Đề thi HK1 lớp 11
Mục lục nội dung
1. Giới thiệu về bộ đề thi HK1 lớp 11
eLib.vn xin gửi đến các em học sinh bộ Đề thi HK1 lớp 11 nhằm giúp các em có thêm tài liệu học tập, rèn luyện kiến thức cũng như chuẩn bị tốt cho kì thi học kì 1. Bộ đề này bao gồm các đề kiểm tra học kì 1 bám sát nội dung chương trình được chúng tôi sưu tầm từ tất cả các trường trên cả nước trong khoảng thời gan gần đây nhất và luôn luôn cập nhật số lượng cũng như đảm bảo chất lượng của đề. Bộ đề được biên soạn trên nhiều hình thức đa dạng khác nhau, bài trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận với nhiều mức độ khác nhau. Sau mỗi đề thi, phần đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập sẽ giúp các em có thể tự ôn luyện, kiểm tra và đánh giá đúng năng lực của bản thân, đồng thời nâng cao kiến thức của mình. Bên cạnh đó, các em cũng có thể xem trọn bộ đề kiểm tra, đáp án và phương pháp giải bằng cách tải file về máy để tiện tham khảo. Hy vọng với bộ đề kiểm tra này sẽ giúp các em sẽ tự tin hơn và đạt kết quả cao hơn trong học tập.
Nội dung của các đề kiểm tra được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung SGK, bố cục rõ ràng, thuận tiện kèm theo lời giải chi tiết.
Các em có thể tham khảo từng bài ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Bí quyết hoàn thành tốt bài thi HK1
2.1. Xác định điểm yếu trong các môn học
Để có một kỳ thi hết học kỳ I với những điểm số thật đẹp thì các em cần xác định ngay những điểm yếu trong các môn học của bản thân. Phần nào là phần các em không nắm được hay chưa nắm chắc thì hãy tìm sự trợ giúp của bạn bè, thầy cô trên lớp, giáo viên trực tuyến… Ngoài ra, các em cũng cần thường xuyên làm các đề thi của những năm trước để xác định phần nào trong đề là phần khó. Hãy chú trọng tới những lượng kiến thức đó, tích lũy cách làm bài để khắc phục điểm yếu trong lúc làm bài thi.
2.2. Lập kế hoạch bước đầu
Nhiều em có tư tưởng “nước đến chân mới nhảy” nên không chịu dành thời gian lên kế hoạch ôn thi cẩn thận, tỉ mỉ. Tuy nhiên, điều này là một quan niệm sai lầm vì các em không hệ thống lại kiến thức thì không thể nhớ hết được những gì thầy cô truyền đạt hay những dạng bài tập khó mà phải mất nhiều thời gian mới giải được.
Chính vì vậy, trước kỳ thi khoảng 1 tháng, các em hãy dành 15 – 20 phút để lập kế hoạch ôn tập cho bản thân để không phải hối hận vì mình đã không chịu chăm chỉ hơn. Các em hãy lên thời gian học bài cụ thể, sắp xếp thời gian cho từng môn học để lượng kiến thức các em tiếp nhận được đều chứ không bị lan man, không trọng tâm.
2.3. Yếu tố tinh thần, sức khỏe
Đừng nên thức quá khuya để ôn bài trong suốt một khoảng thời gian. Vì nếu như các em rơi vào tình trạng chạy đua với thời gian mà quên đi yếu tố sức khỏe trước mùa thi thì tủi ro tới ngày thi mình bị ốm là điều không thể tránh khỏi. Các em cần tự giác bảo vệ sức khỏe của mình để tránh sức khỏe trở thành rào cản làm các em không đạt được kết quả cao.
Hãy chú ý đến sức khỏe của mình các em nhé!
2.4. Xác định dạng bài thi
Trước khi học ôn một đề thi, các em học sinh cần biết được bài thi đó thi theo hình thức nào, cấu trúc ra sao.
Và tất nhiên, các thầy cô giáo luôn dành ra ít nhất một buổi để ôn tập và nêu nội dung đề thi cho các em, định hướng thi. Nếu chưa hiểu chỗ nào về dạng đề thi thì các em cũng đừng ngần ngại hỏi giáo viên nhé!
Đề thi thường có các dạng như: trắc nghiệm, tự luận, nghe, đọc…
Thường thì giáo viên sẽ ít nói thẳng rằng học sinh cần ôn những gì nhưng sẽ cho các em chủ đề hay đề cương ôn thi. Có điều kiện thì hãy xin các thầy cô đề thi của những năm trước, vì cấu trúc và dạng đề thi cùng một môn ở các năm thường tương tự nhau.
2.5. Học bài tốt trước kì thi
Không nên trì hoãn việc học cho đến giây phút cuối cùng. Nếu cứ chờ cho đến đêm cuối cùng, hoặc tệ hơn là buổi sáng ngày thi rồi mới ôn tập, các em sẽ khó có thể ghi nhớ kiến thức do căng thẳng. Các em nên bắt đầu học bài khi nhận được thông báo lịch thi, hoặc trong tuần lễ thi.
Thiết lập lịch học tập là việc khá hữu ích. Khi các em dành thời gian để xem lại kiến thức, thời gian sẽ không trôi đi một cách vô ích. Nếu cảm thấy hăng hái, các em có thể thiết lập thời gian biểu khác nhau để học những phần kiến thức khác nhau. Ví dụ như 15 trang mỗi ngày thì sao?
2.6. Kết hợp học nhóm
Các em đã thử hình thức dò bài lẫn nhau chưa? Đó là một trong những cách để các em có thể chinh phục các môn học mang tính lí thuyết khá tốt đấy. Sửa lỗi sai cho nhau, nghe bạn của mình đọc bài thì các em sẽ có điều kiện ghi nhớ kiến thức siêu lâu đấy.
Các em có thể nhờ bạn bè, người thân giúp kiểm tra kiến thức. Trò chuyện và trao đổi thông tin với người khác sẽ khiến chúng trở nên dễ nhớ hơn. Tuy nhiên, các em nên nhớ lựa chọn người có thể chú tâm vào việc học tập thay vì đùa giỡn!
Hoặc nếu có thể, các em nên học cùng hai hoặc ba người bạn cũng phải trải qua kỳ thi tương tự! Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một nhóm từ ba đến bốn người với một thủ lĩnh để giúp họ đi đúng hướng và ôn tập toàn bộ kiến thức cơ bản cần thiết thường làm bài thi tốt hơn là người tự học một mình.
2.7. Thái độ học tập trên lớp
Luôn tập trung, không lơ là và ghi chép đầy đủ!
Việc tập trung vào giáo viên sẽ giúp cải thiện khả năng hiểu biết, và các em cũng có thể đặt các câu hỏi đang thắc mắc trong suốt quá trình nghe giảng. Thầy cô cũng sẽ nêu lên một vài đáp án trong bài thi hoặc đưa ra một số yêu cầu cho điểm thưởng, thế nên đừng ngủ gật!
Khi giáo viên đang giảng bài, các em nên ghi chú lại thông tin. Tập trung vào các khái niệm, định nghĩa và công thức mà mình nghĩ rằng chúng sẽ có mặt trong bài thi. Sử dụng bút dạ quang và viết ghi chú dưới dạng hình vẽ cũng như biểu đồ. Các em càng biến thông tin trở nên hài hước bao nhiêu thì sẽ càng thích thú hơn bấy nhiêu. Và một khi bắt đầu thích nó, các em sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn!
Sau khi nghe giảng xong, nếu vẫn còn thắc mắc, có thể hỏi cho thầy cô ngay lập tức thay vì chờ cho đến buổi học sau hoặc hoàn toàn bỏ qua chúng!
2.8. Mẹo làm bài
Luôn tạo tâm lí thỏa mái, không áp lực nhưng cũng không chủ quan các em nhé!
Hãy nghĩ rằng mình sẽ thi tốt, điểm số của các em sẽ cao hơn là khi nghĩ mình sẽ làm bài thi khá tệ hại.
Đọc câu hỏi ít nhất là hai lần, phòng khi bỏ lỡ một vài chi tiết nào đó. Gạch chân từ khóa trong câu hỏi. Không nên vội vã. Nếu có thể, các em nên đọc toàn bộ đề thi trước khi bắt đầu làm bài. Biện pháp này sẽ cung cấp cho ý tưởng về điều mà các em sẽ phải đối mặt và sẽ giúp quản lý thời gian tốt hơn. Nó đồng thời cũng sẽ giúp ngăn ngừa bất kỳ một bất ngờ tồi tệ nào có thể xảy ra khi chỉ còn lại một vài phút để làm bài.
Và đừng quên canh thời gian làm bài. Các em hãy tập trung vào các câu nhiều điểm hơn, đi từ dễ đến khó, đừng quá tập trung vào câu khó mà không chú ý đến yếu tố thời gian. Hãy dành ít nhất năm phút để các em kiểm tra lại bài nhé!
Cố gắng hết mình để giải quyết câu hỏi. Các em có thể phỏng đoán đáp án nếu cần, vì bỏ trống câu hỏi chắc chắn sẽ không cung cấp thêm điểm.
Ngoài ra, thời gian xem lại toàn bộ bài làm là dịp tốt để phát hiện bất kỳ một lỗi lầm hiển nhiên nào mà đã phạm phải và có thể các em cũng nhớ ra chi tiết nào đó để thêm vào đáp án của mình. Kiểm tra lại bài làm luôn là ý kiến hay.
Bài thi cơ bản về trọng tâm của nó là sự tổng hợp tất cả các kiến thức từ đầu năm tới cuối học kì, vậy nên nếu các em có quá trình học tập và ôn tập kĩ thì chắc chắn sẽ đạt kết quả cao và vượt qua nó dễ dàng.
Hi vọng những chia sẻ vừa rồi có thể giúp các em học sinh khối 10 hoàn thành tốt bài thi cuối học kì 1.
Chúc các em học tốt!
Tham khảo thêm
- docx
10 đề thi HK1 môn Sinh học 11 năm 2019 có đáp án
- docx
10 đề thi HK1 môn Toán 11 năm 2029 có đáp án
- docx
10 đề thi HK1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019 có đáp án
- docx
10 đề thi HK1 môn Địa lí 11 năm 2019
- docx
10 đề thi HK1 môn Tiếng Anh 11 năm 2020
- docx
10 đề thi HK1 môn Sinh học 11 năm 2020 có đáp án
- docx
10 đề thi HK1 môn Địa lí 11 năm 2020 có đáp án
- docx
10 đề thi HK1 môn Toán 11 năm 2020 có đáp án
- docx
10 đề thi HK1 môn Hóa 11 năm 2019 có đáp án
- docx
10 đề thi HK1 môn GDCD lớp 11 năm 2019 có đáp án