Giải SBT Vật lý 8

Với mong muốn giúp các em học sinh có thêm nhiều kiến thức và tài liệu học tập để học thật tốt Vật lý lớp 8, eLib.vn xin giới thiệu đến thầy cô cùng các em bộ nội dung hướng dẫn giải bài tập SBT Vật Lý 8 gồm 28 bài bám sát nội dung chương trình bao gồm phương pháp giải và gợi ý làm bài cụ thể cho từng bài tập trong sách giáo khoa. Mời các em cùng tham khảo nhé!

1. Phương pháp học tốt môn Vật Lý 8

1.1. Cố gắng nắm chắc lý thuyết ngay tại lớp

Việc tập trung vào bài giảng sẽ giúp các em dễ dàng nắm chắc kiến thức ngay tại lớp, bởi Vật Lý là môn đòi hỏi sự tư duy logic cao, các em không nắm rõ một bài thì rất có thể những bài tiếp theo cũng sẽ không hiểu. Với những bài học có nội dung dài hoặc có mối liên hệ với nhau thì nên tóm tắt bằng sơ đồ hình xương cá nhằm hệ thống, khái quát kiến thức cơ bản.

Chúng ta có hai chương là: Cơ học và Nhiệt học gói gọn trong 28 bài học. Chương trình Vật Lý 8 trang bị cho các em học sinh kiến thức nền tảng kiến thức về phần vi mô (Nhiệt học) và vĩ mô (Cơ học) của thế giới vật chất.

1.2. Trao đổi với bạn bè 

Nếu việc học một mình khiến em cảm thấy chán nản thì hãy học nhóm cùng bạn. Các em nên tạo thành một nhóm khoảng 3-4 bạn để cùng nhau học tập. Các em có thể giúp đỡ bổ sung những phần kiến thức bạn mình còn thiếu hay chưa hiểu. Hãy đặt ra mục tiêu cho mỗi buổi học.

Thực hiện hỏi đáp để kiểm tra kiến thức của mình cũng như của bạn đã đúng chưa.

Học nhóm mang lại một lợi thế là các em sẽ cảm thấy tích cực khi học tập. Hơn nữa các em cũng sẽ học được cách ghi nhớ kiến thức hay từ bạn bè. Tuy nhiên việc học nhóm cấn diễn ra nghiêm túc để mang lại hiệu quả tốt nhất.

1.3. Rèn luyện kỹ năng giải bài tập

Trong Vật Lý, để ghi nhớ được những công thức, những định lý, định nghĩa. Có một cách để không phải ghi nhớ máy móc đó là rèn luyện thật nhiều dạng bài tập, rèn luyện nhiều các dạng bài tập sẽ giúp các em nhớ lâu những công thức.

Làm thật nhiều bài tập là một trong những cách học giỏi môn Vật Lý mà ai cũng có thể áp dụng

Khi làm thật nhiều bài tập, các em sẽ gặp nhiều dạng bài khác nhau, nhiều cách tiếp cận vấn đề khác nhau. Đòi hỏi các em phải tìm tòi, khám phá để tìm lời giải.

Phương pháp học đi đôi với hành không bao giờ là vô nghĩa đối với cách học môn Vật Lý

2. Bí quyết đạt điểm cao môn Vật Lý 8

2.1. Hệ thống hóa kiến thức khoa học

Hệ thống hóa kiến thức là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình học tập với tất cả môn học và đặc biệt với môn Vật Lý

Như đã nói ở phần trên, kiến thức Vật Lý rất rộng, bao gồm các hiện tượng, các quá trình, các sự vật hiện hữu trong đời sống đều có bản chất Vật Lý. Nếu học sinh không có cách khái quát kiến thức thì không thể nào học tốt được bộ môn này.

Theo kinh nghiệm thì muốn nhớ lâu học tốt Vật Lý thì học sinh có thể dùng sơ đồ hình xương cá để khái quát những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Những ý chính, trọng tâm sẽ được vạch ra giúp học sinh dễ dàng nhớ lại kiến thức.

Trong lúc làm bài thi học sinh chỉ cần nhớ sơ đồ này rồi triển khai theo các ý chính một cách mạch lạc thì chắc chắn kết quả sẽ rất cao.

2.2. Rèn luyện kỹ năng tính toán

Là môn học thuộc ngành tự nhiên nên đặc thù của môn Vật Lý là bạn phải tính toán khá nhiều. Do đó hãy nắm thật chắc các công thức tính toán cơ bản như:

+ Công thức tính quãng đường trong chuyển động thẳng

+ Công thức tính vận tốc của một vật đang chuyển động

+ Công thức tính áp lực tác dụng lên vật hay áp suất chất lỏng tác dụng lên thành bình chứa nó

+ Các công thức về công cơ học, công suất hay năng lượng

+ Công thức tính nhiệt lượng cũng như phương trình cân bằng nhiệt của các chất

2.3. Rèn luyện kỹ năng giải thích các hiện tượng trong cuộc sống

Như đã nói, Vật Lý gắn liền với thực tế cuộc sống. Chính vì thế, kết quả của quá trình học này, các em học sinh cần phải vận dụng kiến thức đã học của mình để giải thích các hiện tượng như sự truyền nhiệt của các chất, quá trình đối lưu hay bức xạ nhiệt của chất. Một vài ví dụ cụ thể có thể kể đến như giải thích được lí do vì sao vào mùa đông thì nhà mái tôn lạnh hơn nhà lợp mái lá, còn về mùa hè thì nhà mái tôn lại nóng hơn nhà lợp mái lá; giải thích được lí do tại sao nước lại kêu ùng ục khi sôi; vì sao người ta hay dùng ấm gằng gốm, sứ hoặc lót bông xung quanh để giữ ấm nước; ... rất nhiều và rất nhiều hiện tượng trong đời sống dựa trên cơ sở Vật Lý.

Khi liên hệ được kiến thức sách vở vào đời sống thực tế, nghĩa là các em đã và đang đi trên con đường chạm tới tri thức Vật Lý học.

2.4. Tham khảo thêm tài liệu

Để có thể học tốt nhất, ngoài kiến thức trong sách giáo khoa các em có thể tham khảo thêm các sách khác hoặc các nguồn thông tin trên internet. Xem thêm nhiều tư liệu sẽ giúp các em mở rộng kiến thức và cung cấp cho các em nhiều thông tin bổ ích, củng cố cho nội dung bài học.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM