Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 22: Việt Nam- đất nước, con người
Dựa theo nội dung SBT Địa lí 8 eLib xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập Bài 22: Việt Nam- đất nước, con người. Bài này sẽ giúp các em nắm vững được lý thuyết cũng như cách giải các bài tập đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Mời các em cùng theo dõi
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 53 SBT Địa lí 8
Dựa vào hình 10 dưới đây:
Em hãy:
a) Ghi tên các vịnh, biển giáp với phần đất liền Việt Nam.
b) Ghi tên các quốc gia có đường biên giới trên đất liền chung với Việt Nam.
c) Kết hợp với vốn hiểu biết, hãy cho biết Việt Nam nằm ở khu vực nào, châu lục nào, tiếp giáp với đại dương nào.
Phương pháp giải
- Dựa vào lược đồ Việt Nam để xác đinh vị trí vịnh, biển giáp với phần đất liền, các quốc gia có đường biên giới trên đất liền chung với Việt Nam để điênf vào lược đồ trống trên.
- Cần ghi nhớ Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á của Châu Á và tiếp giáp với đại dương Thái Bình Dương để trả lời.
Gợi ý trả lời
a) b)
c) Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á của Châu Á và tiếp giáp với đại dương Thái Bình Dương.
2. Giải bài 2 trang 54 SBT Địa lí 8
Dựa vào SGK và vốn hiểu biết, ghi chữ Đ vào (. . .) những câu đúng, chữ S vào (. . .) những câu sai.
a) Lãnh thổ toàn vẹn của cả nước ta bao gồm: đất liền, các hải đảo, vùng biển, vùng trời.
b) Về tự nhiên, Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa điển hình trong khu vực Đông Nam Á.
c) Về lịch sử, Việt Nam là lá cờ đầu trong khu vực Đông Nam Á, đấu tranh đế quốc, thực dân, giành độc lập dân tộc.
d) Công cuộc đổi mới nền kinh tế ở nước ta bắt đầu từ năm 1980 đã đạt được những thành tựu to lớn và vững chắc.
đ) Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh hợp tác toàn diện với các nước ASEAN và mở rộng hợp tác với các nước trên toàn thế giới.
Phương pháp giải
Để xác định những câu trên đúng hay sai, cần có những kiến thức về:
- Phần lãnh thổ Việt Nam
- Tự nhiên
- Lịch sử
- Việc hợp tác với các nước ASEAN và trên toàn thế giới.
Gợi ý trả lời
a) Đ
b) Đ
c) Đ
d) S
e) Đ
3. Giải bài 3 trang 54 SBT Địa lí 8
Cho bảng số liệu dưới đây:
Tỉ trọng các ngành GDP của Việt Nam qua một số năm (%)
Em hãy:
a) Vẽ biểu đồ về sự chuyển biến cơ cấu kinh tế theo ngành của nước ta từ 1990 -2007.
b) Qua biểu đồ, nêu nhận xét về sự chuyển biến cơ cấu kinh tế theo ngành của nước ta từ 1990 -2007.
Phương pháp giải
a) Dựa vào tỉ trọng các ngành GDP của Việt Nam để vẽ biểu đồ tròn thể hiện sự chuyển biến cơ cấu kinh tế.
b) Từ biểu đồ và số liệu, đưa ra nhận xét về:
- Tỉ trọng ngành nông nghiệp.
- Tỉ trọng ngành công nghiệp
- Tỉ trọng ngành dịch vụ.
Gợi ý trả lời
a) Vẽ biểu đồ
b) Cơ cấu kinh tế theo ngành nước t chuyển dịch theo hướng:
- Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp (từ 38,74% xuống 20,34%).
- Tăng nhanh tỉ trọng ngành công nghiệp (từ 22,67 % lên 41,48%).
- Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng chưa ổn định (năm 2007 là 38,8%).
4. Giải bài 4 trang 55 SBT Địa lí 8
Dựa vào SGK, những hiểu biết của bản thân và sơ đồ dưới đây
Em hãy:
a) Nêu tác dụng của việc học tập Địa lí Việt Nam.
b) Cho biết: để học tốt Địa lí Việt Nam, các em cần làm gì?
Phương pháp giải
a) Dựa vào sơ đồ trên để xác định tác dụng việc học địa lí Việt Nam:
- Cung cấp kiến thức về môi trường và tài nguyên.
- Cung cấp kiến thức cơ bản về dân cư, ngành kinh tế và vùng kinh tế.
b) Liên hệ thực tế để xác đinh những việc cần làm để học tốt Địa lí Việt Nam:
- Tinh thần thái độ học tập.
- Tình yêu quê hương đất nước.
- Cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề
- Quan sát, ghi nhớ.
Gợi ý trả lời
a) Tác dụng của việc học địa lí Việt Nam:
- Cung cấp những kiến thức cơ bản về môi trường và tài nguyên tự nhiên của nước ta.
- Cung cấp những kiến thức cơ bản về dân cư, về các ngành kinh tế và các vùng kinh tế ở nước ta.
=> Chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan về các vấn đề tự nhiên, kinh tế - xã hội nổi lên hiện nay, từ đó đưa ra đánh giá và hướng giải quyết tốt nhất. Ví dụ vấn đề bảo vệ môi trường, thất nghiệp thiếu việc làm…
b) Để học tốt Địa lí VN chúng ta cần:
- Có tinh thần thái độ học tập nghiêm túc, chăm chỉ.
- Có tình yêu quê hương đất nước, yêu thích môn Địa lí.
- Có cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề, hiện tượng địa lí bằng cái nhìn tổng quát về không gian và thời gian ( đặt đối tượng trong tổng thể vị trí xung quanh cũng như qua quá trình hình thành, phát triển)
- Tích cực quan sát, ghi nhớ các sự vật và cố gắng giải thích các hiện tượng.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 23: Vị trí giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 24: Vùng biển Việt Nam
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 25: Lịch sử phát triển tự nhiên Việt Nam
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 27: Thực hành: Đọc bản đồ Việt Nam
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 30: Thực hành: Đọc bản đồ địa hình Việt Nam
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết nước ta
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 35: Thực hành về khí hậu và thủy văn Việt Nam
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 39: Đặc điểm chung của tài nguyên Việt Nam
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt tự nhiên tổng hợp
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ