Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 8: Tình hình phát triển KT- XH ở các nước Châu Á
Để các em có thêm nhiều tài liệu tham khảo eLib xin giới thiệu nội dung giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 8 Tình hình phát triển kinh tế- xã hội ở các nước Châu Á dưới đây. Tài liệu được eLib biên soạn và tổng hợp với nội dung các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải đầy đủ chi tiết, rõ ràng. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 20 SBT Địa lí 8
Quan sát hình 8.1, tr 25 SGK và dựa vào SGK hoàn thành sơ đồ sau:
Phương pháp giải
Dựa vào kĩ năng đọc lược đồ để xác định loại cây trồng và vật nuôi chủ yếu của từng khu vực ở Châu Á:
- Bắc Á
- Đông Á, Đông Nam Á
- Trung Á, Tây Nam Á
Gợi ý trả lời
2. Giải bài 2 trang 20 SBT Địa lí 8
Nối ô chữ ở bên trái (A) với những ô chữ thích hợp ở bên phải (B) để nêu rõ: Tại sao cây lúa gạo lại là cây lương thực quan trọng nhất ở châu Á?
Phương pháp giải
Để giải thích cây lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất ở châu Á, cần dựa vào đặc điểm:
- Khí hậu
- Đất phù sa
- Sản lượng lúa gạo
Gợi ý trả lời
3. Giải bài 3 trang 21 SBT Địa lí 8
Dựa vào bảng 8.1. Sản lượng khai thác than và dầu mỏ ở một số nước châu Á năm 1998, tr 27 SGK, em hãy:
a, Vẽ biểu đồ sản lượng khai thác, sản lượng tiêu thụ than và dầu mỏ của các nước theo gợi ý dưới đây:
b, Qua các biểu đồ đó em rút ra nhận xét gì?
Phương pháp giải
- Căn cứ vào số liệu sản lượng khai thác, sản lượng tiêu thụ than và dầu mỏ của các nước để vẽ biểu đồ cột.
- Từ hình dạng biểu đồ đã vẽ để nhận xét về:
+ Sản lượng khai thác
+ Sản lượng tiêu thụ than và dầu mỏ lớn nhất.
Gợi ý trả lời
a) Vẽ biểu đồ
b) Nhận xét:
- Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có sản lượng khai thác và tiêu dùng than rất lớn so với các quốc gia khác trong khu vực Châu Á. Trong đó của Trung Quốc là lớn nhất:
+ Lớn gấp khoảng 4 lần so với sản lượng khai thác và tiêu dùng than ở Ấn Độ
+ Gấp khoảng 9 lần In-đô-nê-xia và 20 lần so với Hàn Quốc .
- Sản lượng khai thác và tiêu dùng dầu mỏ ở hầu hết các quốc gia đều rất lớn
+ Nhiều nhất tại Ả-râp-xê-út tiếp sau đó là Trung Quốc và Ấn Độ..
4. Giải bài 4 trang 23 SBT Địa lí 8
Dựa vào bảng 7.2, tr.22 SGK, em hãy: Vẽ biểu đồ cơ cấu GDP của Nhật Bản và Lào theo gợi ý cụ thể dưới đây và nhận xét.
Phương pháp giải
- Dựa vào số liệu về cơ cấu GDP của Nhật Bản và Lào để vẽ biểu đồ tròn theo yêu cầu đề bài.
- Từ biểu đồ đã vẽ để so sánh cơ cấu GDP của Nhật Bản và Lào.
Gợi ý trả lời
Nhận xét:
- Nhật Bản có tỉ trọng dịch vụ cao nhất với 66,4% trong cơ cấu GDP, đồng thời có GDP/người cao nhất so với các quốc gia còn lại (33 400 USD), gấp 105,4 lần GDP/người của Lào.
- Lào có tỉ trọng dịch vụ thấp trong cơ cấu GDP (24,3%) và GDP/người cũng thấp (317 USD).
⇒ Những quốc gia có ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ thể hiện trình độ phát triển kinh tế cao và chất lượng đời sống nhân dân cao.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 2: Khí hậu Châu Á
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan Châu Á
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 4: Thực hành: Phân tích hoàn lưu gió mùa ở Châu Á
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 6: Thực hành: Đọc, PT lược đồ phân bố dân cư và các TP lớn của Châu Á
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 7: Đặc điểm phát triển KT- XH các nước Châu Á
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 9: Khu vực Tây Nam Á
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 13: Tình hình phát triển kinh tế- xã hội khu vực Đông Á
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 14: Đông Nam Á- đất liền và hải đảo
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội của Đông Nam Á
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 18: Thực hành: Tìm hiểu Lào và Cam-pu-chia