Giải SBT Địa lí 8
Mục lục nội dung
1. Phương pháp học tốt môn Địa lí 8
Nếu như lớp 6 và lớp 7 giống như giai đoạn khởi động và vượt chướng ngại vật thì chương trình lớp 8 được coi là bước tăng tốc. Để chuẩn bị cho “phần thi” về đích thì việc nắm vững nội dung kiến thức lớp 8 là điều học sinh cần đặc biệt lưu tâm. Đó chính là nền tảng giúp các em học tốt chương trình lớp 9 và tự tin bước vào kỳ thi chuyển cấp THPT.
1.1. Chú ý khi học ở trên lớp
Muốn học tốt cần chú ý, lắng nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, cẩn thận những ý quan trọng, ý hay mà thầy cô giảng không có trong sách giáo khoa để làm tài liệu cho việc tự học. Cách tốt nhất để có thể tiếp thu nội dung bài học là đọc bài trước ở nhà, các em sẽ có thể tập trung học tập chú ý vào những chỗ lúc mình đọc chưa hiểu. Sau mỗi bài học, mỗi chương đều phải hệ thống lại kiến thức, các em có thể dùng sơ đồ cây để thể hiện các nội dung cần nắm, cách này sẽ giúp các em có thể nhớ bài nhanh và lâu hơn.
1.2. Ghi chép thông minh
Mỗi em cần cải thiện khả năng ghi chép bằng việc luôn có sổ tay ghi chép trong cặp sách. Những kiến thức ngoài SGK mà giáo viên cập nhật khá bổ ích và không kém phần quan trọng, do đó các em cần ghi chép lại. Tuy nhiên, khi ghi chép thì cần chắt lọc, có hệ thống và bố cục rõ ràng. Để nâng cao hiệu quả ghi chép, các em có thể tham khảo phương pháp dùng sơ đồ tư duy với những hình vẽ đủ màu sắc để kích thích trí tưởng tượng.
1.3. Tóm tắt bài học bằng sơ đồ tư duy
Đối với những bài học có nội dung liên quan đến nhau thì các em nên tóm tắt những ý chính bằng sơ đồ hóa ( việc làm này sẽ giúp cho các em nắm bắt được bài cũ nhanh chóng và ôn tập một cách dễ dàng). Khi mà bài mới có sự liên quan đến bài cũ thì với sơ đồ hệ thống lại các em hoàn toàn có thể xem lại để khắc sâu thêm kiến thức, tránh được những nhầm lẫn kiến thức.
2. Bí quyết đạt điểm cao môn Địa lí 8
2.1. Kỹ năng vẽ và phân tích biểu đồ
Biểu đồ là dạng bài tập quen thuộc đối với môn Địa lí. Bất cứ trong bài thi nào cũng rất dễ gặp dạng biểu đồ này. Vì vậy, bên cạnh học kiến thức lí thuyết, các em cũng nên dành thời gian để trau dồi kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ. Hãy bắt đầu bằng những biểu đồ đơn giản, sau đó là những biểu đồ phức tạp hơn. Để vẽ được biểu đồ, hãy quan sát thật kĩ các biểu đồ có trong sách về cách chia, chú thích, cách biểu diễn và dạng của biểu đồ khi thể hiện điều gì….
Tập vẽ đi vẽ lại nhiều lần, phân tích bảng số liệu, phân tích biểu đồ nhiều lần sẽ giúp các em thành thạo và xử lí nhanh chóng.
2.2. Học cách sử dụng Atlat
Sử dụng Atlat trong quá trình học là một phương pháp rất hữu ích. Hơn nữa, Atlat còn là cuốn mà học sinh được mang vào phòng thi. Khi học lý thuyết kết hợp với những biều đồ, bản đồ trong Atlat thì việc tiếp nhận thông tin kiến thức sẽ nhanh hơn rất nhiều. Có kỹ năng sử dụng Atlat tốt thì chắc chắn các em sẽ học môn Địa cũng sẽ rất tốt. Bởi vì, nó hình thành cho các em tư duy, cái nhìn khoa học từ những hình ảnh, dữ liệu trong Atlat.
2.3. Rèn luyện trí nhớ tốt
Không phải tất cả mọi người sinh ra cũng đều có một trí nhớ tốt mà phần lớn nó được hình thành thông qua việc rèn luyện. Sau mỗi bài học các em cần phải xem lại bài cũ càng sớm càng tốt, bởi vì để lâu chúng ta sẽ bị quên mất.
Khi mới học xong trong một khoảng thời gian nhất định não bộ vẫn ghi nhớ các kiến thức, việc chúng ta ôn lại sẽ làm khắc sâu thêm phần nội dung cần ghi nhớ từ đó có thể nhớ lâu hơn không nhanh bị quên.
Tham khảo thêm
- doc
Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 43
- doc
Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 42
- doc
Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 41
- doc
Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 40
- doc
Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 18
- doc
Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 39
- doc
Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 17
- doc
Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 38
- doc
Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 16
- doc
Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 37