2. Một số phương pháp học tập hợp lí
2.1. Nội dung bài tập SGK Sinh học 6
Nội dung chương trình bài tập SGK Sinh học 6 bám sát nội dung chương trình SGK Sinh học 6. Gồm 12 chương với 53 bài. Khái quát nội dung Sinh học giới Thực vật với tất cả các ngành thực vật được xếp theo thứ tự từ thấp đến cao, các kiến thức về môi trường sống, tập tính của từng ngành thực vật,...
2.2. Các dạng bài tập chính trong chương trình SGK Sinh học 6
Sinh học 6 là Sinh học về giới Thực vật, bài tập xung quanh các dạng sau:
- Trình bày cấu tạo, đặc điểm, vai trò của từng lớp, ngành thực vật
- Mối liên hệ giữa cấu tạo cơ thể để giúp thực vật thích nghi với môi trường sống
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế về thực vật
2.3. Chuẩn bị bài ở nhà
Công tác chuẩn bị bài ở nhà là việc cần thiết cho tất cả các môn học và môn này cũng không ngoại lệ. Các bạn hãy chuẩn bị bài ở nhà bằng cách đọc bài mới trong sách giáo khoa (đọc cả kênh hình lẫn kênh chữ), khi đọc thì cầm bút để gạch chân những ý chính của bài và tập đưa ra những câu hỏi để trả lời cho những từ vừa gạch chân.
Tiếp theo là đọc những câu hỏi in nghiêng trong bài và cố gắng trả lời nó, nếu không thể trả lời được hãy đánh dấu để lên lớp nghe giáo viên thảo luận vấn đề từ đó tìm ra đáp án. Nếu các bạn có công tác chuẩn bị bài ở nhà tốt thì khi sẽ dễ dàng tiếp thu nội dung bài học ở trên lớp.
2.4. Học có hệ thống
Đây là một phương pháp các bạn cần lưu ý trong các phương pháp học tốt môn Sinh lớp 6 hiệu quả. Khi học bài với những bài học mà có nội dung dài hoặc có mối liên hệ với nhau thì nên tóm tắt nó bằng sơ đồ tư duy (sơ đồ cây) để có thể dễ nhớ và ôn tập hơn. Các bài học sau sẽ có một số kiến thức liên quan đến bài học trước (những bài học trước là nên tảng kiến thức để hiểu sâu hơn phần bài học sau). Vì vậy, bạn cần học bài để khi bài mới có phần liên quan đến kiến thức đã học thì có thể nhanh chóng liên hệ lại bài cũ góp phần hiểu và khắc sâu kiến thức, tránh nhầm lẫn các đơn vị kiến thức.
2.5. Hỏi thầy cô, bạn bè khi chưa hiểu
Trong quá trình học, chắc chắn sẽ có chỗ mà chúng ta khó có thể nắm được kiến thức vì khó. Nếu không được giải thích cặn kẽ thì chúng ta sẽ không hiểu và nó sẽ ảnh hưởng kết quả học tập bởi các nội dung kiến thức bài trước thường có liên quan đến bài học sau.
Một trong những phương pháp để các em học sinh học tốt Sinh học chính là không ngại hỏi. Trên lớp khi thắc mắc có thể hỏi thầy cô, thầy cô sẽ sẵn sàng giải đáp, qua đó ta hiều sâu và nhớ kiến thức lâu hơn
2.6. Thường xuyên phát biểu xây dựng bài
Trên lớp mà chỉ ngồi chú ý nghe giảng thôi thì chưa đủ, các bạn phải suy nghĩ về các vấn đề, các câu hỏi mà thầy cô đưa ra và nói ra suy nghĩ của mình về vấn đề, câu hỏi đó. Một trong những phương pháp để giúp học sinh dễ nhớ nhất là “sơ đồ hóa” hệ thống và khái quát kiến thức cơ bản. Và muốn làm được điều này thì bản thân các bạn phải học tập nghiêm túc, nghiên cứu sách giáo khoa, phát biểu đóng góp xây dựng bài với giáo viên giảng trên lớp.
Phát biểu bài trên lớp giúp các em hiểu sâu hơn kiến thức môn Sinh học
2.7. Lập kế hoạch cho việc học
Thêm một điều nữa cũng cực kỳ quan trọng đó là hãy cùng bố, mẹ lập kế hoạch học tập để sau này các em có thể tự lập kế hoạch cho bản thân mình được. Kế hoạch có thể theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng và trong đó sẽ có những mốc thời gian, những công việc cần phải làm và hoàn thành. Rèn luyện việc sử dụng kế hoạch về lâu về dài sẽ giúp các em rèn luyện sống có kế hoạch và nhớ được các công việc phải làm mà không sợ bỏ quên cái nào.