Giải bài tập SBT Lịch Sử 6 Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Nhằm giúp các em ôn tập và đạt kết quả cao trong các kỳ thi sắp tới eLib xin giới thiệu đến các em nội dung giải bài tập SBT môn Lịch sử 6 bài 27 sẽ giúp cho các em làm quen dần với các dạng bài tập thường gặp, đặc biệt sau mỗi câu hỏi đều có đáp án để các em so sánh một cách dễ dàng sau khi làm bài xong.

Giải bài tập SBT Lịch Sử 6 Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

1. Giải bài 1 trang 78 SBT Lịch sử 6

Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1: Năm 937, Ngô Quyền từ Thanh Hoá kéo quân ra Bắc để

A. tiến đánh quân xâm lược phương Bắc.

B. trị tội kẻ phản bội đã giết chết chủ tướng là Kiều Công Tiễn.

C. bảo vệ chủ tướng Dương Đình Nghệ trước sự uy hiếp của Kiều Công Tiễn.

D. nhận chức mới.

Câu 2: Quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai vào năm

A. 936.             

B. 937.

C. 938.              

D. 939.

Câu 3: Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai là

A. Khúc Thừa Dụ.        

B. Khúc Hạo

C. Dương Đình Nghệ.        

D. Ngô Quyền.

Câu 4: Quân ta đã chọn điểm quyết chiến với kẻ thù tại

A. thành Tống Bình (Hà Nội).

B. cửa sông Bạch Đằng.

C. Tiên Yên (Quảng Ninh).

D. Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội).

Câu 5: Kế sách đánh giặc của quân ta là

A. tập trung lực lượng, đánh đòn phủ đầu.

B. chia nhỏ quân giặc để tiến công tiêu diệt.

C. bao vây quân địch, đánh du kích để tiêu hao dần sinh lực của chúng.

D. dựa vào địa thế tự nhiên, bố trí trận địa mai phục để đánh trận quyết định.

Câu 6: Kết quả lớn nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của quân dân ta là

A. Hoằng Tháo bị tử trận.

B. quân Nam Hán bị đánh tan tành.

C. vua Nam Hán tuyệt vọng phải rút quân về, hoàn toàn từ bỏ mộng xâm lược nước ta.

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức đã được học và nội dung chính được trình bày ở bài 27 trang 72 SGK Lịch sử 6 để phân tích và đưa ra câu trả lời chính xác nhất.

Ví dụ: Năm 937, Ngô Quyền từ Thanh Hoá kéo quân ra Bắc để trị tội kẻ phản bội đã giết chết chủ tướng là Kiều Công Tiễn.

Hướng dẫn giải

1.B              2.C             3.D

4.B              5.D             6.C

2. Giải bài 2 trang 79 SBT Lịch sử 6

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào các ô ☐ trước các câu sau.

1. ☐ Ngô Quyền (898 - 944), người Hải Dương, cha là Ngô Mân, làm châu mục Hải Dương, là một tướng giỏi và được Dương Đình Nghệ tin yêu gả con gái cho.

2. ☐ Năm 938, vua Nam Hán chỉ huy một đạo quân thuỷ sang xâm lược nước ta.

3. ☐ Nước triều bắt đầu rút. Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

4. ☐ Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại, mở ra thời kì độc lập lâu dài của dân tộc.

Phương pháp giải

Xem lại mục 2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 trang 74 SGK Lịch sử 6 để phân tích và đưa ra lựa chọn đúng, sai.

Ví dụ: Nước triều bắt đầu rút. Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển → Đúng

Hướng dẫn giải

Đúng: 3, 4

Sai: 1, 2

3. Giải bài 3 trang 79 SBT Lịch sử 6

Hãy nối sự kiện ở cột bên phải với thời gian ở cột bên trái cho phù hợp.

Thời gian 

1. Năm 937

2. Năm 938 

3. Cuối năm 938 

Sự kiện

a) diễn ra trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng.

b) vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thuỷ sang xâm lược nước ta.

c) Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại

Phương pháp giải

Từ các kiến thức được trình bày ở mục 2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 trang 74 SGK Lịch sử 6 để lựa chọn mốc thời gian phù hợp với sự kiện lịch sử đã cho.

Ví dụ: Năm 937 Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại

Hướng dẫn giải

1.c

2.b

3.a.

4. Giải bài 4 trang 79 SBT Lịch sử 6

Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung các kiến thức ở mục 1 trang 73 SGK Lịch sử 6 về quá trình chống xâm lược của Ngô Quyền để trả lời.

Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo là Ngô Quyền đã chủ động chọn sông Bạch Đằng làm điểm mai phục và tính toán, lợi dụng được việc lên xuống của thủy triều.

Hướng dẫn giải

Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm:

- Kế hoạch chủ động ở chỗ: Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã chủ động chọn khúc sông này và chuẩn bị một trận quyết chiến...

- Độc đáo ở chỗ: Ông đã huy động quân, dân lên rừng chặt hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ; thuyền chiến của ta là loại nhỏ nhẹ có thể dễ dàng luồn lách ở trận địa bãi cọc ngầm.

Mặt khác, ta thấy Ngô Quyền đã tận dụng được sự lợi hại của nước thuỷ triều để đề ra kế hoạch đánh giặc...

5. Giải bài 5 trang 79 SBT Lịch sử 6

1. Vì sao nói: Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?

2. Ngô Quyền có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai?

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung được trình bày ở mục 1, mục 2 trang 73-75 SGK Lịch sử 6 để phân tích và trả lời.

- Đã đập tan ý định xâm lược của nhà Nam Hán

- Kết thúc thời kì bị phương Bắc thống trị

- Mở ra thời kì độc lập dân tộc.

Hướng dẫn giải

1. Là chiến thắng vĩ đại: đã đập tan ý chí xâm lược nước ta của nhà Nam Hán nói riêng của phong kiến phương Bắc nói chung, kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.

2. Công lao của Ngô Quyền: huy động được sức mạnh toàn dân, tận dụng được vị trí, địa thế của sông Bạch Đằng, tận dụng được nước thuỷ triều, chủ động đưa ra kế hoạch đánh giặc độc đáo... làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM