Giải bài tập SGK Sinh học 6 Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá
173 lượt xem
Nhằm giúp các em củng cố các kiến thức về cấu tạo ngoài của lá. Bam biên tập eLib xin giới thiệu tài liệu giải bài tập SGK về đặc điểm bên ngoài của lá. Mời các em cùng tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 64 SGK Sinh học 6
Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng?
Phương pháp giải
- Xem lại Đặc điểm bên ngoài của lá
- Lá gồm có phiến và cuống, trên phiến có nhiều gai. Phiến lá màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá, giúp hứng được nhiều ánh sáng. Có ba kiểu gân lá hình mạng, song song và hình cung.
- Có hai nhóm lá chính: lá đơn và lá kép.
- Lá xếp trên cây theo ba kiểu: mọc cách, mọc đối, mọc vòng. Lá trên các mấu thân xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
Hướng dẫn giải
- Đặc điểm bên ngoài của lá:
- Phiến lá: mỏng, có màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá để hứng được nhiều ánh sáng.
- Gân lá: trải rộng khắp mặt lá để nâng đỡ phiến lá và vận chuyển các chất.
- Cuống lá: đính lá vào thân, cành cây để lá được nâng lên và nhận được ánh sáng.
- Cách sắp xếp lá trên cây:
- Kiểu sắp xếp: mọc cách, mọc đối, mọc vòng. Lá trên các mấu thân xếp so le nhau.
- Mục đích: nhận được nhiều ánh sáng từ các hướng khác nhau.
2. Giải bài 2 trang 64 SGK Sinh học 6
Hãy cho ví dụ về ba kiểu xếp lá trên cây?
Phương pháp giải
- Xem lại Đặc điểm bên ngoài của lá
- Lá gồm có phiến và cuống, trên phiến có nhiều gai. Phiến lá màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá, giúp hứng được nhiều ánh sáng. Có ba kiểu gân lá hình mạng, song song và hình cung.
- Có hai nhóm lá chính: lá đơn và lá kép.
- Lá xếp trên cây theo ba kiểu: mọc cách, mọc đối, mọc vòng. Lá trên các mấu thân xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
Hướng dẫn giải
- Lá mọc cách: các lá mọc so le nhau trên cành . Ví dụ: lá cây dâu, lá cây dâm bụt, lá cây phèn đen, lá cây rau ngót, lá cây rau đay, lá cây mùng tơi...
- Lá mọc đối: từng đôi lá đối xứng nhau trên cành. Ví dụ: lá dừa cạn, lá húng quế, lá húng chanh, lá ổi, lá mẫu đơn.
- Lá mọc vòng: lá mọc thành vòng xung quanh thân hoặc cành. Ví dụ: lá cây dây huỳnh, lá trúc đào, lá thất diệp, cây hoa sữa, cây tùng la hán, ...
3. Giải bài 3 trang 64 SGK Sinh học 6
Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng?
Phương pháp giải
- Xem lại Đặc điểm bên ngoài của lá
- Lá gồm có phiến và cuống, trên phiến có nhiều gai. Phiến lá màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá, giúp hứng được nhiều ánh sáng. Có ba kiểu gân lá hình mạng, song song và hình cung.
- Có hai nhóm lá chính: lá đơn và lá kép.
- Lá xếp trên cây theo ba kiểu: mọc cách, mọc đối, mọc vòng. Lá trên các mấu thân xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
Hướng dẫn giải
- Đặc điểm chứng tỏ lá rất đa dạng:
- Màu sắc lá: lá đỏ, lá xanh…
- Kiểu sắp xếp lá trên thân: mọc cách, mọc vòng, mọc đối
- Kiểu gân lá: hình mạng, hình cung, song song.
- Hình dạng: hình trứng, hình chân vịt, hình tim, hình lưỡi mác… kích thước của phiến lá rất khác nhau.
- Loại lá: lá đơn và lá kép.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 6 Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 6 Bài 21: Quang hợp
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 6 Bài 22: Ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài đến quang hợp, ý nghĩa quá trình
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 6 Bài 23: Cây hô hấp không?
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 6 Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu?
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 6 Bài 25: Biến dạng của lá