10 đề thi Học kì 1 Vật Lý 11 năm 2020-2021 có đáp án

eLib xin giới thiệu đến các em bộ đề thi học kỳ 1 môn Vật Lý 11 năm 2020-2021 có đáp án, được biên soạn một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các em tham khảo 10 đề thi dưới đây nhé! Chúc các em học thật tốt và đạt kết quả cao trong các kì kiểm tra.

10 đề thi Học kì 1 Vật Lý 11 năm 2020-2021 có đáp án

1. Đề thi học kỳ 1 môn Vật Lý 11 số 1

ĐỀ THI HK1 LỚP 11

TRƯỜNG THPT BẮC THĂNG LONG

NĂM HỌC: 2020 - 2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1

a) Trình bày bản chất dòng điện trong kim loại.

b) Viết công thức thể hiện sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại vào nhiệt độ, giải thích ý nghĩa của các đại lượng trong công thức.

Câu 2

Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số αT=48(μV/K) được đặt trong không khí ở 200C. Mối hàn còn lại được nung nóng đến nhiệt độ 2200C. Tính suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện khi đó.

Câu 3

Cho mạch điện như hình vẽ. Biết nguồn có suất điện động E=12V, điện trở trong r=1Ω, điện trở R=9Ω. Tính:

a. Cường độ dòng điện chạy qua mạch.

b. Hiệu suất của nguồn điện.

c. Công suất tỏa nhiệt của mạch ngoài.

Câu 4

Cho mạch điện như hình vẽ. Bộ nguồn gồm 3 nguồn giống nhau; mỗi nguồn có suất điện động bằng 6V, điện trở trong bằng 0,2Ω. Mạch ngoài gồm bóng đèn sợi đốt loại 6V−9W, bình điện phân dung dịch CuSO4, cực dương làm bằng đồng có điện trở RP=6Ω, Rb là biến trở.

1. Điều chỉnh để biến trở Rb=9Ω. Tính:

a. Cường độ dòng điện trong mạch chính.

b. Khối lượng đồng bám vào catot sau 1 giờ 20 phút (cho biết đối với đồng A=64g/mol, n=2)

c. Đèn sáng như thế nào? Vì sao?

2. Tìm Rb để công suất tỏa nhiệt trên biến trở đạt giá trị lớn nhất. Tìm giá trị lớn nhất đó.

Câu 5

Mạch kín gồm nguồn điện E=200V, r=0,5Ω và hai điện trở R1=100Ω và R2=500Ω mắc nối tiếp. Một vôn kế không lí tưởng được mắc song song với R2 thì số chỉ của nó là 160V. Tìm số chỉ của vôn kế nói trên nếu nó được mắc song song với R1

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a) Bản chất dòng điện trong kim loại: 

Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectron tự do ngược chiều điện trường.

b) Công thức sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại vào nhiệt độ: 

\(\rho = {\rho _0}\left[ {1 + \alpha \left( {t - {t_0}} \right)} \right]\)

Trong đó:

+ ρ0: điện trở suất ở t0 (thường lấy 200C)

+ α: hệ số nhiệt điện trở

Câu 2:

Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện: 

\(E = {\alpha _T}\left( {{T_2} - {T_1}} \right) = {48.10^{ - 6}}.\left( {220 - 20} \right) = {9,6.10^{ - 3}}V\)

Câu 3 :

a) Cường độ dòng điện chạy trong mạch: 

\(I = \frac{E}{{R + r}} = \frac{{12}}{{9 + 1}} = 1,2A\)

b) Hiệu suất của nguồn điện:

\(\begin{array}{l} H = \frac{{{U_N}}}{E}.100{\rm{\% }} = \frac{R}{{R + r}}.100{\rm{\% }}\\ = \frac{9}{{9 + 1}}.100{\rm{\% }} = 90{\rm{\% }} \end{array}\)

c) Công suất tỏa nhiệt của mạch ngoài: 

\({P_N} = {I^2}R = {1,2^2}.9 = 12,96W\)

Câu 4:

Ta có:

+ Hiệu điện thế định mức của đèn và công suất định mức của đèn: 

Udm=6V; Pdm=9W

⇒ Điện trở của đèn: 

\({R_D} = \frac{{U_{dm}^2}}{{{P_{dm}}}} = \frac{{{6^2}}}{9} = 4{\rm{\Omega }}\)

 + Mạch gồm 3 nguồn mắc nối tiếp với nhau

⇒ Suất điện động của bộ nguồn: ξb=3ξ=3.6=18V

Điện trở trong của bộ nguồn: rb=3r=3.0,2=0,6Ω

1. a)

Ta có:

\(\begin{array}{l} \left[ {{R_D}//{R_P}} \right]nt{R_b}\\ {R_{AB}} = \frac{{{R_D}{R_P}}}{{{R_D} + {R_P}}} = \frac{{4.6}}{{4 + 6}} = 2,4{\rm{\Omega }} \end{array}\)

Điện trở tương đương mạch ngoài: 

\({R_N} = {R_{AB}} + {R_b} = 2,4 + 9 = 11,4{\rm{\Omega }}\)

Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính: 

\(I = \frac{{{\xi _b}}}{{{R_N} + {r_b}}} = \frac{{18}}{{11,4 + 0,6}} = 1,5A\)

b) Ta có: 

\({U_{AB}} = I.{R_{AB}} = 1,5.2,4 = 3,6V\)

Cường độ dòng điện qua bình điện phân: 

\({I_P} = \frac{{{U_P}}}{{{R_P}}} = \frac{{{U_{AB}}}}{{{R_P}}} = \frac{{3,6}}{6} = 0,6A\)

Khối lượng đồng bám vào catot sau thời gian t=1h20′=4800s là:

\(m = \frac{1}{F}\frac{A}{n}{I_P}t = \frac{1}{{96500}}\frac{{64}}{2}.0,6.4800 = 0,955g\)

c)

Cường độ dòng điện chạy qua đèn: 

\({I_D} = \frac{{{U_D}}}{{{R_D}}} = \frac{{{U_{AB}}}}{{{R_D}}} = \frac{{3,6}}{4} = 0,9A\)

Ta có, cường độ dòng điện định mức của đèn: 

\({I_{dm}} = \frac{{{P_{dm}}}}{{{U_{dm}}}} = \frac{9}{6} = 1,5A\)

Nhận thấy ID<Idm⇒ Đèn sáng yếu hơn bình thường.

2.

+ Điện trở tương đương mạch ngoài: 

\({R_N} = {R_{AB}} + {R_b} = 2,4 + {R_b}\)

Cường độ dòng điện qua mạch:

\(I = \frac{{{\xi _b}}}{{{R_N} + {r_b}}} = \frac{{18}}{{2,4 + {R_b} + 0,6}} = \frac{{18}}{{3 + {R_b}}}\)

Công suất tỏa nhiệt trên biến trở:

\(\begin{array}{l} P = {I^2}{R_b} = \frac{{{{18}^2}}}{{{{\left( {3 + {R_b}} \right)}^2}}}{R_b}\\ = \frac{{324}}{{{{\left( {\frac{3}{{\sqrt {{R_b}} }} + \sqrt {{R_b}} } \right)}^2}}} \end{array}\)

Công suất P cực đại khi 

\({\left( {\frac{3}{{\sqrt {{R_b}} }} + \sqrt {{R_b}} } \right)^2}_{\min }\)

Ta có: 

\(\begin{array}{l} \left( {\frac{3}{{\sqrt {{R_b}} }} + \sqrt {{R_b}} } \right) \ge 2\sqrt 3 \\ {\left( {\frac{3}{{\sqrt {{R_b}} }} + \sqrt {{R_b}} } \right)^2}_{\min } = 12\,\,\,khi\,\,\,\frac{3}{{\sqrt {{R_b}} }} = \sqrt {{R_b}} \Rightarrow {R_b} = 3{\rm{\Omega }}\\ \Rightarrow {P_{max}} = \frac{{324}}{{12}} = 27W \end{array}\)

Câu 5 :

Vôn kế không lí tưởng suy ra vôn kế có điện trở RV hữu hạn.

+ Ban đầu, khi vôn kế mắc song song với R2:

Mạch của ta gồm: 

\(\begin{array}{l} {R_1}nt\left( {{R_2}//{R_V}} \right)\\ {R_{2V}} = \frac{{{R_2}{R_V}}}{{{R_2} + {R_V}}} = \frac{{500{R_V}}}{{500 + {R_V}}}\\ {R_N} = {R_1} + {R_{2V}} = 100 + \frac{{500{R_V}}}{{500 + {R_V}}} \end{array}\)

Cường độ dòng điện qua mạch: 

\(\begin{array}{l} I = \frac{E}{{{R_N} + r}}\\ \begin{array}{*{20}{l}} {{U_V} = {U_{BC}} = I.{R_{2V}}}\\ { \Leftrightarrow 160 = \frac{{200}}{{100 + \frac{{500{R_V}}}{{500 + {R_V}}} + 0,5}}\left( {\frac{{500{R_V}}}{{500 + {R_V}}}} \right)}\\ { \Rightarrow {R_V} = 2051{\rm{\Omega }}} \end{array} \end{array}\)

+ Khi vôn kế mắc song song với R1 :

Mạch gồm: 

\(\begin{array}{l} \left( {{R_1}//{R_V}} \right)nt{R_2}\\ {R_{1V}} = \frac{{{R_1}{R_V}}}{{{R_1} + {R_V}}} = 95,35{\rm{\Omega }} \end{array}\)

Điện trở tương đương mạch ngoài: 

\(R = {R_{1V}} + {R_2} = 595,35{\rm{\Omega }}\)

Cường độ dòng điện trong mạch: 

\(I = \frac{E}{{R + r}} = \frac{{200}}{{595,35 + 0,5}} = 0,336A\)

Số chỉ của vôn kế:

\({U_V} = {U_{AB}} = I.{R_{1V}} = 0,336.95,35 = 32,04V\)

2. Đề thi học kỳ 1 môn Vật Lý 11 số 2

ĐỀ THI HK1 LỚP 11

TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG

NĂM HỌC: 2020 - 2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian làm bài: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1 : Công thức định luật Ôm cho toàn mạch là:

\(\begin{array}{l} A.{U_{AB}} = \xi - rI\\ B.U = IR\\ C.I = \frac{\xi }{{R + r}}\\ D.\xi = RI + rI \end{array}\)

Câu 2 : Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch không tỉ lệ thuận với

A. thời gian dòng điện chạy qua mạch.

B. nhiệt độ của vật dẫn trong mạch.

C. hiệu điện thế hai đầu mạch.

D. cường độ dòng điện trong mạch.

Câu 3 : Ở 200C điện trở suất của bạc là 1,62.10−8Ω.m. Biết hệ số nhiệt điện trở của bạc là 4,1.10−3K−1. Ở 330K thì điện trở suất của bạc là

A.4,151.10−8Ωm

B.3,679.10−8Ωm

C. 1,866.10−8Ωm

D. 3,812.10−8Ωm

Câu 4 : Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q=5.10−9(C) tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 10(cm) có độ lớn là:

A. E=0,225(V/m)

B. E=4500(V/m)

C. 0,450(V/m)

D. E=2250(V/m)

Câu 5 : Bản chất dòng điện trong chất điện phân là

A. Dòng ion dương dịch chuyển thoe chiều điện trường.

B. Dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.

C. Dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.

D. Dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.

Câu 6 : Một nguồn điện một chiều có suất điện động 12V và điện trở trong 2Ω được nối với điện trở R=10Ωthành mạch điện kín. Bỏ qua điện trở của dây nối. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R là

A. 10W                              B. 2W                     

C. 20W                              D. 12W

Câu 7 : Một quạt điện được sử dụng dưới hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua quạt có cường độ là 5(A). Biết giá điện là 600 đồng/kWh. Tiền điện phải trả cho việc sử dụng quạt trong 30 ngày, mỗi ngày sử dụng 30 phút là

A. 12600 đồng                  

B. 99000 đồng

C. 126000 đồng               

D. 9900 đồng

Câu 8. Các lực lạ bên trong của nguồn không có tác dụng:

A. Tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện.

B. Tạo ra sự tích điện khác nhau giữa 2 cực của nguồn điện.

C. Làm cho điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.

D. Tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện.

Câu 9. Cho một điện tích điểm −Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều

A. phụ thuộc độ lớn của nó.

B. hướng về phía nó.

C. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.

D. hướng ra xa nó.

Câu 10. Cho bộ nguồn gồm 3 nguồn giống nhau ghép nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động 1,5V và điện trở trong 0,2Ω. Tìm suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.

A. 4,5V;0,6Ω.

B.0,6V;4,5Ω.

C.3V;0,4Ω.

D. 3V;0,6Ω

---Nội dung tiếp theo của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---

3. Đề thi học kỳ 1 môn Vật Lý 11 số 3

ĐỀ THI HK1 LỚP 11

TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU

NĂM HỌC: 2020 - 2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu đặt cách nhau 2cm . Cường độ điện trường giữa hai bản là 3000V/m. Sát bản mang điện dương người ta đặt một hạt mang điện dương có khối lượng m = 4,5.10-6g và có điện tích q =1,5.10-2C. Vận tốc của hạt mang điện khi nó đập vào bản âm là

A. 2.104m/s                    

B. 2000 m/s               

C. 2.108m/s                                      

D. 2.106 m/s

Câu 2: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F1 = 1,6.10-4 (N). Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F2 =  2,5.10-4 (N) thì khoảng cách giữa chúng là:

A. r2 = 1,28 (m).             

B. r2 = 1,6 (m).           

C. r2 = 1,6 (cm).                              

D. r2 = 1,28 (cm).

Câu 3: Khi mắc các điện trở nối tiếp với nhau thành một đoạn mạch. Điện trở tương đương của đoạn mạch sẽ

A. bằng trung bình cộng các điện trở trong đoạn mạch.

B. bằng tổng của điện trở lớn nhất và nhỏ nhất trong đoạn mạch.

C. lớn hơn điện trở thành phần lớn nhất trong đoạn mạch.

D. nhỏ hơn điện trở thành phần nhỏ nhất trong đoạn mạch.

Câu 4: Hai điện tích điểm bằng nhau được đặt trong nước (έ=81) cách nhau 3cm.Lực đẩy giữa chúng bằng 0,2.10-5N. Độ lớn của các điện tích đó là

A. q =16.10-8C                

B. q =16.10-9C            

C. q = 4.10-8C                                      

D. q = 4.10-9C

Câu 5: Suất điện động của một pin 1,5V. Công của lực lạ khi dịch chuyển điện tích + 4C từ cực âm tới cực dương bên trong nguồn điện là:

A. 2,7J.                          

B. 0,3J.                      

C. 6,0J.                                      

D. 0,6J.

Câu 6: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 1µC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000V/m trên quãng đường dài 1m là

A. 1J                              

B. 1mJ                       

C. 1000J                                      

D. 1µJ

Câu 7: Gọi Q, C, U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Phát biểu nào dưới đây là đúng ?

A. C không phụ thuộc vào Q và U.                    

B. C tỉ lệ nghịch với U.

C. C phụ thuộc vào Q và U.                              

D. C tỉ lệ thuận với Q.

Câu 8: Điều kiện để có dòng điện là

A. chỉ cần có hiệu điện thế.

B. chỉ cần có nguồn điện.

C. chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.

D. chỉ cần có các vật dẫn.

Câu 9: Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng?

A. UMN = E.d                  

B. UMN = VM – VN.       

C. E = UMN.d                                      

D. AMN = q.UMN

Câu 10: Tại hai điểm A va B cách nhau 5cm trong chân không có hai điện tích q1=16.10-8C va q2= -9.10-8C. Cường độ điện trường tổng hợp tại điểm C nằm cách A một khoảng 4cm và cách B một khoảng 3cm

A. 21.104V/m                  

B. 12.104V/m              

C. 12,7.105V/m                                      

D. 13.105V/m

---Nội dung từ câu 11-40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---

4. Đề thi học kỳ 1 môn Vật Lý 11 số 4

ĐỀ THI HK1 LỚP 11

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

NĂM HỌC: 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian làm bài: 45 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1 : Một sợi dây đồng có điện trở 75Ω ở nhiệt độ 200C. Điện trở của sợi dây đó ở 700C là bao nhiêu? Biết hệ số nhiệt điện trở của đồng là α=0,04K−1

A.60Ω                     B. 70Ω

C. 80Ω                     D. 90Ω

Câu 2 : Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng

A. trong kĩ thuật hàn điện.

B. trong kĩ thuật mạ điện.

C. trong điốt bán dẫn. 

D. trong ống phóng điện tử.

Câu 3 : Một dây dẫn kim loại có điện lượng q=30C đi qua tiết diện của dây trong thời gian 2 phút. Số electron qua tiết diện của dây trong 1 giây là

A. 3,125.1018 hạt.

B. 15,625.1017 hạt.

C. 9,375.1018 hạt.

D. 9,375.1019 hạt.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trong quá trình nhiễm điện do cọ xát, electron đã di chuyển từ vật này sang vật khác.

B. Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, vật bị nhiễm điện vẫn trung hòa về điện.

C. Khi một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện thì ion dương chuyển từ vật nhiễm điện dương sang vật chưa nhiễm điện.

D. Khi một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện thì electron chuyển từ vật nhiễm chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương.

Câu 5 : Khi một điện tích q=−8C di chuyển từ M đến một điểm N trong điện trường thì lực điện sinh công −24J. Hỏi hiệu điện thế UMN bằng bao nhiêu?

A. 12V                         B. −12V

C. 3V                           D. −3V

  

---Còn tiếp---

5. Đề thi học kỳ 1 môn Vật Lý 11 số 5

ĐỀ THI HK1 LỚP 11

TRƯỜNG THPT HÒA BÌNH

NĂM HỌC: 2020 - 2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 2 lần thì độ lớn cường độ điện trường

A.  giảm 4 lần.                      

B.  giảm 2 lần.              

C.  tăng 2 lần.  

D.  không đổi.

Câu 2: Hai quả cầu nhỏ tích điện dương q1, q2 treo bằng hai sợi dây mảnh (cách điện)cùng chiều dài vào cùng một điểm. Khi hệ cân bằng thì hai quả cầu cách nhau r. Sau đó cho chúng tiếp xúc với nhau rồi buông ra, để chúng cân bằng thì hai quả cầu cách nhau r' . Giá trị nhỏ nhất r' là

A.  r' = r                                

B.  r'<r                         

C.  r'> r       

D.  câu A và C đúng

Câu 3: Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 4 V thì tụ tích được một điện lượng 2 μC. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng

A.  2 μC.                              

B.  1 μC.                      

C.  5 μC.       

D.  50 μC.

Câu 4: Trong các công thức sau, công thức nào sau đây là không đúng?

A.  W = Q2/2C.                     

B.  W = CU2/2.             

C.  W = QU/2.                                   

D.  W = C2/2Q.

Câu 5: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 2 μC từ A đến B là 4 mJ. UAB là

A.  – 8 V.                             

B.  2 V.                        

C.  2000 V.    

D.  – 2000 V.

---Còn tiếp---

6. Đề thi học kỳ 1 môn Vật Lý 11 số 6

ĐỀ THI HK1 LỚP 11

TRƯỜNG THPT HÀM LONG

NĂM HỌC: 2020 - 2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1:

a) Phát biểu và viết công thức của định luật Cu-lông.

b) Viết công thức tính cường độ điện trường của một điện tích điểm.

Câu 2:

a) Nêu bản chất của dòng điện trong kim loại và dòng điện trong chất điện phân.

b) Phát biểu định nghĩa và viết công thức tính điện dung của tụ điện.

Câu 3:

Một điện tích điểm q1=+9.10−6C đặt tại điểm O trong chân không. Xét điểm M nằm cách q1 một khoảng 20cm.

a) Tính độ lớn của cường độ điện trường do điện tích điểm q1 gây ra tại điểm M.

b) Người ta đặt tại M một điện tích điểm q2=+4μC. Tính độ  lớn của lực điện trường tác dụng lên điên tích q2.

---Còn tiếp---

7. Đề thi học kỳ 1 môn Vật Lý 11 số 7

Trường THPT Nguyễn Hiền

Năm học: 2020-2021

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm

8. Đề thi giữa học kỳ 1 môn Vật Lý 11 số 8

Trường THPT Trần Hưng Đạo

Năm học: 2020-2021

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi gồm 12 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận

9. Đề thi học kỳ 1 môn Vật Lý 11 số 9

Trường THPT Nguyễn Trung Trực

Năm học: 2020 - 2021

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm

10. Đề thi học kỳ 1 môn Vật Lý 11 số 10

Trường THPT Từ Sơn

Năm học: 2020 - 2021

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

  • Tham khảo thêm

Ngày:08/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM