so a = '); readln(A);
write('Nhap so b = '); readln(B);
if A
else writeln(B,' ',A);
readln;
end.
c) Tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh trong chương trình
Nhấn Alt + F9 để dịch và sửa lỗi. nhấn Ctrl + F9 để chạy. nhập các bộ dữ liệu (12,53), (65,20). Lưu chương trình với tên Sap_xep.pas
Hướng dẫn giải
a. Mô tả thuật toán
- Bước 1: nhập số A
- Bước 2: nhập số B
- Bước 3: so sánh, nếu A < B thì in ra theo thứ tự A – B. nếu không thì in ra theo thứ tự B – A.
c. Kết quả
Hoạt động 2: Viết chương trình nhập chiều cao của hai bạn Long và Trang, in ra màn hình kết quả so sánh chiều cao của hai bạn, dưới dạng ″Bạn Long cao hơn″, ″Bạn Trang cao hơn″, ″Hai bạn bằng nhau″.
a) Gõ chương trình sau:
program Ai_cao_hon;
uses crt;
var Long, Trang: Real;
begin
clrscr;
write('Nhap chieu cao cua Long:'); readln(Long);
write('Nhap chieu cao cua Trang:'); readln(Trang);
If Long>Trang then writeln('Ban Long cao hon');
If Long
else writeln('Hai ban cao bang nhau');
readln;
end.
b) Lưu chương trình với tên Aicaohon.pas. dịch và sửa lỗi nếu có.
c) Chạy chương trình với các bộ dữ liệu (1.5, 1.6) và (1.6, 1.5) và (1.6, 1.6). quan sát kết quả nhận được và cho nhận xét, tìm chỗ sai.
d) Sửa lại chương trình cho kết quả đúng: chỉ in ra màn hình 1 thông báo kết quả.
Tham khảo và tìm hiểu y nghĩa đoạn chương trình sau đây:
If Long>Trang then writeln(‘Ban Long cao hon’) else If Long
Hướng dẫn giải
c. Kết quả
- Nhận xét: ở bộ dữ liệu thứ 2, chương trình in ra thừa 1 thông báo do cả 2 câu điều kiện đều được thỏa mãn.
d. Sửa lại
program Ai_cao_hon;
uses crt;
var Long, Trang: Real;
begin
clrscr;
write('Nhap chieu cao cua Long:'); readln(Long);
write('Nhap chieu cao cua Trang:'); readln(Trang);
If Long>Trang then writeln('Ban Long cao hon'); else
If Long
else writeln('Hai ban cao bang nhau');
readln;
end.
Hoạt động 3: Nhập ba số dương a, b, và c từ bàn phím, kiểm tra và in ra màn hình kết quả kiểm tra ba số đó có thể là độ dài các cạnh của một tam giác hay không.
Hướng dẫn giải
Ba số dương a, b, và c là độ dài các cạnh của một tam giác khi và chỉ khi a + b > c, b + c > a và c + a > b
- Xác định bài toán:
+ Input: Nhập ba số dương a, b, và c từ bàn phím
+ Output:
a, b, và c là độ dài các cạnh của một tam giác
a, b, và c không là độ dài các cạnh của một tam giác
- Mô tả thuật toán:
Chương trình:
Program Ba_canh_tam_giac;
uses crt;
Var a, b, c: real;
Begin
Clrscr;
write('Nhap ba so a, b va c:' ); readln(a,b,c);
If (a+b>c) and (b+c>a) and (c+a>b) then
writeln('a, b va c la 3 canh cua mot tam giac!')
else writeln('a, b, c khong la 3 canh cua 1 tam giac!');
end.
2. Luyện tập
Câu 1: If ... Then ... Else là loại nào?
A. Vòng lặp xác định
B. Câu lệnh điều kiện
C. Vòng lặp không xác định
D. Một khai báo
Câu 2: Chương trình sau cho kết quả là gì?
Program vd;
Var a, b,: real; x,: integer ;
Begin readln(a, b);
If a>b then x:=a else x:=b;
Write(x);
End.
A. Đảo giá trị của 2 biến a, b cho nhau
B. Xuất ra màn hình số nhỏ nhất trong 2 số a, b đã nhập
C. Chương trình không thực hiện được do lỗi khai báo kiểu dữ liệu
D. Xuất ra màn hình số lớn nhất trong 2 số a, b đã nhập
Câu 3: IF a>8 THEN b:=3 ELSE b:=5; Khi a nhận giá trị là 0 thì b nhận giá trị nào?
A. 0
B. 8
C. 3
D. 5
Câu 4: Các câu lệnh Pascal sau đây được viết đúng?
A. if x:= 5 then a = b;
B. if x > 4 then a:=b; m:=n;
C. if x > 4; then a:= b;
D. if x > 4 then a:=b; else m:=n;
Câu 5: Chọn câu lệnh Pascal hợp lệ trong các câu sau:
A. If a > b then max : = a ; else max : = b;
B. If 5 = 6 then x : = 100;
C. If a > b then max = a;
D. If x : = a + b then x : = x + 1;
3. Kết luận
Sau khi học xong bài thực hành số 4 các em cần nắm được một số nội dung cơ bản sau đây:
- Câu lệnh điều kiện dạng thiếu: If then ;
- Câu lệnh điều kiện dạng đủ: If then else ;
- Từ khóa AND(và) để kết hợp nhiều phép so sánh đơn giản thành một phép so sánh phức hợp. Giá trị của phép so sánh này là đúng khi và chỉ khi tất cả các phép so sánh đơn giản đều đúng. Ngược lại, nó có giá trị sai.
- Từ khóa OR(hoặc) để kết hợp nhiều phép so sánh đơn giản. Giá trị của phép so sánh này chỉ sai khi và chỉ khi tất cả các phép so sánh thành phần đều sai. Ngược lại, nó có giá trị đúng.
Tham khảo thêm
- doc Tin học 8 Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến
- doc Tin học 8 Bài 5: Từ bài toán đến chương trình
- doc Tin học 8 Bài 6: Câu lệnh điều kiện
- doc Tin học 8 Bài 7: Câu lệnh lặp
- doc Tin học 8 Bài thực hành 5: Sử dụng lệnh lặp For…Do
- doc Tin học 8 Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước
- doc Tin học 8 Bài thực hành 6: Sử dụng lệnh lặp While…Do
- doc Tin học 8 Bài 9: Làm việc với dãy số
- doc Tin học 8 Bài thực hành 7: Xử lý dãy số trong chương trình
- doc Tin học 8 Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính
- doc Tin học 8 Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình
- doc Tin học 8 Bài thực hành 1: Làm quen với Turbo Pascal
- doc Tin học 8 Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu
- doc Tin học 8 Bài thực hành 2: Viết chương trình để tính toán
- doc Tin học 8 Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình