Giải SBT Lịch Sử 6
Mục lục nội dung
1. Sơ lược về môn Lịch sử 6
Lịch sử là nguồn cội, là gốc rễ của một dân tộc. Hiểu về lịch sử để hiểu về những đóng góp, hi sinh mà ông cha ta đã phải trải qua để xây dựng đất nước được như ngày hôm nay. Tuy nhiên, với học sinh thì việc học và phải nhớ những kiến thức lịch sử luôn được coi như một thử thách lớn.
Lớp 6 là giai đoạn học sinh ở ngưỡng cửa bước vào cấp hai, giai đoạn chuyển cấp rất nhiều bỡ ngỡ cả về môi trường học, cũng như cách giảng dạy của giáo viên và kể cả kiến thức môn Lịch sử lớp 6 là hoàn toàn mới so với bậc tiểu học. Kiến thức đòi hỏi sự tư duy hơn, yêu cầu làm bài cũng cao hơn so với các lớp dưới. Vậy làm cách nào để có thể học tốt môn Lịch sử lớp 6? Trong bài viết dưới đây eLib sẽ “mách nhỏ” với các em những phương pháp để học tốt môn lịch sử và “biến” việc học và ôn thi môn sử trở lên rất đơn giản.
2. Phương pháp học tốt môn Lịch sử mà học sinh cần biết
2.1. Lên kế hoạch quá trình học rõ ràng và cụ thể
Vì đặc thù của Lịch sử là môn học thuộc lòng, có nhiều mốc thời gian sự kiện và trải qua hàng nghìn, hàng triệu năm nên các em không thể nào nhớ bao quát được tất cả kiến thức chỉ sau một, hai buổi ôn tập. Thay vào đó thì đây phải là một quá trình ôn luyện thực sự.
Để việc nắm kiến thức được tốt, hãy chia nhỏ các mốc lịch sử và gắn cho nó những ghi chú quan trọng.
Lịch sử nói lên sự hình thành và phát triển của một thời đại, dân tộc, đất nước nên luôn được đánh dấu thành những mốc son, chặng đường nổi bật. Việc chia nhỏ và nắm bắt được các cột mốc lịch sử này sẽ giúp người học bao quát được mọi vấn đề.
Trong mỗi một mốc son lịch sử đều có những sự kiện nổi bật. Vì vậy, các em hãy dành thời gian để nghiên cứu kỹ hơn về dòng chảy lịch sử của nó, về những vấn đề nổi bật phát sinh trong giai đoạn này từ đó rút ra được bài học ý nghĩa mà nó mang lại.
Ví dụ, khi nói về Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 thì các em sẽ có được những điểm nhấn nào? Những vấn đề liên quan đến mốc lịch sử này bao gồm những gì?
2.2. Hãy viết lại những gì đã học và đối chiếu
Học thuộc lòng bằng phương pháp viết là cách học hiệu quả để nhớ bài được lâu nhất. Cuối buổi học, các em hãy dành chút thời gian để đối chiếu lại những gì đã ghi với những gì trong sách vở. Làm đi làm lại bước này đến khi tỉ lệ sai sót là ít nhất.
Để việc học sử được rành mạch và nhớ lâu thì nên có sự so sánh, đối chiếu những nội dung đã được học với nhau.
Bất cứ môn học nào đều có những vấn đề khiến người học phải băn khoăn. Lịch sử cũng vậy. Khi học tập và ôn thi, các em hãy giành ra những câu hỏi, kiểu như: Vì sao lại như vậy? Kết quả ra sao? Ý nghĩa là gì? Nó có gì đặc biệt so với những kiến thức mình đã được học?…Khi đã có câu trả lời cho những vấn đề này thì chắc chắn rằng các em sẽ nhớ bài rất lâu đấy.
2.3. Hãy học nhóm cùng với các em bè
Việc thảo luận, trao đổi kiến thức giữa những người học với nhau rất hiệu quả và thường mang lại một kết quả học tập tốt. Các các em có thể tự học bài trước ở nhà, sau đó cùng đến trao đổi, hỏi nhau các câu hỏi về bài đã học. Trả lời các câu hỏi của người khác làm các em phải ghi nhớ lại bài học và trình bày lại theo ý hiểu của mình. Với môn lịch sử thì sự tranh luận sẽ giúp việc ôn luyện, củng cố kiến thức được rành mạch và giúp các em nhớ bài rất lâu.
2.4. Học bằng sơ đồ tư duy
Các em nghĩ sao về việc sẽ học thuộc lòng từ đầu đến cuối mọi kiến thức trong sách giáo khoa Lịch sử? Các em có tự tin về việc sẽ nhớ được hết lượng kiến thức rất rộng đó? Một cách khá đơn giản, logic giúp việc học của các em đơn giản hơn đó là sử dụng sơ đồ tư duy.
Hãy ghi lại những mốc thời gian quan trọng, sự kiện chính, tóm tắt diễn biến, nhìn vào sự sắp xếp khoa học các em sẽ không bị bỏ sót kiến thức và có thể nhớ dễ hơn. Việc sử dụng hình ảnh của sơ đồ tư duy giúp não của chúng ta tiếp thu nhanh hơn, ghi nhớ lâu hơn.
Đây chính là một trong những phương pháp để học tốt môn lịch sử nhanh, hiệu quả mà các em không nên bỏ qua.
2.5. Học từng phần và theo các ý chính
Học từng phần một, học đến đâu chắc đến đấy sẽ không làm các em tốn thời gian. Các em có thể chia làm Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam… Sau đó hãy phân theo các mốc thời gian cụ thể để học, học phần nào xong phần đó. Điều đó giúp các em học tốt hơn, không bỏ sót các kiến thức.
Trong mỗi phần sẽ có những bài khác nhau, hãy chọn ra những ý chính để học. Cách này sẽ giúp các em học tốt môn lịch sử. Nó sẽ trở nên đơn giản hơn mà không mất quá nhiều thời gian của các em.
2.6. Một vài lời khuyên bổ ích
- Các em có thể “sáng tạo” phương pháp học lịch sử của riêng mình như học qua video, học qua tranh ảnh, thơ… để có hiệu quả cao hơn.
- Sử dụng phương pháp vẽ sơ đồ để bao quát các sự kiện lịch sử được tốt hơn.
- Nên rèn cho mình một cách ghi chép bài khoa học, cụ thể để phân biệt được đâu là ý chính, ý mở và ý quan trọng.
- Học lịch sử không đơn thuần là sự ghi nhớ, còn là tư duy, để giải thích các sự kiện tại sao lại diễn ra như thế. Mỗi sự kiện lịch sử có ý nghĩa gì, có tác động gì đối với tương lai.
- “Học vẹt”, “học tủ” để ôn thi, học một cách đối phó không phải là phương pháp mang lại hiệu quả trong môn lịch sử.
Hi vọng với những phương pháp để học tốt môn lịch sử mà eLib đã chia sẻ trên đây, các các em học sinh có thể tự tin để đương đầu với môn học “khó nhằn” này. Chúc các các em học tập tốt!
Tham khảo thêm
- doc
Giải SBT Lịch Sử 6 Bài 14
- doc
Giải SBT Lịch Sử 6 Bài 13
- doc
Giải SBT Lịch Sử 6 Bài 12
- doc
Giải SBT Lịch Sử 6 Bài 11
- doc
Giải SBT Lịch Sử 6 Bài 10
- doc
Giải SBT Lịch Sử 6 Bài 9
- doc
Giải SBT Lịch Sử 6 Bài 8
- doc
Giải SBT Lịch Sử 6 Bài 7
- doc
Giải SBT Lịch Sử 6 Bài 6
- doc
Giải SBT Lịch Sử 6 Bài 5