Giải bài tập SBT Lịch Sử 6 Bài 25: Ôn tập chương III
Mời các quý thầy cô giáo và các em học sinh cùng tham khảo nội dung giải 4 bài tập trang 71, 72 SBT Lịch sử 6 bên dưới đây. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp bởi eLib sẽ cung cấp cho các em hệ thống các bài tập về chương III có phương pháp và hướng dẫn giải đầy đủ, chi tiết. Chúc các em học thật tốt!
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 69 SBT Lịch sử 6
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng
Câu 1: Năm 179 TCN, An Dương Vương
A. lãnh đạo nhân dân Âu Lạc chống quân Tần thắng lợi.
B. lãnh đạo nhân dân Âu Lạc đánh thắng quân xâm lược Triệu Đà.
C. tiến hành xây dựng thành cổ Loa.
D. do mất hết tướng giỏi và chủ quan không phòng bị nên bị Triệu Đà đánh bại.
Câu 2: Giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến năm 938 được gọi là thời
A. thuộc Tần.
B. thuộc Hán.
C. thuộc Đường.
D. Bắc thuộc.
Câu 3: Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch)
A. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).
B. Triệu Thị Trinh phất cờ khởi nghĩa ở Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hoá).
C. Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.
D. Phùng Hưng và em là Phùng Hải đã họp quân, khởi nghĩa ở Đường Lâm.
Câu 4: Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là
A. Nam Việt.
B. Đại Cồ Việt.
C. Vạn Xuân.
D. Đại Việt.
Câu 5: Từ năm 179 TCN đến khoảng cuối thế kỉ VIII, nhân dân ta đã mấy lần giành lại được độc lập từ tay phong kiến Trung Quốc?
A. 1 lần
B. 2 lần
C. 3 lần
D. 4 lần
Câu 6: Thời Bắc thuộc, nước ta bị xoá tên, bị chia ra, nhập vào các quận, huyện của Trung Quốc, với tên gọi là:
A. Châu Giao, Giao Châu, An Nam đô hộ phủ.
B. Giao Chỉ.
C. Cửu Chân.
D. Nhật Nam.
Câu 7: Chính sách thâm hiểm nhất của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nước ta là
A. bóc lột nhân dân ta đến tận xương tận tuỷ để làm giàu cho chúng.
B. bắt rất nhiều người tài, thợ giỏi của nước ta đưa sang Trung Quốc.
C. vơ vét cạn kiệt mọi nguồn tài nguyên, sản vật của nước ta.
D. xoá tên nước ta và biến thành một quận huyện của Trung Quốc, đồng hoá dân ta với âm mưu Hán hoá dân tộc Việt.
Câu 8: Trong các cuộc khởi nghĩa sau đây cuộc khởi nghĩa nào đánh đuổi được quân đô hộ, giành lại độc lập, chủ quyền cho đất nước trong thời gian dài nhất?
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
B. Khởi nghĩa của Lý Bí.
C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
D. Khởi nghĩa của Phùng Hưng.
Câu 9: Sau hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta
A. truyền thống yêu nước.
B. tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.
C. ý thức vươn lên, ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
D. tất cả các ý trên.
Phương pháp giải
Từ hiểu biết của bản thân và nội dung các kiến thức đã được học ở chương III SGK Lịch sử 6 về thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập để phân tích từng câu hỏi và đưa ra lựa chọn chính xác nhất.
Ví dụ: Năm 179 TCN, An Dương Vương do mất hết tướng giỏi và chủ quan không phòng bị nên bị Triệu Đà đánh bại.
Hướng dẫn giải
1.D 2.D 3.A
4.C 5.D 6.A
7.D 8.B 9.D
2. Giải bài 2 trang 71 SBT Lịch sử 6
Hãy nối ô ở cột A với ô ở cột B cho phù hợp.
Cột A:
1. Năm 179 TCN, nhà Triệu
2. Năm 111 TCN, nhà Hán
3. Đầu thế kỉ III, nhà Ngô
4. Đầu thế kỉ VI, nhà Lương
5. Năm 679, nhà Đường
Cột B:
a) tách châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).
b) chia nước ta thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
c) chia nước ta thành: Giao Cháu, Ái Chàu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu.
d) chia nước ta thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.
e) đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.
Phương pháp giải
Từ nội dung các kiến thức đã được học ở chương III SGK Lịch sử 6 về thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập để phân tích và lựa chọn mốc thời gian và sự kiện phù hợp.
Ví dụ:
Năm 179 TCN, nhà Triệu chia nước ta thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
Năm 111 TCN, nhà Hán chia nước ta thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.
Hướng dẫn giải
1.b 2.d
3.a 4.c 5.e
3. Giải bài 3 trang 71 SBT Lịch sử 6
Hãy hệ thống về các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc.
Phương pháp giải
Xem lại nội dung chính được trình bày ở chương III. Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập SGK Lịch sử 6 để trả lời.
- Năm 40 khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Năm 248 khởi nghĩa Bà Triệu
- Từ năm 542-602 khởi nghĩa Lý Bí
- Đầu thế kỉ VIII khởi nghĩa Mai Thúc Loan
- Trong khoảng 776-791 khởi nghĩa Phùng Hưng
Hướng dẫn giải
- Năm 40 khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phát động khởi nghĩa ở Mê Linh. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được châu Giao.
- Năm 248 khởi nghĩa Bà Triệu: Khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hoá), rồi lan ra khắp châu Giao
- Từ năm 542-602 khởi nghĩa Lý Bí:
+ Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa. Trong vòng chưa đầy 3 tháng nghĩa quân đã chiêm được các quận, huyện.
+ Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân..
- Đầu thế kỉ VIII khởi nghĩa Mai Thúc Loan: Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dàn khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu, ổng liên kết đươc với nhân dân khắp châu Giao và Cham-pa chiếm đuoc thành Tống Bình.
- Trong khoảng 776-791 khởi nghĩa Phùng Hưng: Phùng Hưng và em là Phùng Hải phát động khởi nghĩa ở Đường Làm. Nghĩa quàn nhanh chóng chiẽm được thành Tống Bình, sắp đặt việc cai trị.
4. Giải bài 4 trang 72 SBT Lịch sử 6
Hãy trình bày nét chính về sự chuyển biến của nền kinh tế và xã hội nước ta trong thời Bắc thuộc.
Phương pháp giải
Dựa vào hiểu biết của bản thân và nội dung chính về thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập dân tộc được trình bày ở chương III môn Lịch sử 6 để trả lời.
- Kinh tế: Nghề rèn sắt vẫn phát triển, nông nghiệp, thủ công cổ truyền vẫn được duy trì, phát triển
- Văn hoá: chữ Hán, đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão được truyền bá và phát triển
- Xã hội: phân hoá thành ba tầng lớp: quý tộc, nông dân, nô tì
- Từ khi bị phong kiến phương Bắc đô hộ, xã hội tiếp tục phân hoá: tầng lớp thống trị và bị trị.
Hướng dẫn giải
Nét chính về sự chuyển biến của nền kinh tế và xã hội nước ta trong thời Bắc thuộc:
- Về kinh tế: Nghề rèn sắt vẫn phát triển. Trong nông nghiệp nhân dân ta đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thuỷ lợi, trồng lúa một năm hai vụ. Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì, phát triển: nghề gốm, dệt vải và giao lưu buôn bán.
- Về văn hoá: chữ Hán, đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão được truyền bá vào nước ta. Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền của dân tộc.
- Về xã hội: phân hoá thành ba tầng lớp:
+ Bộ phận giàu có chiếm số ít, bao gồm vua, lạc tướng, bồ chính,... gọi chung là quý tộc.
+ Bộ phận đông đảo nhất là nông dân công xã...
+ Một số ít là nô tì, khổ cực nhất.
- Từ khi bị phong kiến phương Bắc đô hộ, xã hội tiếp tục phân hoá:
+ Tầng lớp thống trị là bọn quan lại, địa chủ người Hán. Tầng lớp quý tộc người Âu Lạc mất quyền lực trở thành những hào trưởng.
+ Nông dân công xã bị phân hoá thành : nông dân công xã (số ít); nông dân lệ thuộc (đa số, do bị mất hết ruộng đất) và nô tì.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 6 Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 6 Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 6 Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa thế kỷ I - giữa thế kỷ VI)
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 6 Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602)
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 6 Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa thế kỷ I - giữa thế kỷ VI) (tiếp)
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 6 Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) (tiếp)
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 6 Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỷ VII - IX
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 6 Bài 24: Nước Cham-pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X